Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo (Tiết 1) - Hoàng Thị Huệ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo (Tiết 1) - Hoàng Thị Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_7_bai_16_quyen_tu_do_tin_ngu.ppt
Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo (Tiết 1) - Hoàng Thị Huệ
- Bài 16.QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO (tiết 1)
- QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO I. Thông tin, sự kiện (sgk/ tr. 51, 52): - Kể tên một số tôn giáo mà em biết? - Việt Nam có những tôn giáo nào?
- I. Thông tin, sự kiện (sgk/ tr. 51, 52): Tình hình tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam • Việt Nam có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo. • Bao gồm : Phật giáo, Thiên Chúa giáo, đạo Cao Đài, đạo Hoà Hảo, đạo Hồi, đạo Tin Lành, • Với khoảng 80 % dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo. • Số tín đồ của các tôn giáo chiếm khoảng ¼ dân số cả nước.
- stt Tên tôn giáo số người 1 Phật Giáo 6.812.318 2 Công Giáo 5.677.086 3 Hòa Hảo 1.433.252 4 Hồi Giáo 75.268 5 Cao Đài 807.915 6 Minh Sư Đạo 709 7 Minh Lý Đạo 366 8 Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam 11.093 9 Đạo Tứ ấn hiếu nghĩa 41.280 10 Bahá'í 731 11 Tin Lành 734.168 12 Bửu sơn Kỳ hương 10.824 13 Bà La Môn 56.427 Nguồn: Tổng cuc thống kê Việt Nam[1]
- Một số hình ảnh về đạo Phật Đạo Phật đựơc truyền vào Việt Nam từ những năm đầu Công nguyên. Từ thế kỷ XV, Phật giáo Việt Nam có bước phát triển mới cung với nền độc lập của dân tộc. Thời Lý- Trần ( từ đầu thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XIV) là thời kỳ cực thịnh của Phật giáo ở Việt Nam. Vua Trần Nhân Tông là người sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử mang bản sắc Việt Nam với tinh thần sáng tạo, dung hợp và nhập thế. Phật giáo hiện nay ở Việt Nam có khoảng hơn 11 triệu tín đồ, trên 17.000 cơ sở thờ tự, gần 47.000 chức sắc, 04 học viện Phật giáo, 09 lớp cao đẳng Phật học, 31 trường trung cấp,
- ĐẠO THIÊN CHÚA
- Nhà thờ chính tòa ở Hà Nội Nhà thờ chính tòa ở Hà Nội Nhà thờ đá Phát Diệm
- Một số hình ảnh về đạo Cao Đài Là một tôn giáo bản địa. Giữa tháng 11/1926 ( ngày 15/10 năm Bính Dần), những chức sắc đầu tiên của đạo Cao đài tổ chức lễ khai đạo tại chùa Gò Kén- Tây Ninh chính thức cho ra mắt đạo Cao đài. Hiện nay, đạo Cao đài có khoảng 2,5 triệu tín đồ thuộc 10 hệ phái, 01 pháp môn tu hành, trên 10.000 chức sắc, hơn 1.200 cơ sở thờ tự hoạt động ở 37 tỉnh, thành phố
- Đạo Hồi Ở Việt Nam, tín đồ đạo Hồi chủ yếu là người Chăm. Theo tư liệu lịch sử ,người Chăm đã biết đến đạo Hồi từ thế kỷ X-XI. Hiện nay, đạo Hồi ở Việt Nam có khoảng trên 80.000 tín đò, 89 cơ sở thờ tự, 1.062 chức sắc, chức việc, 07 tổ chức Hồi giáo được Nhà nước công nhận. Kinh côran
- QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO 1. Thông tin, sự kiện (sgk/ tr. 51, 52): Tình hình tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Dựa vào thông tin, sự kiện trong sgk/ tr. 51, 52, hãy nhận xét mặt tích cực và tiêu cực của các tín ngưỡng, tôn giáo của nước ta ?
- MẶT TÍCH CỰC VÀ MẶT TIÊU CỰC CỦA TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO VIỆT NAM STT Tích cực Tiêu cực 1 - Đại đa số đồng bào các tôn - Do trình độ văn hoá thấp giáo là người lao động. nên còn mê tín và lạc hậu. 2 - Có tinh thần yêu nước, - Dễ bị kích động và lợi cộng đồng. dụng vào mục đích xấu. 3 - Góp nhiều công sức xây - Hành nghề mê tín. dựng và bảo vệ Tổ quốc. 4 Thực hiện chính sách pháp - Hoạt động trái pháp luật. luật tốt. 5 - Có hàng chục vạn thanh - Ảnh hưởng tới sức khoẻ, niên có đạo hi sinh trong tài sản công dân, tổn hại lợi chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. ích quốc gia.
