Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 6 - Tiết 27, Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở - Nguyễn Duy Quang
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 6 - Tiết 27, Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở - Nguyễn Duy Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_6_tiet_27_bai_17_quyen_bat_k.ppt
Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 6 - Tiết 27, Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở - Nguyễn Duy Quang
- XIN CHÀO CÁC EM
- Tiết 27- Bài 17 GIÁO DỤC CÔNG DÂN QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ CHỖ Ở GV: Nguyễn Duy Quang
- I. Tìm hiểu tình huống (Phần tình huống Sách giáo khoa lớp 6, trang 47)
- Câu hỏi : ➢ Chuyện gì đã xảy ra với gia đình bà Hòa ? Trước sự việc xảy ra như vậy, bà Hòa đã có những suy nghĩ và đã hành động như thế nào ? -Mất con gà mái hoa mơ đang độ đẻ trứng -Mất quạt bàn -Mất con gà mái hoa mơ đang độ đẻ trứng : Bà Hòa nghĩ : chỉ có nhà T. lấy trộm. Bà Hòa chửi đổng suốt ngày -Mất quạt bàn : Bà Hòa nghĩ : Nhà T. lấy cắp chiếc quạt. Bà chạy sang nhà T. đói khám nhà, mẹ con T. không cho, bà Hòa nghi ngờ và cứ xông vào nhà khám
- Câu hỏi : ➢ Theo em bà Hòa hành động như vậy là đúng hay sai? Vì sao ? -Hành động của bà Hòa như vậy là sai, vi phạm pháp -luậtNội dung điều 73 (Hiến pháp 1992) “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép ”
- Câu hỏi : ➢ Theo em bà Hòa nên làm thế nào để có thể xác minh được nhà T lấy trộm tài sản của mình mà không vi phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác ? - Quan sát, theo dõi -Cần báo với chính quyền địa phương để nhờ can thiệp -Không được tự ý xông vào lục lọi khám xét nhà người khác
- Điều 124 – Bộ luật hình sự 1999 ➢Tội xâm phạm chỗ ở của công dân . “Người nào khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, thì bị phát cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm”
- Kết luận : ➢Hành động của bà Hòa là vi phạm pháp luật ➢Bà Hòa đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác
- Thảo luận : 1. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì ? 2. Những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân ? 3. Người vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào ? 4. Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân ? Các tổ thảo luận nội dung trên
- II. NỘI DUNG BÀI HỌC : 1. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì ? -Là 1 trong những quyền cơ bản của công dân -Được qui định trong Hiến pháp của Nhà nước ta (điều 73 – 1992) (Phần a) NDBH – SGK lớp 6 trang 47)
- ? PHIM
- 2. Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở -Công dân có quyền được các cơ quan Nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chổ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép . (Phần b) NDBH – SGK lớp 6 trang 47)
- Một số hành vi vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân : -Tự tiện vào nhà người khác khi chưa được sự đồng ý của chủ nhà -Tự tiện leo vào vườn cây nhà người khác để hái trái cây -Tự tiện xông vào nhà người khác lục lọi, tìm kiếm -Mướn nhà hết hạn hợp đồng nhưng không chịu dọn đi mà vẫn cứ ở hoài
- 3. Công dân làm gì để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở : - Biết tôn trọng chỗ ở của người khác - Phải biết tự bảo vệ chỗ ở của mình - Tố cáo người làm trái pháp luật xâm phạm đến chỗ ở của người khác (Phần c) NDBH – SGK lớp 6 trang 47)
- Củng cố bài : (Phần BT đ - SGK lớp 6, trang 48) Em sẽ làm gì trong những trường hợp sau đây : - Đến nhà bạn để mượn quyển truyện, nhưng không có ai ở nhà . -Bố mẹ đi vắng, em ở nhà một mình, đang học bài thì có người gõ cửa và muốn vào nhà để kiểm tra đồng hồ điện - Quần áo nhà em phơi trên dây, gió làm bay sang nhà hàng xóm. Em muốn sang lấy về nhưng bên đó không có ai ở nhà - Quần áo của gia đình hàng xóm phơi ngoài sân, trời sắp đổ cơn mưa, gia đình không có ai ở nhà - Nhà hàng xóm không có ai ở nhà, nhưng lại thấy có khói bốc lên ở trong nhà, có thể là một cái gì đó bị cháy
- -Viết tờ giấy để lại hoặc quay về để hôm khác đến trả
- -Nhờ người lớn (hàng xóm kế bên) giúp đỡ hoặc mình hẹn giờ lại khi có cha mẹ ở nhà
- -Ta đành phải đợi người hàng xóm về, mới xin phép vào nhà lấy
- -Ta gọi điện thoại báo cho người hàng xóm (nếu được)
- -Ta phải báo nhanh cho người lớn và nhờ người lớn giúp đỡ
- Dặn dò : -Làm BT c, d – SGK lớp 6 trang 48 -Học phần nội dung bài học (SGK lớp 6 trang 47) -Chuẩn bị bài 18: QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ BÍ MẬT THƯ TÍN, ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN
- Xin cảm ơn CHÀO TẠM BIỆT