Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 4, Tiết 12: Sống tự lập - Nguyễn Thị Vĩnh

pptx 19 trang phanha23b 19/03/2022 5400
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 4, Tiết 12: Sống tự lập - Nguyễn Thị Vĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_6_bai_4_tiet_12_song_tu_lap.pptx

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 4, Tiết 12: Sống tự lập - Nguyễn Thị Vĩnh

  1. * TRÒ CHƠI: “ Em tập làm phóng viên” (Thời gian 3’) Cách chơi: + 1 HS sẽ sắm vai là phóng viên và đi phỏng vấn các bạn trong lớp. “Phóng viên” có thể phỏng vấn bất cứ bạn nào với các câu hỏi sau: ? Trong cuộc sống hằng ngày, bạn tự làm lấy những việc gì? Cảm xúc của bạn như thế nào khi tự mình làm được những việc đó mà không phải trông cậy, phụ thuộc vào người khác? ? Những việc bạn thường không tự làm được mà phải nhờ bạn bè, người thân làm hộ là gì? Vì sao bạn không tự làm được những việc đó?
  2. HAI BÀN TAY Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ còn rất trẻ, mang tên Nguyễn Tất Thành. Lúc đó, anh Thành có một người bạn thân tên là Lê. Một lần cùng nhau đi chơi phố, đột nhiên Thành nhìn thẳng vào mắt bạn, hỏi: - Anh Lê, anh có yêu nước không? Câu hỏi đột ngột khiến anh bạn ngạc nhiên, lúng túng trong giây lát rồi trả lời: - Tất nhiên là có chứ. - Anh có thể giữ bí mật không? - Có. - Tôi muốn đi ra ngoài xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng nếu đi một mình thật ra cũng có điều mạo hiểm như khi đau ốm Anh muốn đi với tôi không? - Nhưng bạn ơi, chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi? - Đây tiền đây! - Anh Thành vừa nói vừa giơ hai bàn tay - Chúng ta sẽ làm việc. Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Thế anh cùng đi với tôi chứ? Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của bạn, anh Lê đồng ý. Nhưng sau khi suy nghĩ, Lê cảm thấy phiêu lưu, không đủ can đảm giữ lời hứa. Vài ngày sau, Lê mới biết bạn mình - Nguyễn Tất Thành đã rời Sài Gòn ra đi tìm đường cứu nước. ( Theo Bác Hồ kính yêu, NXB Kim Đồng. H. 1980)
  3. THẢO LUẬN NHÓM: ( 2 PHÚT) ? Việc Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước chỉ với hai bàn tay trắng giúp em hiểu gì về con người Bác?
  4. 2. Biểu hiện của người có tính tự lập: - Tự tin - Có bản lĩnh - Kiên trì - Dám đương đầu với khó khăn, thử thách - Có ý chí vươn lên trong học tập và trong cuộc sống
  5. Trò chơi tiếp sức: ( Luật chơi: Trong vòng 2 phút các đội sẽ lên bảng viết các việc làm phù hợp với câu hỏi của đội mình, mỗi bạn chỉ được viết một việc làm, viết xong nhanh chân về chỗ cho bạn mình lên tiếp) Đội 1: Tìm những việc làm thể hiện tính tự lập trong học tập? Đội 2: Tìm những việc làm thể hiện tính tự lập trong lao động, trong cuộc sống? * Lưu ý: Bạn viết xong trước, trên đường về chỗ phải bắt tay và trao phấn cho bạn lên viết tiếp.
  6. Tình huống: Bạn An là học sinh khá tốt của lớp, bạn thường chủ động, tự lực trong học tập. Một hôm chuẩn bị cho hội trại, cô giáo giao cho An làm một mô hình nhà sàn Bác Hồ. An bắt tay vào làm nhưng không sắp xếp đủ thời gian và phương tiện nên loay hoay mãi chưa xong. Bố của An có ngỏ lời hướng dẫn hỗ trợ để An nhanh hoàn thành nhiệm vụ cô giáo giao cho nhưng An bảo không cần thiết, tự mình làm được. Đến khi Hội trại diễn ra An vẫn chưa làm xong mô hình. Qua tình huống trên em rút ra bài học gì?
