Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại - Đinh Thị Chiêm

ppt 28 trang phanha23b 3120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại - Đinh Thị Chiêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_8_bai_15_phong_ngua_tai_nan.ppt

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại - Đinh Thị Chiêm

  1. MÔN GDCD 8 TRƯỜNG THCS ĐỒNG QUANG GIÁO VIÊN: ĐINH THỊ CHIÊM
  2. Bài 15: PHÒNG NGỪA TAI NẠN VŨ KHÍ, CHÁY, NỔ VÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI I. Đặt vấn đề ?Em hãy kể tên một số loại vũ khí, chất cháy, chất nổ và các chất độc hại mà em biết?
  3. - Các loại vũ khí thông thường: Các loại súng, đạn, lựu đạn, bom, mìn, lưỡi lê - Chất nổ : Thuốc nổ, thuốc pháo. - Chất cháy: Xăng, dầu hỏa, cồn khô, cồn nước - Chất độc hại :Chất phóng xạ, thuốc bảo vệ thực vật, thủy ngân, hàn the, chất tẩy trắng, chất tạo màu
  4. I. Đặt vấn đề 1.Chiến tranh đã kết thúc nhiều năm nhưng bom mìn, vật liệu chưa nổ vẫn còn ở khắp nơi, nhất là ở những địa bàn đã diễn ra cuộc chiến ác liệt như tỉnh Quảng Trị. Theo số liệu của Sở Y Tế Quảng Trị thì trong vòng 10 năm, từ năm 1985 đến năm 1995, số người bị chết và bị thương do bom mìn gây ra là 474 người, trong đó 25 người chết và 449 người bị thương. 2. Theo thống kê của cục cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, trong 5 năm từ 1998 đến 2002, toàn quốc đã xảy ra 5871 vụ cháy, gây thiệt hại về tài sản lên tới 902.910 triệu đồng. 3.Tính từ năm 1999 đến năm 2002, theo thống kê chưa đầy đủ, trên cả nước đã có gần 20.000 người bị ngộ độc thực phẩm, 246 người tử vong. Riêng năm 2002, tại TP Hồ Chí Minh đã xảy ra 29 vụ với 930 người bị ngộ độc, 2 người bị tử vong. Nguyên nhân xảy ra ngộ độc là: do thực phẩm bị nhiễm khuẩn 13 vụ, do nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật 9 vụ, ngộ độc cá nóc 2 vụ, còn lại là các lý do khác. (Theo báo Tuổi trẻ Ngày 7/1/2003 và ngày 22/1/2003)
  5. Bài 15: PHÒNG NGỪA TAI NẠN VŨ KHÍ, CHÁY, NỔ VÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI. I. Đặt vấn đề 1. Tai nạn do bom mìn Vì sao vẫn có người chết do bom mìn gây ra? Thiệt hại đó như thế nào? =>Tuy chiến tranh kết thúc nhưng bom mìn chưa nổ vẫn còn ở khắp nơi nhất là ở tỉnh Quảng Trị. Từ1985 đến 1995 đã có 25 người chết và 449 người bị thương do bom mìn gây ra .
  6. Một số hình ảnh về các loại vũ khí gây nguy hiểm cho con người : Bom Lựu đạn Đạn Súng
  7. Bom, đạn sót lai sau chiến tranh Quả bom nặng 230 kg
  8. Phan Trọng Hiếu bị mìn nổ cụt hai tay đã dùng ống nhựa đặt vào mỏm tay cụt tập viết. Em bị cụt 2 tay vì trong một lần đi chăn bò cùng bạn ở cánh đồng gần nhà, em đã lượm được kíp mìn. Tò mò nên em và 2 bạn lấy đá đập khiến mìn phát nổ.