- Chân dung Thích Quảng Đức Người đã tẩm xăng tự thiêu tại ngã tư Lê Văn Duyệt và Phan Đình Phùng vào ngày 11/6/1963 nhằm phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm
- Trong những năm gần đây, ở những địa bàn chiến lược Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ, các đối tượng phản động và thù địch đang ráo riết tiến hành các hoạt động tuyên truyền, lôi kéo một số tín đồ, lập ra một số hình thức tôn giáo riêng như "Tin lành Đề- ga", "Tin lành riêng của người Mông", "Phật giáo riêng của người Khmer" Ở vùng đồng bằng, sau sự cố ô nhiễm môi trường biển do Formosa gây ra, nhiều người dân Nghệ An và các tỉnh lân cận đã tham gia các cuộc biểu tình đòi Formosa và Chính phủ bồi thường thiệt hại. Một số chức sắc tôn giáo, những kẻ tự xưng là “nhà đấu tranh dân chủ” đã kích động giáo dân tụ tập, biểu tình, tuần hành, gây rối, đập phá phương tiện, cản trở hoạt động giao thông, tấn công người thi hành công vụ, gây mất ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Khi lực lượng chức năng thực thi chức trách theo quyền hạn thì chúng vu cáo “đàn áp, bắt giữ và đánh đập” người tham gia biểu tình; phát tán những thông tin sai sự thật trên mạng xã hội như “Thư ngỏ”, “Bản lên tiếng”, “Kháng thư” với nội dung vu cáo chính quyền bao che cho Formosa “đàn áp” những người đi đòi quyền lợi, kêu gọi người dân khởi kiện Formosa lên Tòa án Hình sự quốc tế Ngoài ra, chúng còn phối hợp với một số tổ chức tôn giáo phản động ở nước ngoài như “Phật giáo Việt Nam thống nhất” phát tán tài liệu trên mạng In-tơ-nét với nội dung xuyên tạc, vu khống chính quyền Việt Nam khủng bố, đàn áp, bắt giam, ngăn cản hoạt động tôn giáo của các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo. Số cầm đầu tổ chức người Thượng lưu vong ở Mỹ tổ chức biểu tình phản đối chính quyền Việt Nam vi phạm nhân quyền đối với người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên; tiếp tục chỉ đạo một số phần tử xấu trong nước thu thập tình hình có liên quan đến dân chủ, nhân quyền và tìm cách lien hệ với một số tổ chức, cá nhân người nước ngoài để yêu cầu họ giúp đỡ giải quyết vấn đề “Tin lành Đề-ga”
- Thích Quảng Độ vừa kích động Thích Quảng Độ bị công an người khiếu kiện vừa giơ cao bắt bó “quà” tiền sẽ tặng
- Những ngày qua, một bộ phận giáo dân ở giáo xứ Phú Yên, xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An đứng đầu là linh mục Đặng Hữu Nam đã xúi giục người dân trưng những câu khẩu hiệu xuyên tạc sự thật lịch sử về ngày 30/4. Trước đó, hàng trăm giáo dân thuộc giáo xứ Song Ngọc, xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An và một số giáo xứ lân cận thông qua sự kích động của linh mục quản xứ tổ chức đi vào Thị xã Kỳ Anh để khiếu kiện gây mất trật tự an ninh và cản trở giao thông kéo dài suốt tuyến Quốc lộ 1A.
- 1. Thông tin, sự kiện (sgk/ tr. 51, 52): 2. Nội dung bài học a. Khái niệm : - Ngày rằm, mùng một bố mẹ -Biết ơn tổ tiên. em thường thắp hương trên bàn -Muốn1. Tínđược ngưỡngtổ tiên phù thờ tổ tiên, việc làm đó thể hiện hộ. điều gì? Lòng tin vào - Việc thờ cúng tổ tiên có bắt -mộtKhông cái. gì đó buộc không? Có do ai quy thần- Không .bí (thần định không? linh, thượng đế, chúa trời). - Những người được thờ - Không. cúng có tồn tại trong thực tế không? 18
- Tứ Bất Tử Thờ Thành Hoàng Thờ Mẫu
- “ Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.”