  7. BÀI TẬP: Em tán thành hay không tán thành với các ý kiến sau? Vì sao? a. Chỉ con nhà nghèo mới cần tự lập; b. Không thể thành công nếu chỉ dựa trên sự nỗ lực phấn đấu của bản thân c. Những thành công chỉ do nhờ vào sự nâng đỡ, bao che của người khác thì không thể bền vững d. Tự lập trong cuộc sống không phải là điều dễ dàng. đ. Những người có tính tự lập thường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống, mặc dù phải trải qua nhiều gian khổ, khó khăn. e. Tự lập không có nghĩa là không được tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ chính đáng của những người tin cậy khi khó khăn
  8. Hướng dẫn về nhà: • Bài cũ: - Nhớ được thế nào là sống tự lập. Biểu hiện của sống tự lập. • Bài mới: - Về nhà tìm hiểu hai mục của phần ý nghĩa của sống tự lập. - Tìm hiểu cách rèn luyện tính tự lập.
  9. Câu 1: Vì sao Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước dù chỉ với hai bàn tay trắng? Vì: - Bác có sẵn lòng yêu nước. - Bác có lòng quyết tâm hăng hái của tuổi trẻ, tin vào chính mình, sức lực của mình có thể nuôi sống mình bằng hai bàn tay lao động để tìm đường cứu nước. Câu 2: Em có nhận xét gì về suy nghĩ, hành động của anh Lê? - Anh Lê là người yêu nước. - Nhưng anh không đủ can đảm, tự tin ra đi cùng Bác. Câu 3: Qua câu chuyện trên em học tập được điều gì ở Bác? ▪ Không trông chờ, dựa dẫm người khác ▪ Phải quyết tâm không ngại khó khăn. ▪ Có ý chí, nghị lực vươn lên và tự lập trong cuộc sống.
  10. Biểu hiện tự lập trong học tập Biểu hiện tự lập trong lao động và sinh hoạt hàng ngày - Tự làm bài tập, sưu tầm các - Tự trực nhật lớp bài nâng cao tự học và tự làm - Hoàn thành nhiệm vụ - Học thuộc bài trước khi đến lao động do tổ, trưởng phân công lớp - Tự nấu cơm ăn để đi học - Tự chuẩn bị đồ dùng học - Tự gấp chăn màn,quét dọn nhà tập của mình cửa, giặt quần áo - Tự soạn bài trước khi đến - Tự đánh răng rửa mặt, vệ sinh cá lớp nhân. - Tự lau nhà, dọn nhà, nấu ăn, - Tự sắp xếp sách vở - Tự rèn chữ - Tự đi học
  11. Quảng Bình: Bi hài chuyện vợ chủ tịch xã được xếp vào hộ nghèo Hàng loạt vợ của các lãnh đạo chủ chốt xã Hoàn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình được ghép vào danh sách hộ nghèo của xã. Sự việc gây bức xúc trong dư luận địa phương suốt thời gian qua. Chiều 23/8, thông tin từ Huyện ủy huyện Bố Trạch, ban Thường vụ Huyện ủy vừa chỉ đạo kiểm điểm nghiêm túc vai trò lãnh đạo của Đảng ủy xã Hoàn Trạch giai đoạn 2011- 2015 và có hình thức kỷ luật đối với nhiều cán bộ, lãnh đạo xã này vì thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý trong công tác điều tra, rà soát hộ nghèo và các chính sách hỗ trợ hộ nghèo trên địa bàn xã. Theo kết luận của Thanh tra huyện Bố Trạch, sau khi đối chiếu xác minh thì đơn vị này đã phát hiện có nhiều đối tượng không thuộc hộ nghèo nhưng được ghép vào danh sách các hộ nghèo giai đoạn 2011 – 2015. Cụ thể, vào năm 2011, trong 463 khẩu UBND huyện Bố Trạch phê duyệt có 14 khẩu không thuộc hộ nghèo, nhưng bị ghép vào 11 hộ gia đình nghèo; năm 2012 có 98 khẩu không thuộc hộ nghèo nhưng được ghép vào 46 hộ gia đình nghèo; năm 2013 có 41 khẩu không thuộc hộ nghèo ghép vào 31 hộ gia đình nghèo. Tổng cộng giai đoạn 2011 - 2013, toàn xã Hoàn Trạch có 153 khẩu không nghèo bị "ghép nhầm" vào hộ nghèo để được hưởng các chính sách hộ nghèo từ sự hỗ trợ của Nhà nước. Ngô Thị Huyền