Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác - Nguyễn Thúy Phương

ppt 31 trang phanha23b 21/03/2022 2930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác - Nguyễn Thúy Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_8_bai_16_quyen_so_huu_tai_sa.ppt

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác - Nguyễn Thúy Phương

  1. GV : NGUYỄN THÚY PHƯƠNG
  2. Ông Vui là một người ở quê với thói quen ăn cắp vặt. Mọi thứ từ cây quạt, chiếc ghế đẩu, cái chiếu ông đều ăn cắp của hàng xóm và nói nó là tài sản của mình. Việc này đúng hay sai ? Ông Vui làm vậy là sai, vì ông đã có hành động ăn cắp, điều đó rất xấu, không tôn trọng quyền sở hữu tài sản của người khác. Những tài sản trên là do lao động phi pháp mà ra nên ông không được gọi nó là tài sản của ông.
  3. BÀI 16: QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN VÀ NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC. NỘI DUNG CẦN TÌM HIỂU. 1. Khái niệm - Quyền sở hữu tài sản là gì? - Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác là gì? 2. Trách nhiệm của Nhà nước đối với quyền sở hữu tài sản của công dân. 3. Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác được thể hiện như thế nào?
  4. BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 Tài sản là gì nhỉ? Điều 105. Tài sản (Trích) 1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản
  5. 1. Khái niệm. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Những đối tượng dưới đây được những quyền gì với chiếc xe? Đối tượng Quyền 1. Người chủ a. Giữ gìn, bảo quản chiếc xe máy. xe. 2. Người được b. Sử dụng xe để đi. giao giữ xe. 3. Người mượn c. Bán tặng, cho xe. người khác mượn. 1 – a, b, c. 2 - a 3 – a, b
  6. ? : Em hãy chọn các quyền ở cột B tương ứng với các quyền ở cột C sao cho phù hợp. B C a. Giữ gìn, bảo quản 1. Quyền chiếm hữu. xe. b. Sử dụng xe để đi. 2. Quyền sử dụng. c. Bán tặng, cho người 3. Quyền định đoạt khác mượn. a - 1 b - 2 c - 3
  7. A B C 1. Người chủ a. Giữ gìn, bảo 1. Quyền chiếc xe máy. quản xe. chiếm hữu. 2. Người được b. Sử dụng xe để 2. Quyền sử giao giữ xe. đi. dụng. 3. Người mượn c. Bán tặng, cho 3. Quyền xe. người khác mượn. định đoạt Như vậy, chỉ có người chủ xe máy mới có quyền sở hữu chiếc xe đó và họ có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt.
  8. BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 Điều 158. Quyền sở hữu Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.
  9. QUYỀN ĐỊNH Quyền nào ĐOẠT quan trọng nhất đây? QUYỀN SỬ DỤNG QUYỀN QUYỀN CHIẾM ĐỊNH HỮU ĐOẠT
  10. Trong các loại tài sản dưới đây, công dân có quyền sở hữu những tài sản nào? a. Đất đai, nhà ở, trang sức để dành. b. Vốn đầu tư vào các cơ sở, xí nghiệp sản xuất, công ty. c. Rừng, núi, sông, hồ, đảo. d. Các công ty do Nhà nước xây dựng. e. Các công trình lịch sử, di tích văn hóa. f. Cổ vật, bảo vật lịch sử trong lòng đất. g. Cổ vật gia truyền do ông bà để lại thừa kế. h. Các vật dụng sinh hoạt trong gia đình như: tivi, tủ lạnh, bàn ghế, máy cày, máy gặt đập liên hợp
  11. HIẾN PHÁP NĂM 2013 Điều 32: “Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác ".
  12. ĐẶT VẤN ĐỀ 2 Khi đào móng làm nhà, ông An tìm thấy một chiếc bình cổ. Có người nói đây là cổ vật lịch sử rất có giá trị phải đem nộp cho sở Văn hóa – Thông tin hoặc Viện Bảo tàng. Có người lại bảo: bình cổ đó do ông An tìm thấy nên nó thuộc về ông An, ông An có quyền bán hay cho ai là tùy. Theo em, ông An có quyền đem bán chiếc bình cổ đó không? Vì sao?
  13. BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 Điều 229. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy. (Trích) 1 . 2 a. Tài sản được tìm thấy là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hoá theo quy định của Luật di sản văn hóa thì thuộc về Nhà nước; người tìm thấy tài sản đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật;
  14. II. Nội dung bài học Quyền sở hữu tài sản là quyền của công dân đối với tài sản thuộc sở hữu của mình Quyền chiếm Quyền định Quyền sử dụng hữu đoạt Khai thác và Mua bán, tặng Trực tiếp nắm hưởng lợi từ cho, để lại giữ, quản lí tài giá trị sử dụng thừa kế, phá sản của tài sản hủy, vứt bỏ
  15. Trực tiếp nắm giữ
  16. Khai thác và hưởng lợi từ tài sản
  17. Tặng cho, mua bán, phá hủy
  18. Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong tổ chức kinh tế Của cải để dành Tiền kiếm được từ lao động hợp pháp
  19. Nhà ở Tư liệu sản xuất Tư liệu sinh hoạt
