Bài giảng KHTN Lớp 7 - Bài 20: Chế tạo nam châm điện đơn giản
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng KHTN Lớp 7 - Bài 20: Chế tạo nam châm điện đơn giản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
bai_giang_khtn_lop_7_bai_20_che_tao_nam_cham_dien_don_gian.ppt
Nội dung text: Bài giảng KHTN Lớp 7 - Bài 20: Chế tạo nam châm điện đơn giản
- BÀI GIẢNG K H T N 7 ST
- Đây là nam châm của cần cẩu dọn rác kim loại. Nhờ nam châm này cần cẩu có thể lấy rác kim loại là hợp kim của sắt, ở đống rác và di chuyển đến các thùng xe chở rác rồi thả xuống. Nhiều khi rác là những tấm kim loại lớn, nặng hàng trăm kilogam.
- I. II. CHẾ TẠO NAM NAM CHÂM CHÂM ĐIỆN ĐƠN ĐIỆN GIẢN
- I. NAM CHÂM ĐIỆN Dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng hay trong cuộn dây đều sinh ra từ trường, người ta ứng dụng tính chất này để chế tạo ra nam châm , gọi là nam châm điện
- I. NAM CHÂM ĐIỆN Quan sát Hình 20.1 – Cấu tạo của nam châm điện, đọc thông tin mục I SGK tr.96 và trả lời câu hỏi: + Nam châm điện là gì? + Mô tả cấu tạo của nam châm điện.
- Nam châm điện tạo từ trường nhờ có dòng điện chạy qua cuộn dây quấn quanh lõi sắt non. Cấu tạo: + A là ống dây dẫn. + B là là một thỏi sắt non được đặt vào trong lòng ống dây. + Hai đầu cuộn dây được nối với hai cực nguồn điện E thông qua khóa K.
- Xung quanh nam châm sẽ xuất hiện từ trường.Muốn biết ống dây đã trở thành nam châm điện chưa ta xác định xem xung quanh ống dây có từ trường hay chưa bằng cách đặt 1 nam châm thử (hoặc thanh sắt, thép) gần ống dây nếu nam châm thử bị lệch khỏi hướng ban đầu thì có nghĩa là ống dây đã trở thành 1 nam châm điện
- Đóng khóa K ta thấy kim nam châm thử lệch ra khỏi hướng ban đầu chứng tỏ xung quanh ống dây xuất hiện từ trường -> Ống dây trở thành 1 nam châm điện