Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 9: Lịch sự, tế nhị

pptx 33 trang phanha23b 5700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 9: Lịch sự, tế nhị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_6_bai_9_lich_su_te_nhi.pptx

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 9: Lịch sự, tế nhị

  1. CHÀO MỪNG CÔ GIÁO VÀ CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BÀI GIÁO DỤC CÔNG DÂN CỦA TỔ 2
  2. BÀI 9: LỊCH SỰ, TẾ NHỊ
  3. 1. Tình huống:
  4. Tình huống SGK/21: Sau tiếng trống “tùng, tùng, tùng”, thầy Hùng chủ nhiệm lớp 6A vào lớp. Cả lớp đứng nghiêm chào thầy. - Thầy chào các em, mời các em ngồi. Sau khi ổn định, thầy Hùng nói tiếp: - Hôm nay nhân ngày 8/3, thầy chúc các em tươi vui, đoan trang học giỏi. . . Chúc cả lớp đoàn kết, rèn luyện tốt, học giỏi để không phụ lòng ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo. Thầy đặt tất cả niềm tin vào các em. Thầy đang nói thì ba, bốn bạn đi học muộn chạy ào vào lớp, có bạn không chào, có bạn lại chào rất to “Em chào thầy ạ”. Trong lúc đó, bạn Tuyết đứng nép ngoài cửa nghe Thầy nói hết câu, mới bước ra trước cửa, đứng nghiêm chào thầy và nói: - Em xin lỗi thầy, em đến muộn. Xin thầy cho em vào lớp ạ.
  5. CÓ CÁC CÁCH GIẢI QUYẾT NHƯ SAU: - Phê bình gắt gao trước lớp. - Nhắc nhở ,phân tích nhẹ nhàng. - Coi như không có chuyện gì. - Không nói gì với học sinh mà phản ánh lại cô giáo chủ nhiệm. - Nhắc nhở các bạn và nêu tấm gương của bạn Tuyết. Đáp án: - Nhắc nhở, phân tích nhẹ nhàng. - Nhắc nhở các bạn và nêu tấm gương của bạn Tuyết.
  6. Không đồng tình Đồng tình - Bạn không chào thầy - Bạn Tuyết đứng là thể hiện sự vô lễ, nghiêm chào thầy, không tôn trọng thầy. xin lỗi thầy và xin - Bạn chào rất to, chen phép thầy vào lớp. ngang vào câu nói của Thể hiện sự biết lỗi, thầy cũng là thiếu lịch kính trọng thầy, có sự, không tôn trọng hiểu biết. thầy. => Là lịch sự.
  7. Tình huống: Nếu bạn đến họp Đội muộn mà người điều khiển buổi sinh hoạt đó là bạn cùng tuổi hoặc ít tuổi hơn bạn thì bạn sẽ ứng xử thế nào?
  8. A. Lịch sự: Lịch sự là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp ứng xử, phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc.
  9. B. Tế nhị: Tế nhị là sự khéo léo, sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hóa.
  10. Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4
  11. Hãy, kể về hành động, cách ứng xử mà em đã từng làm, thể hiện sự lịch sự, tế nhị.
  12. C. Biểu hiện của lịch sự, tế nhị:
  13. Thảo luận nhóm: (Thời gian: 2 phút) Nhóm 1: Biểu hiện của lịch sự tế nhị qua hành vi cử chỉ? Nhóm 2: Biểu hiện của lịch sự, tế nhị qua trang phục? Nhóm 3: Biểu hiện của lịch sự, tế nhị qua ngôn ngữ? Nhóm 4: Biểu hiện của lịch sự, tế nhị qua ăn uống?
  14. BIỂU HIỆN Sự hiểu Tôn biết các trọng Lời nói, phép tắc, mọi cử chỉ. quy định người chung xung của xã quanh. hội.
  15. HÀNH VI LỄ PHÉP, LỊCH SỰ
  16. Biết đứng dậy trả lời khi thầy gọi
  17. BIẾT LẮNG NGHE
  18. TRÒ CHƠI TIẾP SỨC
  19. NHÀ GIA ĐÌNH TRƯỜNG LỊCH SỰ, TẾ NHỊ XÃ HỘI
  20. Chủ tịch Hồ Chí Minh - Một tấm gương sáng về lịch sự, tế nhị
  21. Ca dao, tục ngữ: - “Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” - “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” - “Lời chào cao hơn mâm cỗ” - “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người khôn nói tiếng dịu dàng, dễ nghe”
  22. D. Ý NGHĨA CỦA LỊCH SỰ, TẾ NHỊ: Thể hiện được trình độ văn hóa của mỗi người. Mối quan hệ giữa người với người tốt đẹp hơn. Lịch sự, tế nhị sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng.
  23. Trò chơi: Nhìn hình đoán chữ
  24. Đáp án: Đi thưa về chào
  25. Đáp án: Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
  26. Đáp án: Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
  27. 9 1 Đáp án: Một điều nhịn, chín điều lành.
  28. Đáp án: Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
  29. BÀI TẬP 1: Tuấn và Quang rủ nhau đi xem ca nhạc. Vào cửa rạp, Tuấn vẫn hút thuốc lá. Quang ghé sát vào tai Tuấn nhắc nhở tắt thuốc lá. Nhưng Tuấn lại trả lời để mọi người xung quanh nghe thấy: “Việc gì phải tắt thuốc lá!” Bạn hãy phân tích những hành vi cử chỉ của Tuấn và Quang trong tình huống trên.
  30. Đáp án: - Quang: Lịch sự, tế nhị, ý thức cao ở nơi công cộng. - Tuấn: Ý thức kém thiếu lịch sự, tế nhị
  31. Bài tập 2: Bạn đồng ý với những cử chỉ, hành vi nào sau đây? CỬ CHỈ, HÀNH VI ĐỒNG Ý KHÔNG ĐỒNG Ý Nhường cho người già ghế trên xe buýt. Xem trộm nhật kí của bạn. Ăn mặc chỉnh tề khi dự các buổi lễ kỉ niệm. Chửi bậy khi nói chuyện. Xô đẩy người khác không xin lỗi. Đứng dậy mời, chào khi khách đến chơi.
  32. Thank you!