  20. 2. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp về tài sản của công dân. Công dân phải làm gì để tự bảo Nhà nước ban hành những quy vệ những tài sản lớn có giá trị định, văn bản luật nhằm mục như: đất đai, nhà ở, xe ? đích gì? Khi mua những tài sản có giá trị Nhà nước ban hành những quy như: đất đai, nhà ở, xe công dân định, văn bản luật nhằm côngcông phải đăngđăng kíký quyền quyền sở sở hữu hữu với nhận và bảobảo hộhộ quyền sở hữu cơ quan có thẩm quyền theo quy hợp pháp của công dân. định pháp luật.
  21. 3. Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác được thể hiện như thế nào? Những hành vi nào thể hiện tôn trọng và không tôn trọng tài sản của người khác? a. Nhặt được của rơi tìm cách trả lại cho chủ sở hữu. b. Tự ý lấy đồ của người khác khi chưa có sự đồng ý của chủ sở hữu. c. Khi vay, nợ trả đầy đủ, đúng hẹn. d. Khi mượn đồ, giữ gìn bảo quản cẩn thận, trả lại sau khi sử dụng. e. Biết sửa chữa hoặc bồi thường khi làm hỏng tài sản đã mượn. f. Ngăn chặn hoặc tố giác những hành vi xâm phạm tài sản của người khác. g. Đập, gõ bàn ghế trong lớp học. h. Lấy đồ của người khác chiếm làm của riêng. i. Đùn đẩy trách nhiệm cho người khác khi làm hỏng tài sản của bạn cùng lớp.
  22. Vay, nợ phải trả đầy đủ, đúng hẹn Mượn phải giữ gìn cẩn thận,sử dụng xong phải trả lại cho chủ Nếu làm hỏng phải sữa chữa hoặc bồi thường tương đương Nghĩa vụ của Nếu gây thiệt hại về tài sản công dân phải bồi thường theo quy định pháp luật Cá nhân Không xâm phạm tài Tổ chức, tập sản của thể Nhà nước Trả cho người bị mất Khi nhặt được của rơi Báo cho cơ quan có phải trách nhiệm sử lí theo quy định của pháp luật
  23. CỦNG CỐ KIẾN THỨC Quyền chiếm hữu Khái Quyền sở hữu Quyền sử dụng niệm Quyền định đoạt Nghĩa vụ tôn Quyền sở trọng tài sản hữu tài sản Và nghĩa Ghi nhận trong HP, văn bản luật vụ tôn Trách trọng tài nhiệm Có biện pháp và hình thức xử lí các sản của của hành vi xâm phạm người Nhà khác. nước Tuyên truyền, giáo dục công dân Nhặt được của rơi Nghĩa Khi vay, nợ vụ của công Khi mượn tài sản dân Gây thiệt hại .
  24. LUYỆN TẬP Bài tập tình huống: Bình nhặt được một túi xách nhỏ trong đó có tiền, một giấy chứng minh nhân dân mang tên Nguyễn Văn Hà và các giấy tờ khác. Do đánh mất tiền đóng học phí, Bình đã vứt giấy chứng minh nhân dân và các giấy tờ khác, chỉ giữ lại tiền. ? Bình hành động như vậy là đúng hay sai? Vì sao? Nếu em là Bình, em sẽ hành động như thế nào?
  25. Bài tập 3 SGK trang 46 Do có việc gấp, chị Hoa đem chiếc xe máy của mình ra cửa hàng cầm đồ để vay tiền. Đến hẹn, chị mang tiền đến trả để lấy lại xe nhưng chiếc xe của chị đã bị Hà- con trai ông chủ cửa hàng - đem sử dụng làm gãy khung. Theo em: a)Hà có được quyền sử dụng chiếc xe đó không? Vì sao? b)Ông chủ cửa hàng có những quyền gì đối với chiếc xe của chị Hoa c)Chị Hoa có quyền đòi bồi thường chiếc bị hỏng không? Ai sẽ phải bồi thường?
  26. a)Hà có được quyền sử dụng chiếc xe đó không? Vì sao? b)Ông chủ cửa hàng có những quyền gì đối với chiếc xe của chị Hoa c)Chị Hoa có quyền đòi bồi thường chiếc bị hỏng không? Ai sẽ phải bồi thường? TRẢ LỜI a) Hà không được quyền sử dụng chiếc xe đó. Bởi vì nó không thuộc quyền sở hữu của Hà. b) Ông chủ cửa hàng chỉ có quyền sở hữu chiếc xe khi chị Hoa không trả tiền theo quy định đã cam kết. c) Chị Hoa có quyền đòi bồi thường chiếc xe bị hỏng vì chính ông chủ cửa hàng là người trực tiếp bồi thường vì đã xâm phạm quyền sở hữu chiếc xe của chị Hoa
  27. TÌNH HUỐNG GIẢ ĐỊNH. Trong dịp Tết Âm lịch vừa qua, do thua bài hết tiền, Nguyễn Văn A đã lẻn vào nhà ông Lương Văn B cùng xóm, lấy đi chiếc điện thoại Iphone Xmas và số tiền 50 triệu đồng. Sau đó Nguyễn Văn A dùng số tài sản trộm được để đánh bài và bị công an bắt. Nguyễn Văn A có vi phạm pháp luật không và phạm tội gì? Nguyễn Văn A sẽ bị xử lí như thế nào?
  28. BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 Điều 321. Tội đánh bạc 1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Điều 173. Tội trộm cắp tài sản 1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  29. Tìm một vài câu ca dao tục ngữ ? Của mình thì giữ bo bo, của người thì để cho bò nó ăn. Cha chung không ai khóc Ăn một miếng, tiếng một đời Của người nhọc đổ mồ hôi, chớ vì tham đắm cướp về tay ta.
  30. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học bài, làm BT 2 SGK trang 46 - Chuẩn bị bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng. + Đọc và trả lời câu hỏi gợi ý phần đặt vấn đề. + Đọc phần tư liệu tham khảo trang 48 – 49 + Liệt kê một số hành vi xâm phạm tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng.