Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 6 - Tiết 31, Bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 6 - Tiết 31, Bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_6_tiet_31_bai_18_quyen_duoc.ppt
Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 6 - Tiết 31, Bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
- CÂU 1:Hãy chọn đáp án đúng Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân có nghĩa là:
- a. Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, quyền này được các cơ quan nhà nước, được mọi người tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. b. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. c. Không ai được tự ý khám xét chỗ ở của người khác khi không được pháp luật cho phép. d. Tất cả các ý trên đều đúng.
- . CÂU 2: Nhà bà Năm gần nhà bà Hai, hai nhà từ lâu đã có xích mích với nhau. Một hôm khi nhà bà Năm đi vắng, người đưa thư đến không gặp nên nhờ bà Hai chuyển hộ cho bà Năm. Bà Hai bóc thư ra xem, sau đó không đưa thư cho bà Năm mà đốt đi Theo em, hành vi của bà Hai là đúng hay sai? Vì sao? Đáp án: Hành vi của bà Hai là sai, vì đã tự ý mở thư của người khác ra xem, sau đó không đưa thư cho bà Năm mà đốt đi.
- Tiết 31: Bài 18: QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ BÍ MẬT THƯ TÍN, ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN
- THƯ TÍN
- MÁY ĐIỆN THOẠI
- MÁY ĐIỆN TÍN 102E
- MÁY THÔNG TIN VÔ TUYẾN ĐIỆN TÍN TA57
- I. TÌNH HUỐNG: Loan và Phượng vào văn phòng nhà trường nhận tờ báo cho lớp và một lá thư gửi Hiền. Trên đường về, Phượng thì thầm : - Chúng mình mở thư xem ai viết gì cho nó đi ? Loan ngần ngừ: -Tớ sợ lắm! Phượng mỉm cười: - Sợ gì,mình với Hiền là bạn thân; mình đọc thư của Hiền cũng được chứ sao? Nếu cậu ngại, chúng mình đọc xong sẽ dán lại đưa cho nó.
- ĐÁP ÁN: 1. Phượng không được đọc thư của Hiền, vì đó không phải là thư của Phượng. Dù Hiền là bạn thân, nhưng nếu không được sự đồng ý của Hiền thì không được đọc. 2. Giải pháp của Phượng là đọc xong dán thư lại rồi mới đưa cho Hiền là không chấp nhận được. Bởi vì làm như vậy là lừa dối bạn, là vi phạm quyền được bảo đảm an toàn thư tín, điện thoại, điện tín. 3. Nếu là Loan em nên giải thích để Phượng hiểu Không được đọc thư của bạn khi chưa được sự đồng ý của bạn. Nếu bạn cố tình là bạn đã vi phạm pháp luật.
- Tiết 31: Bài 18 QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ BÍ MẬT THƯ TÍN, ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN. I. TÌNH HUỐNG II. NỘI DUNG BÀI HỌC
- II. Nội dung bài học W * NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ BÍ MẬT THƯ TÍN, ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN CỦA CÔNG DÂN: Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật. Không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác; không được nghe trộm điện thoại.
- Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín điện thoại , điện tín: là một trong những quyền cơ bản củacông dân được quy định trong Hiến pháp
- “ Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật” * Khoản 2, Điều 21 – Hiến pháp 2013.
- THẢO LUẬN NHÓM (4 phút) CÂU HỎI: THEO EM, NHỮNG HÀNH VI NHƯ THẾ NÀO LÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BÍ MẬT THƯ TÍN, ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN?
- ĐÁP ÁN : Đọc trộm thư của người khác Nghe trộm Thu giữ thư điện thoại tín, điện tín Hành vi của người của người vi phạm có thể là : khác khác Đọc thư của người khác rồi đi nói lại cho mọi người biết
- TÌNH HUỐNG Ông A có hành vi vi phạm pháp luật đang trong thời gian điều tra. Cơ quan điều tra đã phong tỏa tài sản, kiểm tra toàn bộ thư tín, điện thoại, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm của ông A
- HÀNH ĐỘNG CỦA CƠ QUAN ĐỀU TRA LÀ ĐÚNG VÌ: Trích “BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ CỦA NƯỚC CHXHCN Việt Nam NĂM 1988” Điều 115 : Căn cứ khám người, chỗ ở, địa điểm, đồ vật, thư tín, bưu kiện, bưu phẩm “ Khi cần phải thu thập những tài liệu hoặc đồ vật liên quan đến vụ án thì có thể khám thư tín, điện tín, bưu phẩm, bưu kiện”
- Tiết 31: Bài 18 QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ BÍ MẬT THƯ TÍN, ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN. I. TÌNH HUỐNG II. NỘI DUNG BÀI HỌC III. BÀI TẬP:
- 1. Em sẽ làm gì khi nhặt được thư của người khác? Tìm cách trả lại bức thư cho người được nhận thư .
- 2. NẾU THẤY BẠN NGHE TRỘM ĐIỆN THOẠI CỦA NGƯỜI KHÁC EM SẼ LÀM GÌ? - Nhắc nhở bạn không được hành động như vậy. - Phân tích để bạn thấy đó là hành vi vi phạm pháp luật. - Nếu bạn vẫn không nghe có thể nhờ thầy giáo, cô giáo hoặc gia đình cùng phân tích để bạn hiểu.
- 3. Khi bố mẹ đi vắng làm thế nào để không bị thất lạc thư, điện báo? - Nên để vào nơi mà mọi người dễ nhìn thấy như: mặt bàn, gần tivi hoặc nơi qui định của gia đình. - Đưa trực tiếp cho bố mẹ khi bố mẹ về nhà.
- Kính chúc các thầy cô giáo mạnh khỏe Chúc các em học tập tốt