  9. Nạn nhân chất độc màu da cam
  10. Bài 15: PHÒNG NGỪA TAI NẠN VŨ KHÍ, CHÁY, NỔ VÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI. I. Đặt vấn đề 1. Tai nạn do vũ khí bom mìn 2. Tai nạn cháy, nổ Thiệt hại về cháy của nước ta trong thời gian 1998-2002 là như thế nào? Thiệt hại về cháy của nước ta trong thời gian 1998-2002 là: Cả nước đã xảy ra 5871 vụ cháy, gây thiệt hại 902.910 triệu đồng.
  11. - Năm 2019, cả nước xảy ra hàng nghìn vụ cháy lớn nhỏ, trong đó có những vụ cháy gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng, gây ám ảnh cho nhiều người. - Cháy Nhà máy Rạng Đông gây phát tán lượng thủy ngân lớn, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. - Vụ cháy ở Trung Văn Hà Nội khiến 8 người tử vong. - Vụ cháy rừng kéo dài ở Hà Tĩnh, thiêu rụi khoảng 50 ha thông, keo, bạch đàn
  12. Bài 15: PHÒNG NGỪA TAI NẠN VŨ KHÍ, CHÁY, NỔ VÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI. I. Đặt vấn đề 1. Tai nạn vũ khí do bom , mìn . 2.Tai nạn cháy, nổ. 3. Tai nạn do ngộ độc thực phẩm. Theo thông tin trong SGK thiệt hại về ngộ độc thực phẩm là như thế nào? Nguyên nhân gây ra ngộ độc là gì? Theo thống kê chưa đầy đủ từ 1999-2002 đã có gần 20.000 người ngộ độc, 246 người tử vong. =>Do thực phẩm bị nhiễm khuẩn, do nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, ngộ độc cá nóc; Còn lại là các lý do khác.
  13. ◆ Theo thống kê từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), mỗi năm Việt Nam có khoảng 250-500 vụ ngộ độc thực phẩm với 7.000-10.000 nạn nhân và 100-200 ca tử vong. ◆ Năm 2019, toàn quốc ghi nhận 76 vụ ngộ độc thực phẩm làm gần 2.000 người mắc, 1.918 người đi viện và 8 trường hợp tử vong. - Nhiều người nhập viện sau khi ăn tiệc cưới tại nhà hàng Adora ở Sài Gòn. - Gần 90 công nhân của Công ty TNHH Ha Hae Việt Nam cấp cứu trong đêm sau khi ăn bữa trưa tại công ty.
  14. Học sinh Trường tiểu học TP Hồ Chí Minh bị ngộ độc
  15. ? Nguyªn nh©n nµo dÉn ®Õn nh÷ng tai n¹n trªn? - Do hËu qu¶ cña cuéc chiÕn tranh ®Ó l¹i - Do ý thøc cña con người chưa thËn träng trong viÖc sö dông c¸c chÊt ch¸y, næ vµ c¸c chÊt ®éc h¹i - Do con người thiÕu hiÓu biÕt - Do ý thøc thùc hiÖn ph¸p luËt cña mét sè người chưa tèt. - Do ®ãi nghÌo nªn hä ph¶i lµm liÒu ®Ó kiÕm sèng - Do sù cè kü thuËt. - Do thùc phÈm nhiÔm ®éc vµ thuèc b¶o qu¶n qu¸ møc ®é cho phÐp.
  16. Bài 15: PHÒNG NGỪA TAI NẠN VŨ KHÍ, CHÁY, NỔ VÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI. I. Đặt vấn đề . II. Nội dung bài học 1.Tác hại của tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại : ?Qua những thông tin vừa tìm hiểu trên ,em có nhận xét gì về tình hình tai nạn vũ khí , cháy, nổ và các chất độc hại hiện nay ? - Con người vẫn luôn phải đối mặt với những thảm hoạ do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại gây ra. ?Tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại gây ra hậu quả gì đối với bản thân, gia đình, xã hội ? - Gây tổn thất to lớn cả về người và tài sản cho cá nhân, gia đình và xã hội. - Gây ô nhiễm môi trường .
  17. Để phòng ngừa, hạn chế các tai nạn đó, Nhà nước đã làm gì? Ban hành: Luật Phòng cháy và chữa cháy, Luật Hình sự và một số văn bản quy phạm pháp luật khác.
  18. II. Nội dung bài học 1.Tác hại của tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại : 2. Các quy định của Pháp luật. ? Nhà nước ta đã ban hành những quy định gì về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại ? - Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, các chất cháy , nổ, chất phóng xạ và độc hại. - Chỉ những cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất cháy, nổ, chất phóng xạ và chất độc hại. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ các quy định về an toàn.
  19. Điều 13. Các hành vi bị nghiêm cấm 1. Cố ý gây cháy, nổ làm tổn hại đến tính mạng, sức khoẻ con người; gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân; ảnh hưởng xấu đến môi trường, an ninh và trật tự an toàn xã hội. 2. Cản trở các hoạt động phòng cháy và chữa cháy; chống người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy. 3. Lợi dụng hoạt động phòng cháy và chữa cháy để xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ con người; xâm phạm tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân. 4. Báo cháy giả. 5. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, sử dụng, mua bán trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ; vi phạm nghiêm trọng các quy định quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt và các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy đã được Nhà nước quy định. 6. Thi công những công trình có nguy hiểm về cháy, nổ mà chưa có thiết kế được duyệt về phòng cháy và chữa cháy; nghiệm thu và đưa vào sử dụng công trình có nguy hiểm về cháy, nổ khi chưa đủ điều kiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy. 7. Làm hư hỏng, tự ý thay đổi, di chuyển phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy, biển báo, biển chỉ dẫn và lối thoát nạn. 8. Các hành vi khác vi phạm quy định của Luật này.
  20. 3. Trách nhiệm của công dân và học sinh. - Tự giác tìm hiểu, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. - Tuyên truyền, vận động gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các quy định trên. - Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định trên.
  21. Học sinh làm gì khi thấy các loại vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại ? ➢Không tò mò, nghịch ngợm các loại vũ khí bom mìn. ➢Không nghe bạn bè rủ rê vào khu vực cấm. ➢Hạn chế sử dụng thức ăn đường phố. ➢ Nên sử dụng thức ăn đã được nấu chín.
  22. III. Bài tập Bài tập 1: Theo em, chất và loại nào sau đây có thể gây tai nạn nguy hiểm cho con người ? a. Bom, mìn, đạn, pháo. b. Lương thực, thực phẩm. c. Thuốc nổ. d. Xăng dầu. đ. Súng săn. e. Súng các loại. g. Thuốc diệt chuột, thuốc trừ sâu. h. Các chất phóng xạ. i. Chất độc màu da cam. k. Kim loại thường. l. Thủy ngân.
  23. III. Bài tập Bài tập 3: Theo em, những hành vi, việc làm nào dưới đây vi phạm Quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại: a. Cưa bom, đạn pháo chưa nổ để lấy thuốc nổ b. Sản xuất, tàng trữ, buôn bán pháo, vũ khí, thuốc nổ, chất phóng xạ. c. Công an sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm. d. Đốt rừng trái phép. đ. Bộ đội bắn pháo hoa nhân ngày lễ lớn. e. Cho người khác mượn vũ khí. g. Báo cháy giả.
  24. Hãy xử lý các tình huống sau ? a.Em sẽ làm gì khi bạn bè và các em nhỏ, chơi nghịch các vật lạ, các chất nguy hiểm? (khuyên ngăn mọi người tránh xa nơi nguy hiểm) b.Có người tàng trữ , vận chuyển ,buôn bán vũ khí và các chất độc hại em sẽ làm gì? (cần báo ngay cho cơ quan, những người có trách nhiệm) c.Em phải làm gì để hạn chế xảy ra tai nạn cháy, nổ trong nhà trường? (Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ trong nhà trường. Can ngăn , khuyên bảo, tố cáo các hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm )
  25. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học thuộc nội dung bài học. Làm các bài tập 2, 5 trong SGK T43,44. - Đọc trước: + Bài16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác. +Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng. - Hạn nộp bài trước 20h ngày 17/04/2020.