Bài giảng Giáo dục địa phương Lớp 7 - Chủ đề 1: Ca dao, tục ngữ Thái Bình
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Giáo dục địa phương Lớp 7 - Chủ đề 1: Ca dao, tục ngữ Thái Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
bai_giang_giao_duc_dia_phuong_lop_7_chu_de_1_ca_dao_tuc_ngu.pptx
Nội dung text: Bài giảng Giáo dục địa phương Lớp 7 - Chủ đề 1: Ca dao, tục ngữ Thái Bình
- GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG 7 - TỈNH THÁI BÌNH CHỦ ĐỀ 1: CA DAO, TỤC NGỮ THÁI BÌNH
- Học xong chủ đề, em sẽ: - Hiểu được đặc điểm ca dao, tục ngữ Thái Bình - Hiểu và trình bày được nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của một số bài ca dao, tục ngữ Thái Bình. - Sưu tầm được một số bài ca dao, tục ngữ Thái Bình. - Bồi đắp tình yêu, niềm tự hào về quê hương Thái Bình
- Cày ải: Cày lật đất lên, tháo hết nước đi Ải bở: đất tơi xốp để cho đất phơi nắng. Ải đất trong canh tác nông nghiệp có mục đích khử trùng đất, giảm bớt các tác nhân gây bệnh cho Ải sượng: đất không tơi hoa màu trong đất.
- *Ải bở chồng con ở, ải sượng chồng con đi: - “Ải bở” ( đất tơi xốp) thì lúa tốt, được mùa. Nếu không được ải “ ải sượng” ( đất không tốt) mùa màng thu hoạch kém thì chồng con phải bỏ đi nơi khác làm mướn, kiếm ăn. -> Kinh nghiệm: Cày ải là khâu quan trọng trong nghề lúa nước. Phải cày ải tốt để mùa màng bội thu.
- * Chiêm ba giá, mùa ba mưa - Nghĩa câu tục ngữ: Nói về thời kì sinh trưởng của cây mạ chiêm phải trải qua ba lần rét ( ba giá), cây mạ mùa phải được ba lần mưa rào thì dảnh mạ mới đanh, cấy xuống mới chóng phát triển. - Kinh nghiệm: biết thời điểm để làm gieo cấy.
- * Chiêm đi đơn, mùa đi kép - Nghĩa câu tục ngữ: Câu tục ngữ nói về việc trục lúa ngày xưa. Sau khi rắc lúa ra sân để trục bằng đá, nếu lúa chiêm chỉ lần lượt đi từng lần một, thì lúa cũng chóng rụng. Nhưng lúa mùa thì phải đi theo vòng đan vào nhau, vì lúa mùa lâu rụng. - Kinh nghiệm: khi trục lúa phải chú ý lúa theo mùa để tránh mất công hoặc hạt thóc bị nát.
- Chùng đùi, ngắn quản, thắt đuôi To ngà, móng hến, thì nuôi đáng tiền. - Nghĩa câu tục ngữ: Nói về hình dáng con trâu nuôi được thì có giá trị. Chùng đùi, ngắn quản: đùi trên to, còn phần từ gối xuống bàn chân thì nhỏ.Những con trâu như thế mà lại ngắn đuôi, to ngà, móng hến thì bước khỏe, đáng nuôi. Còn những con phần dưới của chân to như chân voi thì đi rất chậm. Móng hến: móng tròn như con hến, khác với loại móng dài như cái hài.
- Kinh nghiệm làm đất ( cày ải) trong nghề trồng lúa. Kinh nghiệm chăm sóc lúa. Các câu tục ngữ phản ánh nội dung: Kinh nghiệm trục lúa theo mùa. Kinh nghiệm chọn nuôi gia súc: con trâu.