Bài giảng Lịch sử Khối 12 - Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991), Liên Bang Nga (1991-2000)

ppt 40 trang thanhhien97 5820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử Khối 12 - Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991), Liên Bang Nga (1991-2000)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_lich_su_khoi_12_bai_2_lien_xo_va_cac_nuoc_dong_au.ppt

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử Khối 12 - Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991), Liên Bang Nga (1991-2000)

  1. Buổi sáng ở Quảng trường Đỏ
  2. Năm 1961, Liên xô phóng tàu vũ trụ đầu tiên đưa con người vòng quanh trái đất. Trong chuyến bay có người lái đầu tiên vào vũ trụ- phi hành gia Yuri Gagarin.
  3. Chương II. Bài 2: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945-1991) LIÊN BANG NGA (1991-2000) Nội dung bài học I. Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 1970. 1. Liên xô 2. Các nước Đông Âu (Không dạy) 3 . Quan hệ hợp tác giữa các nước XHCN (Không dạy) II. Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến năm 1991 1. Sự khủng khoảng của chế độ XHCN ở Liên Xô (Không dạy) 2. Sự khủng khoảng của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu (Không dạy) 3. Nguyên nhân tan rã của CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu III. Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000.
  4. I - LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 1, Liên Xô: a, Công cuộc khôi phục kinh tế 1945 đến năm 1950: - Tình hình nổi bật của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ II? - Đảng và nhân dân Liên Xô phải làm gì để khắc phục những hậu quả đó? - Trong 5 năm 1946 – 1950, nhân dân LX đã giành được những thành tựu gì? Thành tựu nào là quan trọng nhất?
  5. Liên Xô dưới sự lãnh đạo của Stalin, sau CTTGII đã thực hiện các kế hoạch 5 năm, xây dựng nền kinh tế tập trung bao cấp từng bước khắc phục được đất nước sau chiến tranh.
  6. QUẢ BOM NGUYÊN TỬ ĐẦU TIÊN CỦA LIÊN XÔ NĂM 1949 => PHÁ VỠ THẾ ĐỘC QUYỀN CỦA MĨ.
  7. I - LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 1, Liên Xô a, Công cuộc khôi phục kinh tế 1945 đến năm 1950: - Hoàn cảnh: Sau CTTG II, LX bị tổn thất nặng nề. - Thành tựu: + Đến năm 1950, Kinh tế được hồi phục. + Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử  phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ, tạo nên sự cân bằng vũ khí chiến lược.
  8. b, Liên Xô tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ 1950 đến đầu những năm 70) Lớp chia làm 4 nhóm theo 4 tổ, chuẩn bị phiếu học tập. N1- Để xây dựng CNXH, Đảng và nhà nước Liên Xô đã đề ra những biện pháp gì? N2- Trình bày những thành tựu mà nhân dân Liên Xô đạt được trong thời gian này? N3- Chính sách đối ngoại của Liên Xô trong thời kì này? N4- Theo em, những thành tựu LX đạt được trong công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng CNXH có ý nghĩa như thế nào?
  9. Tổng bí thư Ni-ki-ta Khơ-rút-siốp (1953 – 1964)
  10. Năm 1957, Liên Xô phóng vệ tinh Sputnik vào vũ trụ, biến nó thành vật thể nhân tạo đầu tiên bay quanh trái đất
  11. Thành tựu về khoa học vũ trụ
  12. Năm 1961, Liên xô phóng tàu vũ trụ đầu tiên đưa con người vòng quanh trái đất. Trong chuyến bay có người lái đầu tiên vào vũ trụ là Yuri Gagarin
  13. b, Liên Xô tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ 1950 đến đầu những năm 70) a, Về kinh tế- KHKT: - Có nền công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ) - 1957, là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo - 1961, phóng tàu vũ trụ đưa Gagarin bay vòng quanh Trái Đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. b, Về chính trị - xã hội: Tương đối ổn định
  14. c, Về đối ngoại: - Chủ trương duy trì hòa bình an ninh thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa. *Ý nghĩa của các thành tựu trên: - Thể hiện tính ưu việt của CNXH trên mọi lĩnh vực: xây dựng kinh tế, nâng cao đời sống, củng cố quốc phòng. - Làm đảo lộn toàn bộ chiến lược toàn cầu của đế quốc Mĩ và đồng minh. - LX trở thành trụ cột của hệ thống XHCN, là chỗ dựa cho hòa bình và phong trào cách mạng thế giới.
  15. II - LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ GIỮA NHỮNG NĂM 70 ĐẾN NĂM 1991 1, Sự khủng hoảng của CNXH Liên Xô: không học 2, Sự khủng hoảng của CNXH ở các nước Đông Âu: không học 3, Nguyên nhân tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu:
  16. TỔNG BÍ THƯ CUỐI CÙNG CỦA LIÊN XÔ GORBACHEV (1985 – 1991)