- Bàn thờ tổ tiên
- Cho đến nay, ở Việt Nam Phật giáo (khoảng 10 triệu tín đồ), Thiên Chúa giáo (khoảng 6 triệu tín đồ), Hồi giáo (khoảng 50 nghìn tín đồ), Cao Đài (gần 3 triệu tín đồ), Tin Lành (khoảng 3 triệu tín đồ), Hoà Hảo khoảng 2 triệu tín đồ),
- 1. Thông tin sự kiện 2. Bài học a. Khái niệm - Tín ngưỡng: Là lòng tin vào một cái gì đó thần bí, như : thần linh, thượng đế, chúa trời. - Tôn giáo: Là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy. Tôn giáo còn được gọi là Đạo (đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành, ). Những người theo tôn giáo thì có tín ngưỡng không ?
- Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội gồm một hệ thống những quan điểm dựa trên cơ sở tin tưởng và sùng bái những lực lượng tự nhiên, thần thánh, cho rằng những lực lượng này quyết định số phận con người, con người phải phục tùng, tôn thờ.
- Tôn giáo còn là một hiện tượng xã hội, một thành tố văn hóa, một bộ phận của đời sống tinh thần con người. Trong quá trình tồn tại và phát triển, tôn giáo có ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống chính trị, văn hóa, xã hội, tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục, tập quán của nhiều dân tộc, quốc gia.
- 1. Thông tin sự kiện 2. Bài học a. Khái niệm - Tín ngưỡng Là lòng tin vào một cái gì đó thần bí, như : thần linh, thượng đế, chúa trời. - Tôn giáo Là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy. Tôn giáo còn được gọi là Đạo (đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành, ).
- 1. Thông tin sự kiện 2. Bài học a. Khái niệm - Tín ngưỡng: Là lòng tin vào một cái gì đó thần bí, như : thần linh, thượng đế, chúa trời. - Tôn giáo: Là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy. Tôn giáo còn được gọi là Đạo (đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành, ). Hãy so sánh và chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo ?
- Giống nhau : -Đều thể hiện lòng tin vào một thế lực thần bí. -Biết điều chỉnh hành vi ứng xử trên cơ sở giáo lí tôn giáo và tín ngưỡng. KHÁC NHAU TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG -Có đủ 4 yếu tố cấu thành: Giáo - Không có đủ 4 yếu tố cấu chủ, giáo lý, giáo luật, tín đồ thành như ở tôn giáo. -Tín đồ trong một thời điểm có - Có thể sinh hoạt nhiều tín thể chỉ có một tôn giáo. ngưỡng. -Có hệ thống kinh điển đầy đủ. -Chỉ có một số bài văn tế hoặc bài khấn. -Có các giáo sĩ hành đạo chuyên - Không có nghiệp suốt đời. Vd: Phật giáo có các tăng sĩ, công giáo có các giáo sĩ
- •Chữa bệnh bằng nước thánh •Xem bói
- Xem bói Mua bán hàng mã Đốt hàng mã Gọi hồn
- Những việc làm trong những bức ảnh trên có phải là biểu hiện của hoạt động tín ngưỡng hay tôn giáo không? Vì sao? Có hợp với tự nhiên không? Có gây ra hậu quả gì không Vậy em hiểu thế nào là mê tín dị đoan?
- 1. Thông tin sự kiện 2. Bài học a. Khái niệm - Tín ngưỡng:Là lòng tin vào một cái gì đó thần bí, như : thần linh, thượng đế, chúa trời. - Tôn giáo:Là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy. Tôn giáo còn được gọi là Đạo (đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành, ). - Mê tín dị đoan Là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (như bói toán, chữa bệnh bằng phù phép, )
- Hiện nay, tại phường Hoà Xuân, huyện Hoà Vang TP. Đà Nẵng đang tồn tại những người tự xưng là nhà tiên tri (thầy xem bói). Lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của những người mê tín dị đoan, những người này dùng mọi thủ đoạn vòi vĩnh tiền một cách trắng trợn, thậm chí còn phán bừa những câu độc miệng để người đi xem bói lo lắng không yên mà phải nhờ "thày" giải.
