Bài giảng Giáo dục công dân 8 - Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

pptx 34 trang phanha23b 2890
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân 8 - Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_8_bai_15_phong_ngua_tai_nan.pptx

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân 8 - Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

  1. AI NHANH NHƠN Hãy liệt kê những chất, những loại gây ảnh hưởng xấu đến con người và đời sống?
  2. 1. Các loại vũ khí Súng Đạn Lựu đạn Quả bom nặngLưỡi 230lê kg
  3. 1. Các loại chất nổ, chất cháy
  4. 1. Các loại chất nổ, chất cháy
  5. 1. Các loại chất độc hại
  6. 1. Các loại vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc hại: 1 1. Bom mìn, đạn, pháo; 2. Lương thực thực phẩm; Các chất và 3 3. Thuốc nổ; loại nào sau 4 4. Xăng dầu; đây có thể gây tai nạn 5 5. Súng săn; nguy hiểm cho người? 6 6. Súng các loại; 7 7. Thuốc diệt chuột, thuốc trừ sâu; 8 8. Các chất phóng xạ; 9 9. Chất độc màu da cam; 10. Kim loại thường; 11 11. Thủy ngân.
  7. Thông tin, số liệu - Trong những ngày tết Đinh Dậu đã có 130 trường hợp tai nạn nổ do đốt pháo, có 390 trường hợp ngộ độc rượu - Trung bình mỗi 1km2 trên lãnh thổ Việt Nam phải hứng chịu 46 tấn bom, đạn. Trung bình một ngày vẫn có 3 người chết và 4 người bị thương do bom, mìn sau chiến tranh. - Tính chung năm 2016, cả nước xảy ra 3.256 vụ cháy, nổ làm 135 người chết và 278 người bị thương, thiệt hại ước tính 1.474 tỷ đồng. - Gần 1.400 người bị ngộ độc thực phẩm chỉ trong 4 tháng đầu năm năm 2015
  8. 1. Tình hình cháy (số liệu tính từ ngày 16/8/2015 đến 15/9/2015) Trong tháng 9, trên cả nước xảy ra 235 vụ cháy cơ sở, nhà dân và phương tiện giao thông cơ giới; xảy ra 24 vụ cháy rừng. Thiệt hại: Về người: 02 người chết, 09 người bị thương; Về tài sản: khoảng 360,504 tỷ đồng và 39 ha rừng. Xảy ra 03 vụ cháy đáng chú ý, cụ thể: + Vụ thứ nhất: Hồi 00 giờ 15 phút, ngày 20/8/2015 xảy cháy kho thành phẩm, nguyên liệu thuốc lá của Công ty cổ phần Ngân Sơn thuộc Tổng công ty thuốc lá Việt Nam tại Khu công nghiệp Tiên Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Vụ cháy đã thiêu hủy 8.200m2 nhà kho; thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 317 tỷ đồng. Nguyên nhân vụ cháy đang được cơ quan điều tra làm rõ. + Vụ thứ 2: Hồi 03 giờ 20 phút, ngày 23/8/2015, xảy ra cháy tại xưởng gia công chế biến gỗ của công ty cổ phần Poh Huat Việt Nam tại đường số 26, Khu công nghiệp Sóng Thần 2, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Vụ cháy đã thiêu hủy hoàn toàn 6.000m2 nhà xưởng; thiệt hại về tài sản khoảng 1,5 tỷ đồng; không có thiệt hại về người. Nguyên nhân vụ cháy đang được các cơ quan điều tra làm rõ. + Vụ thứ 3: Hồi 06 giờ 40 phút, ngày 01/9/2015, xảy ra cháy xưởng sản xuất chỉ sợi của công ty Ming Shyang tại Khu công nghiệp Vĩnh Lộc, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh. Vụ cháy đã thiêu hủy 3.000m2 nhà xưởng cùng máy móc và hàng hóa nguyên liệu, thành phẩm bên trong 2. Tình hình nổ: Xảy ra 02 vụ, làm chết 01 người, bị thương 04 người, thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 308 triệu đồng. So với tháng 8/2015: Số vụ cháy cơ sở, nhà dân và phương tiện giao thông cơ giới tăng 