Bài giảng Âm nhạc Lớp 8 - Tiết 14: Ôn tập bài hát "Hò ba lí". Ôn tập Tập đọc nhạc TĐN số 4. Âm nhạc thường thức "Một số nhạc cụ dân tộc" - Thạch Tấn Dũng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Âm nhạc Lớp 8 - Tiết 14: Ôn tập bài hát "Hò ba lí". Ôn tập Tập đọc nhạc TĐN số 4. Âm nhạc thường thức "Một số nhạc cụ dân tộc" - Thạch Tấn Dũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_am_nhac_lop_8_tiet_14_on_tap_bai_hat_ho_ba_li_on_t.ppt
Nội dung text: Bài giảng Âm nhạc Lớp 8 - Tiết 14: Ôn tập bài hát "Hò ba lí". Ôn tập Tập đọc nhạc TĐN số 4. Âm nhạc thường thức "Một số nhạc cụ dân tộc" - Thạch Tấn Dũng
- KIỂM TRA BÀI CŨ Câu 1: Bài hát “Hò ba lí” là dân ca vùng nào dưới đây: (a) Dân ca Quan họ Bắc Ninh (b) Thanh Hóa (c) Quảng Nam
- Đáp án:
- Câu 2: BÀI “ HÒ BA LÍ” ĐƯỢC XÂY DỰNG TỪ CÂU CA DAO NÀO?
- Câu 3: Hãy đọc nhạc và ghép lời Bài TĐN số 4 “Chim hót đầu xuân”
- Tiết 14 • Ôn tập bài hát: Hò ba lí • Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 4 • Âm nhạc thường thức: Một số nhạc cụ dân tộc
- v v v v v v v v v v v
- ▪ Xướng: Ba lí tang tình mà nghe ta hò ▪ Xô: ba lí tình tang, ba lí tình tang. ▪ Xướng: Trèo lên trên rẫy khoai lang. ▪ Xô: Ba lí tang tình mà nghe ta hò, ba lí tình tang, ba lí tình tang. ▪ Xướng: Chẻ tre mà đan sịa. ▪ Xô: Là hố. ▪ Xướng: Cho nàng phơi khoai ▪ Xô: Khoan hố khoan là hố hò khoan.
- Dân ca Quảng Nam Trường em hai tiếng thân thương. Thầy cô mà dạy tốt học trò chăm ngoan,
- Tiết 14 • Ôn tập bài hát: Hò ba lí • Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 4 • Âm nhạc thường thức: Một số nhạc cụ dân tộc
- Bài TĐN số 4 được viết ở giọng gì? Giọng đô trưởng
- ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC Em hãy kể tên một số nhạc cụ dân tộc mà em biết? 4 2 5 1 6 3
- CỒNG CHIÊNG
- •Em hãy mô tả về đặc điểm, hình dáng và chất liệu của Cồng chiêng? - Đặc điểm: Cồng chiêng là nhạc cụ dân tộc thuộc bộ gõ. - Chất liệu: được làm bằng đồng thau. CHIÊNG CỒNG - Hình dáng: Cồng chiêng có hình tròn như chiếc nón quai thao, đường kính 20cm (loại CỒNG - CHIÊNG nhỏ) cho đến 60cm (loại to), ở giữa có núm hoặc không có Cồng, chiêng Tây Nguyên: Cồng có núm, núm. Chiêng không có núm.
- MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CỒNG CHIÊNG VIỆT NAM CỒNG CHIÊNG LỄ HỘI MƯỜNG CỒNG CHIÊNG LỄ HỘI TÂY NGUYÊN
- Video clip biểu diễn cồng chiêng
- CỒNG CHIÊNG 1. Em hãy cho biết người ta đánh cồng chiêng bằng gì? - Người ta dùng dùi gỗ có quấn vải mềm ( hoặc dùng tay) để đánh cồng, chiêng. 2. Em cảm nhận thế nào về âm thanh của cồng, chiêng? - Âm thanh của cồng, chiêng vang như tiếng sấm rền, cồng, chiêng càng to tiếng càng trầm, càng nhỏ tiếng càng cao.
