Bài giảng Giáo dục công dân 6 - Bài 13: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân 6 - Bài 13: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_giao_duc_cong_dan_6_bai_13_cong_dan_nuoc_cong_hoa.ppt
Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân 6 - Bài 13: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Ấn Độ Hàn Quốc Nhật Bản Việt Nam
- Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam I. Tình huống: II. Nội dung bài học Dựa vào đâu để xác 1. Khái niệm định công dân của một nước.? - Công dân là người dân của một nước. - Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước.
- Giấy tờ chứng minh Giấy khai sinh Căn cước công dân
- Tình huống Trong lần tham dự trại hè quốc tế ở Liên Bang Nga, Nam và các bạn gặp một bạn gái cao, to, da trắng, mắt nâu, mái tóc đen rất đẹp. Cô bé nói tiếng Việt rất tốt. Nam và các bạn xúm lại làm quen, hỏi chuyện: -“Bạn tên gì? Bạn là người nước nào? Bạn học ở đâu mà tốt thế?”. Cô bé mỉm cười trả lời: -Tớ là A-li-a. Tớ là công dân Việt Nam đấy, vì tớ là người Việt Nam mà. Bạn A-li-a nói như vậy là đúng vì theo luật quốc tịch Việt Nam, căn cứ xác định người có quốc tịch Việt Nam thì trẻ em sinh ra có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là công dân Việt Nam.
- Căn cứ để xác định công dân Việt Nam 1. Cha, mẹ là công dân Việt Nam, được sinh ra ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài. 2. Cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai, được sinh ra ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài. 3. Cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là công dân nước ngoài, nếu cha mẹ có sự thỏa thuận bằng văn bản về việc chọn quốc tịch Việt Nam vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. 4. Cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài, được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con.
- Căn cứ để xác định công dân Việt Nam 5. Được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam. 6. Được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai. 7. Người được nhập quốc tịch Việt Nam. 8. Người được trở lại quốc tịch Việt Nam. 9. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi và trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai. 10. Trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. 11. Trẻ em là người nước ngoài được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi thì có quốc tịch Việt Nam, kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam công nhận việc nuôi con nuôi. 12. Người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào trẻ em là công dân Việt Nam? Trẻ em khi sinh ra có cả bố và mẹ là công dân Việt Nam Trẻ em sinh ra có bố là công dân Việt Nam, mẹ là công dân nước ngoài. Trẻ em khi sinh ra có mẹ là công dân Việt Nam, bố là công dân nước ngoài. Trẻ em bị bỏ rơi ở Việt Nam, không rõ bố mẹ là ai. Theo luật quốc tịch Việt Nam, thì tất cả các trường hợp trên trẻ em đều trở thành công dân Việt Nam
- -Đặng Văn Lâm - Đoàn Văn Hậu - Đỗ Melo
- Điều kiện để người nước ngoài nhập quốc tịch Việt Nam 1. Điều kiện cơ bản Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây: a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam; b) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam; c) Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam. Điều này được đánh giá trên cơ sở khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt của người xin nhập quốc tịch Việt Nam với công dân Việt Nam trong cuộc sống, phù hợp với môi trường sống và làm việc của người đó; d) Đang thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam và được cơ quan công an có thẩm quyền của Việt Nam cấp thẻ thường trú. Thời gian thường trú tại Việt Nam được tính từ ngày người xin nhập quốc tịch Việt Nam được cấp thẻ thường trú; đ) Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam. Khả năng này được chứng minh bằng tài sản, nguồn thu nhập hợp pháp của người xin nhập quốc tịch Việt Nam hoặc sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam.
- Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện (c), (d), (đ) nêu trên, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây: + Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; + Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; + Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- 2. Mối quan hệ giữa công dân với nhà nước - Công dân Việt Nam có quyền và nghĩa vụ với nhà nước CHXHCN Việt Nam - Nhà nước CHXHCN Việt Nam bảo vệ và bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân theo quy định của pháp luật
- Câu 2: Trường hợp nào là công dân nước CHXHCN Việt Nam ? A. Trẻ em mồ côi cha mẹ. B. Mẹ là người Việt Nam, bố là người nước ngoài. C. Mẹ là người nước ngoài, bố là người Việt Nam. D. Cả A, B, C.
- Câu 3: Để phân biệt người Việt Nam và người nước ngoài ta căn cứ vào đâu? A. Luật Quốc tịch Việt Nam. B. Luật hôn nhân và gia đình. C. Luật đất đai. D. Luật trẻ em.
- Câu 1 Bố mẹ tôi sang Nhật sống đã lâu. Tôi được sinh ra tại Nhật.Vậy bố mẹ tôi và tôi có phải là công dân Việt Nam không?Vì sao? Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Vẫn giữ quốc tịch Việt Nam thì là công dân Việt Nam - Bỏ quốc tịch Việt Nam thì gọi là người gốc Việt.
- Câu 2 Có ý kiến cho rằng những người phạm tội không còn là công dân nữa. Bạn có đồng ý không? tại sao? -Không - Vì người phạm tội vẫn là công dân Việt Nam nhưng có thể bị hạn chế hoặc tước bỏ một số quyền công dân.
- Câu 3 Tôi là công dân Việt Nam. Hiện nay gia đình tôi đang sống ở Mỹ. Tôi muốn nhập quốc tịch Mỹ vì ở đây được mang nhiều quốc tịch. Tôi mang quốc tịch Việt Nam và Mỹ được không?Vì sao? -Không - Vì Việt Nam thực hiện nguyên tắc một quốc tịch.
- Bài tập về nhà - Hoàn thành bài tập a. - Sưu tầm các tấm gương dành được kết quả cao trong các lĩnh vực: Học tập, thể thao, kinh doanh, tình nguyện