56 vụ (tăng 31,3%); số người chết tăng 01 người (02/01 người), số người bị thương giảm 82 người (09/91 người) thiệt hại về tài sản tăng 181,504 tỷ đồng. Số vụ cháy rừng tăng 14 vụ (24/10 vụ) thiệt hại do cháy rừng gây ra giảm 02 ha rừng (39/41 ha) So với cùng kỳ tháng 9/2014: Số vụ cháy cơ sở, nhà dân và phương tiện giao thông cơ giới tăng 77 vụ (tăng 48,7%); thiệt hại về người: số người chết giảm 08 người (02/10 người) bị thương tăng 02 người (09/07 người); thiệt hại về tài sản tăng 327,332 tỷ đồng.
  9. Thảo luận nhóm Câu 1 : Em có suy nghĩ gì khi đọc thông tin trên? Câu 2 : Tai nạn do vũ khí, cháy nổ, các chất độc hại xảy ra do nguyên nhân nào, đã để lại hậu quả như thế nào đối với con người và đời sống?
  10. Hồ Văn Lâm (Quảng Bình) bị cụt 2 Tai nạn thương tâm do bom mìn chân, 1 tay và mù một mắt do bom mìn
  11. Cháy lớn tại nhà máy sản xuất nến Hải Phòng
  12. Cháy lớn tại công ty Ôtô Trường Hải – Quảng Nam
  13. Tai nạn do cháy
  14. Nạn nhân chất độc màu da cam
  15. Làm mứt Cá ướp phân Ure cho tươi lâu hơn Thức ăn đã bị mốc trắng Lòng - Tiết canh
  16. Học sinh trường tiểu học TP Công nhân bị ngộ độc thực phẩm Hồ Chí Minh bị ngộ độc
  17. Bài tập 1: Lựa chọn phương án trả lời phù hợp cho bài tập sau ? Không Hành vi Nên làm nên làm 1. Dùng súng để đùa nghịch, cưa cắt bom mìn. X 2. Không đi vào khu vực cấm. X 3. Tự ý vận chuyển các loại thuốc nổ. X 4. Tố cáo hành vi buôn bán vũ khí trái phép. X 5. Phun thuốc sâu bừa bãi vào các loại rau quả. X 6. Buôn bán xăng dầu, ga không đảm bảo chất lượng. X
  18. BÀI TẬP 2: Xử lí tình huống Nhóm 1: Em sẽ làm gì khi bạn bè và các em nhỏ, chơi nghịch các vật lạ, các chất nguy hiểm, cưa, đục đầu đạn pháo để lấy thuốc nổ ? Nhóm 2: Em sẽ làm gì khi có người định sử dụng chất tăng trưởng, chất bảo vệ thực vật vượt mức cho phép?
  19. Tài liệu tham khảo - Bộ luật hình sự 1999-2012 Điều 233: Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ. - Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm: a) Có tổ chức; b) Vật phạm pháp có số lượng lớn; c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới; d) Gây hậu quả nghiêm trọng; đ) Tái phạm nguy hiểm. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
  20. Điều 239: Tội vi phạm qui định về quản lí chất cháy, chất độc. 1. Người nào vi phạm qui định về quản lí việc sản xuất, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển hoặc mua bán chất cháy, chất độc gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. 2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm. 3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
  21. Điều 244: Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. 1. Người nào chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người tiêu dùng, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm. 3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
  22. Hướng dẫn tự học a.Bài vừa học -Học thuộc nội dung bài học. -Làm các bài tập SGK. b. Bài sắp học - Chuẩn bị bài 16 : Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác . - Đọc và trả lời câu hỏi gợi ý SGK - Thế nào quyền sở hữu tài sản của công dân và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác. - Trách nhiệm của Nhà nước và nghĩa vụ của công dân .