Bài giảng Hình học Lớp 9 - Tiết 31: Vị trí tương đối của hai đường tròn

pptx 7 trang buihaixuan21 3880
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Hình học Lớp 9 - Tiết 31: Vị trí tương đối của hai đường tròn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_hinh_hoc_lop_9_tiet_31_vi_tri_tuong_doi_cua_hai_du.pptx

Nội dung text: Bài giảng Hình học Lớp 9 - Tiết 31: Vị trí tương đối của hai đường tròn

  1. TIẾT 31. VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA HAI ĐƯỜNG TRÒN
  2. VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA HAI ĐƯỜNG TRÒN Hai đường tròn O và O’ như sau gọi là hai đường tròn phân biệt. O O’ Hai đường tròn O và O’ khi đó gọi là hai đường tròn trùng nhau. Hãy chứng tỏ rằng hai đường tròn phân biệt thì có không quá hai điểm chung. Vậy hai đường tròn phân biệt có thể có bao nhiêu điểm chung? Hai đường tròn phân biệt có thể có 1; 2 hoặc không có điểm chung nào. Căn cứ vào số điểm chung người ta chia ra 3 VTTĐ
  3. VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA HAI ĐƯỜNG TRÒN I. BA VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA HAI ĐƯỜNG TRÒN 1. Hai đường tròn có hai điểm chung được gọi là hai đường tròn cắt nhau. A O O’ Đoạn nối hai điểm chung gọi là dây chung B 2.2. HaiHai đườngđường tròntròn chỉchỉ cócó mộtmột điểmđiểm chungchung được gọi là hai đường tròn tiếp xúc nhau. Điểm chung đó O O’ gọi là A O O’ A tiếp điểm
  4. VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA HAI ĐƯỜNG TRÒN I. BA VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA HAI ĐƯỜNG TRÒN 3. Hai đường tròn không có điểm chung được gọi là hai đường tròn không giao nhau. O O’ O O’ Ta xét hai đường tròn có tâm O ≠ tâm O’: + Đoạn thẳng nối O và O’ gọi là đoạn nối tâm. + Đường thẳng qua O và O’ gọi là đường nối tâm. II. TÍNH CHẤT ĐƯỜNG NỐI TÂM Cho hai đường tròn (O) và (O’) có O≠O’. Nhận xét đường nối tâm là gì của hình tạo bởi hai đường tròn ? Vì sao?
  5. VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA HAI ĐƯỜNG TRÒN I. BA VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA HAI ĐƯỜNG TRÒN II. TÍNH CHẤT ĐƯỜNG NỐI TÂM Ở hai đường tròn cắt nhau, nhận xét quan hệ giữa đường nối tâm và dây chung? A Định lý a) Nếu hai đường tròn cắt nhau, đường O O’ nối tâm là trung trực của dây chung. B Ở hai đường tròn tiếp xúc nhau, nhận xét tiếp điểm có nằm trên đường nối tâm? b) Nếu hai đường tròn tiếp xúc nhau, O O’ A thì tiếp điểm nằm trên đường nối tâm.
  6. ?3. Cho hình dưới a) Xác định vị trí tương đối của hai đường tròn (O) và (O’). Hai đường tròn (O) và (O’)có hai điểm chung A là A và B nên chúng cắt nhau. O I O’ C B D b) Chứng minh rắng BC//OO’ và ba điểm C, B, D thẳng hàng. Gọi giao điểm của OO’ và AB là I thì I là trung điểm AB, mà O là trung điểm AC => OI là đường trung bình ABC => OI//BC hay OO’//BC Chứng minh tương tự ta cũng có OO’//BD Do đó C, B, D thắng hàng. Có cách nào không cần chứng minh OO’//BC mà vẫn chứng tỏ C,B, D thẳng hàng ?
  7. CÔNG VIỆC VỀ NHÀ + Căn cứ vào đâu người ta chia ra ba vị trí tương đối của hai đường tròn + Nêu ba vị trí tương đối của hai đường tròn, + Nắm vững các tính chất của đường nối tâm + Làm bài tập 33; 34 trang 119 SGK.