- Bé gái 9 tháng tuổi bị bạo hành vì mê tín? • Bé Nguyễn Thị Như Ý (huyện Lai Vung - Đồng Tháp) bị mẹ là Nguyễn Thị Xuân Lan (33 tuổi) và bà ngoại đánh đập dã man, công an đã tạm giữ hình sự đối với Lê Thành Tám, người sống với mẹ của bé như vợ chồng. • Thượng tá Lê Xuân Lãn, trưởng Công an huyện Lai Vung, cho biết qua điều tra ban đầu, Tám và gia đình bà Lan nhìn nhận việc hành hạ bé Như Ý xuất phát từ quan niệm mê tín dị đoan.
- Hãy so sánh và chỉ ra sự khác nhau giữa tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị đoan ? (Điền vào bảng sau) KHÁC NHAU TÍN NGƯỠNG, TÔN MÊ TÍN DỊ ĐOAN GIÁO Lòng tin phù hợp với lẽ Tin một cách mù quáng, tự nhiên, hướng vào thái quá, nhảm nhí, điều thiện, điều tốt mang tính tiêu cực, hậu lành, quả xấu.
- Phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị đoan: Tín ngưỡng Tôn giáo (Đạo) Mê tín dị đoan Khái -Là lòng tin -Là hình thức tín ngưỡng -Là tin vào những niệm vào một điều có hệ thống tổ chức, với điều mơ hồ, nhảm gì đó thần bí. những quan niệm, giáo lí nhí, không phù hợp thể hiện rõ sự tín ngưỡng với lẽ tự nhiên, dẫn và những hình thức lễ tới hậu quả xấu nghi thể hiện sự sùng bái ấy. -Thể hiện đời Mục -Đều hướng con người -Lừa gạt, kiếm tiền. đích sống tinh thần đến cái thiện của con người, sự biết ơn tổ tiên - Tin vào thần - Phật giáo, Thiên Chúa - Bói toán, yểm Ví dụ: linh, thượng giáo, Đạo Cao Đài, Đạo bùa, chữa bệnh đế, chúa trời Hoà Hảo, Đạo Tin Lành, bằng phù phép, Đạo Hồi,
- Củng Cố
- Bài 16.QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO (tiết 2)
- Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là; Công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào. Người đã theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào đó có quyền thôi không theo nữa, hoặc bỏ để theo tín ngưỡng, tôn giáo khác mà không ai được cưỡng bức hoặc cản trở
- Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương và quy định như thế nào về quyền tự do tín ngưỡng? Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến tôn giáo, đã có những chủ trương, chính sách thích hợp với tôn giáo trong tùng thời kỳ. - Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII: + Tôn trọng tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của dân + Đảm bảo cho các tôn giáo hoạt động bình thường trên cơ sở tôn trọng pháp luật + Thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc + Tuyên truyền giáo dục chống mê tín dị đoan, chống lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng thực hiện ý đồ chính trị xấu + Chăm lo phát triển kinh tế- xã hội, giúp đỡ đồng bào theo đạo xóa, đói giảm nghèo, nâng cao dân trí,
- Trích “Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013”, Điều 24 quy định: 1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật 2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo 3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật
- Một số quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo Chúng ta phải làm gì thể hiện sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác? Mọi người phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người khác: - Tôn trọng các nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo như đền, chùa, miếu, nhà thờ, - Không được bài xích, gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo và những người không có tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khácĐểnhauđảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho công dân , Pháp luật nước ta nghiêm cấm điều gì? Nhà nước nghiêm cấm việc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháo luật và chính sách của Nhà nước
- BÀI TẬP 1. Đánh dấu X vào các cột trong bảng sau cho thích hợp : Biểu hiện Mê tín Tín Tôn Hành vi dị đoan ngưỡng giáo Thắp hương ở đền Hùng Vương X Đi lễ nhà thờ X Yểm bùa X Cúng giỗ người chết X Kiêng ăn trứng khi đi thi X
- Em hãy sắp xếp những bức ảnh sau vào các cột trong bảng cho thích hợp Tín Tôn giáo Mê tín ngưỡng 1 2 3 Đền Bà Chúa Kho Chùa Hương Xem bói 4 5 6 Đền Thánh Gióng
- Củng Cố
- HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học thuộc 3 khái niệm đã học trên lớp (tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan). - Sưu tầm những câu chuyện, tình huống, thông tin, ca dao, tục ngữ nói về mê tín dị đoan. - Đọc kĩ phần thông tin, sự kiện (đoạn 2/ sgk/tr. 52), trả lời các câu hỏi b, d/ sgk/ tr. 52.