- CỒNG - CHIÊNG Lúc đầu cồng, chiêng chỉ dùng để tế lễ thần linh, sau này mới được dùng trong các lễ hội dân gian. Cồng, chiêng được Unesco công nhận di sản văn hóa phi vật thể năm 2005. HỘI XUÂN SẮC BÙA MƯỜNG NGÀY HỘI MỪNG RƯỢU DÂN TỘC K’HO NGÀY HỘI ĐƯỢC MÙA PAKO
- ĐÀN T’RƯNG
- Các Em hãy chọn đáp án đúng nhất? ĐÀN T’RƯNG 1. Đàn T’rưng được làm bằng chất liệu gì? a) Làm bằng ống tre, nứa một đầu bịt kín, một đầu vót nhọn. b) Làm bằng thanh tre, nứa. 2. Em hãy cho biết người ta đánh đàn T’rưng bằng cách nào? a) Dùng dùi gõ vào các ống để tạo thành âm thanh. b) Dùng hơi thổi để tạo thành âm thanh. 3. Đàn T’rưng có nhiều ở vùng nào? a) Đàn T’rưng có nhiều ở Tây Nguyên. b) Đàn T’rưng có nhiều ở miền núi phía Bắc.
- ĐÀN T’RƯNG - Các em cảm nhận thế nào về âm thanh của đàn T’rưng? Nghe tiếng đàn T’rưng ta có cảm giác như tiếng suối róc rách, tiếng thác đổ, tiếng xào xạc của rừng tre, nứa. - Đàn T’rưng thường được diễn tấu ở đâu, vào dịp nào? Đàn T’rưng có thể độc tấu Đàn t’rưng thường được diễn tấu ở hoặc hòa tấu cùng các nhạc cụ trong nhà Rông hoặc ngoài trời vào khác. dịp lễ hội truyền thống, các buổi sinh hoạt văn hóa cộng đồng của các dân tộc Ba Na, Ê Đê, Gia Rai, .
- ĐÀN ĐÁ Em hãy cho biết đàn đá có lâu chưa và được cấu tạo như thế nào? - Đàn đá là nhạc cụ cổ nhất Việt Nam - Đàn đá được làm bằng thanh đá có kích thước dài ngắn, dày, mỏng khác nhau. Thanh đá dài, to, dày thì tiếng trầm. Thanh đá ngắn, nhỏ, mỏng thì tiếng thanh.
- VIDEO CLIP ĐỘC TẤU ĐÀN ĐÁ
- ĐÀN ĐÁ - Em hãy nêu cảm nhận khi nghe âm thanh của đàn đá? - Ở âm vực cao, tiếng đàn đá thanh thót, xa xăm. - Ở âm vực trầm, đàn đá vang như tiếng dội của vách đá.
- Đàn đá đã được giới thiệu trong nước và ngoài nước.
- Các em hãy nghe tiếng nhạc cụ và đoán xem tiếng nhạc cụ gì, tướng ứng với bức tranh số mấy? 1 2 5 3 4
- BÀI HỌC GIÁO DỤC - Qua phần giới thiệu và tìm hiểu về nhạc cụ độc đáo của dân tộc, nhiệm vụ của các em phải làm gì? - Học sinh chúng ta phải biết trân trọng, giữ gìn và phát huy, giới thiệu cho bạn bè trong và ngoài nước, người dân biết về nhạc cụ dân tộc Việt Nam, những di sản văn hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc mà cha ông ta đã để laị.
- DẶN DÒ Về nhà: 1. Các em học thuộc bài hát 2. Đọc lại bài Tập đọc nhạc số 4 “Chim hót đầu xuân” 3. Đọc bài đọc thêm: Hát ru 4. Các em có thể tìm hiểu thêm về tranh, ảnh, tài liệu nhạc cụ của dân tộc Việt Nam. 5. Các em xem trước nội dung tiết 15