  17. CUỘC KHỦNG HOẢNG DẦU MỎ 1973
  18. NGÀY 25/12/1991 LIÊN XÔ CHÍNH THỨC TAN RÃ
  19. II - LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ GIỮA NHỮNG NĂM 70 ĐẾN NĂM 1991 1, Sự khủng hoảng của CNXH Liên Xô: không học 2, Sự khủng hoảng của CNXH ở các nước Đông Âu: không học 3, Nguyên nhân tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu: - Do đường lối lãnh đạo chủ quan duy ý chí, thiếu dân chủ và không công bằng. - Không bắt kịp sự phát triển của KH-KT. - Phạm nhiều sai lầm khi cải tổ đất nước. - Do sự chống phá của các thế lực thù địch.
  20. Từ sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu, em hãy rút ra bài học cho công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay?
  21. III- LIÊN BANG NGA TỪ 1991 ĐẾN 2000
  22. Lược đồ Liên Bang Nga
  23. TỔNG THỐNG LIÊN BANG TỔNG THỐNG YELTSIN TỪ CHỨC VÀ NGA BORIS YELTSIN (1991- TRAO LẠI QUYỀN CHO PUTIN 1999 1995) VÀ (1996-1999)
  24. III- LIÊN BANG NGA TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000 - Từ sau năm 1991, Liên bang Nga là “quốc gia kế tục Liên Xô”. - Trong thập kỉ 90, thời Enxin, LB Nga chìm đắm trong khó khăn và khủng hoảng – kinh tế. - 1996- 2000, dần hồi phục và tăng trưởng (dù vẫn rất thấp) - Từ năm 2000, Putin đã đưa LBN thoát dần khó khăn và khủng hoảng, kinh tế hồi phục phát triển, chính trị xã hội dần ổn định và địa vị quốc tế được nâng cao để trở lại vị thế một cường quốc Âu-Á.
  25. NƯỚC NGA NGÀY NAY DƯỚI SỰ ĐIỀU HÀNH CỦA TỔNG THỐNG VLADIMIR PUTIN
  26. * Mối quan hệ Nga - Việt (tham khảo) - Năm 2002, Thủ tướng Nga Kasianốp thăm VN, là minh chứng nổi bật cho tầm cao của mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Các thoả thuận đạt được trong thời gian viếng thăm của các nhà lãnh đạo Nga tại Hà Nội đã mở ra những cơ hội mới cho việc đẩy mạnh và mở rộng quy mô phối hợp hành động song phương, như việc kí kết các hiệp định liên chính phủ về việc cấp khoản tín dụng nhà nước để xây dựng các nhà máy thuỷ điện tại VN, về việc hợp tác trong lĩnh vực sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hoà bình, về việc hợp tác giữa hai bộ y tế của hai nước v.v
  27. - Một trong những nhiệm vụ chủ yếu trong chính sách của Nga tại khu vực châu Á - TBD là sự củng cố tình hữu nghị truyền thống và sự phối hợp hành động toàn diện với VN. Chuyến thăm chính thức VN vào cuối tháng 2 - đầu tháng 3 /2003 của Tổng thống Putin với việc kí Tuyên bố chung về mối quan hệ đối tác chiến lược và một loạt những văn bản quan trọng khác giữa hai nước là sự khẳng định cho điều này.
  28. Quốc hội Nga ( Duma)
  29. ĐIỆN KREMLIN
  30. * Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (tham khảo) ( Commonwealth of Independent States - CIS ; Sodruzhestvo Nezavisimykh Gosudarstv - SNG) - Được thành lập theo Hiệp ước kí 8/12/1991 tại Minsk (Bêlarut) giữa các nước Bêlarut, Nga, Ukraina. - Đến 21/12/1991, các nước Azecbaijan, Acmênia, Kazăcxtan, Kiaghixtan, Mônđôva, Tatjikixtan, Tuôcmênixtan, Uzơbêkixtan đã gia nhập SNG và sau đó là Gruzia, nâng số thành viên lên 12.
  31. Củng cố Câu 1. Năm 1949, quốc gia nào đã phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ? A. Trung Quốc. B. Anh. C. Liên Xô. D. Pháp.
  32. Câu 2. Về khoa học – Kĩ thuật, năm 1957 Liên Xô là nước đầu tiên A. phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ. B. đưa người đặt chân lên mặt trăng. C. phóng tàu vũ trụ bay vòng quanh trái đất. D. phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
  33. Câu 3. Nguyên nhân khách quan góp phần làm sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu là A. đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan duy ý chí. B. sự chống phá của các thế lực thù địch. C. phạm phải nhiều sai lầm trong cải tổ. D. quá nóng vội trong các kế hoạch phát triển kinh tế.
  34. Câu 4. Từ năm 1996, kinh tế Liên bang Nga A. tăng trưởng liên tục. B. tiếp tục lún sâu vào suy thoái. C. bắt đầu có những tín hiệu phục hồi. D. bắt kịp sự phát triển của kinh tế Tây Âu.
  35. Câu 5. Trong những năm 1996 đến năm 2000, một trong những chính sách đối ngoại của Nga là A. ngả về phương Tây. B. nỗ lực vươn lên thành một cường quốc chính trị. C. cầu nối trong quan hệ giữa Tây Âu và Đông Âu. D. thoát khỏi thế đối đầu Đông - Tây.
  36. Câu . Từ năm 1996 đến năm 2000, nước Nga ngả về phương Tây với hi vọng A. xoa dịu mâu thuẫn với Mĩ. B. củng cố địa vị của mình ở Tây Âu. C. phá vỡ thế cô lập do Mĩ bao vây. D. nhận được sự ủng hộ về chính trị và viện trợ kinh tế.