Bài giảng Lịch sử Lớp 12 - Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử Lớp 12 - Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_lich_su_lop_12_bai_22_nhan_dan_hai_mien_truc_tiep.pptx
Nội dung text: Bài giảng Lịch sử Lớp 12 - Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất
- II. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương (1965-1968) Lần thứ nhất (8/1964 – 11/1968) 2 lần Lần thứ hai (4/1972 – 1/1973) LÍ DO VÀ DIỄN BIẾN Ý NGHĨA ÂM MƯU
- 1. Mỹ tiến hành chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc LÍ DO VÀ ÂM MƯU O Tháng 8/1964, ở chiến trường miền Nam, Mỹ đang lúng túng bởi sự thất bại của chiến tranh đặc biệt (phong trào phản đối, phá ấp chiến lược, đấu tranh chính trị) O Để cứu vãn, Mĩ bắt đầu chuẩn bị cho việc tấn công miền Bắc O Sự kiện Vịnh Bắc Bộ: Mĩ tấn công bằng không quân và hải quân
- Sự kiện Vịnh Bắc Bộ O Là một sự kiện do Mỹ dựng ra để lấy cớ tấn công miền Bắc O Bắt đầu từ ngày 2/8/1964, tàu hải quân của VNCH gây hấn tại đảo Hòn Mê (Thanh Hóa) → xung đột quân sự O Nhà Trắng tuyên bố đó là cuộc tấn công bằng không quân của quân đội Bắc Việt Nam
- Sự kiện Vịnh Bắc Bộ O Đêm 4/8/1964, Hải quân Mĩ đã dàn cảnh hai chiếc tàu bị tấn công → sự thật hoàn toàn bịa đặt O Trong một cuộc giải mã băng ghi âm (2001) Nhà Trắng có thừa nhận đó chính là việc hải quân Mĩ dựng lên để lấy cớ xâm lược Bắc Việt Nam bằng không quân O →Là một sự kiện hoàn toàn bịa đặt để lấy cớ khơi mào tấn công xâm lược miền Bắc (cửa sông Gianh, Vinh – Bến Thủy )
- Âm mưu O Nhằm phá hoại những thành quả của nhân dân miền Bắc O Ngăn chặn sự chi viện của bên ngoài đối với miền Bắc, của miền Bắc với miền Nam O Đè bẹp ý chí chống Mĩ xâm lược của nước ta
- Hoạt động quân sự O 7/2/1965: Mĩ chính thức tiến hành CTPH lần thứ nhất ở miền Bắc bằng không quân, hải quân. (ném bom thị xã Đồng Hới, đảo Cồn Cỏ ) O Không quân: hơn 3000 máy bay các loại (F111, B52 ) đánh vào các mục tiêu quân sự giao thông, nhà máy, trường học, bệnh viện
- Ý nghĩa O Ý nghĩa: Bảo vệ miền Bắc – hậu phương lớn cuộc kháng chiến O Góp phần vào chiến thắng cả nhân dân miền Nam → phá sản hoàn toàn “chiến tranh cục bộ” O Buộc Mĩ chấm dứt ném bom phá hoại miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra Bắc, ngồi vào bàn đàm phán tại Pa-ri (Xuân Mậu Thân 1968)
- Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần I của giặc Mĩ
- dấu ấn (những hố bom) của nó trên mặt đất.
- Máy bay Mĩ bị bắn rơi trênđư ờng Hoàng Hoa Thám (Hà Nội).
- Nỗi đau mất người thân
- Tàu khu trục USS Maddox, tâm điểm trong "sự kiện Vịnh Bắc bộ" năm 1964.
- Hình chụp từ tàu USS "Maddox" trong vụ việc, hiển thị ba tàu hải quân miền Bắc Việt Nam
- Tổng thống Mỹ Giôn-xơn
- Tổng thống Johnson và Bộ trưởng Quốc phòng Mc Namara đã cho ra đời hồ sơ Sự kiện Vịnh Bắc Bộ – The Gulf of Tonkin
- Máy bay B.52 ném bom miền Bắc Việt Nam.
- Tốp máy bay F105 của Không quân Mỹ đang oanh tạc Bắc Việt Nam 1966
- HÀ NỘI BỊ TÀN PHÁ
- HÀ NỘI BỊ TÀN PHÁ
- 2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương: * Thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn: O Trong 4 năm (1965-1968), miền Bắc đã đưa hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội; hàng chục vạn tấn vũ khí, lương thực, thuốc men vào chiến trường miền Nam.Ngăn chặn sự chi viện của bên ngoài đối với miền Bắc, của miền Bắc với miền Nam
- CHI VIỆN SỨC NGƯỜI SỨC CỦA CHO MIỀN NAM
- CHI VIỆN SỨC NGƯỜI SỨC CỦA CHO MIỀN NAM
- CHI VIỆN SỨC NGƯỜI SỨC CỦA CHO MIỀN NAM
- CHI VIỆN SỨC NGƯỜI SỨC CỦA CHO MIỀN NAM
- CHI VIỆN SỨC NGƯỜI SỨC CỦA CHO MIỀN NAM
- Tìm hiểu thêm “Tiểu đội đã về xếp một hàng ngang Cúc ơi! Em ở đâu không về tập hợp Chín bạn đã quây quần đủ hết Nhỏ, Xuân, Hà, Hường, Hợi, Rạng, Xuân, Xanh A trưởng Võ Thị Tần đã điểm danh Chỉ thiếu mình em Chín bỏ làm mười răng được Bọn anh đã bới tìm vẹt cuốc Chỉ sợ em đau nên nhát cuốc chùng Cúc ơi! Em ở đâu? Gọi em, Gào em Khản cổ cả rồi Cúc ơi!””
- III. CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC “VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH” VÀ “ĐÔNG DƯƠNG HÓA CHIẾN TRANH” CỦA MĨ (1969-1973). 1.Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ. ? Âm mưu và thủ đoạn của Mỹ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” (1969 – 1973).
- -Về bản chất không thay đổi: Việt Nam hóa chiến tranh vẫn là 1 loại hình xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ được tiến hành bằng quân Sài Gòn là chính, dưới sự hỗ trợ của phương tiện chiến tranh, cố vấn mĩ -Về âm mưu, Mĩ vẫn thực hiện âm mưu như chia cắt lâu dài miền Nam Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự kiểu mới của Mĩ ở Đông Nam Á và ngăn chặn làn sóng của chủ nghĩa xã hội -Đối với Việt Nam hóa chiến tranh, Mĩ còn âm mưu thực hiện mở rộng chiến tranh xâm lược Đông Dương
- * Âm mưu: - Tiến hành “Việt Nam hóa chiến tranh”, Mỹ tiếp tục âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” nhằm giảm xương máu người Mĩ trên chiến trường và mở rộng ra toàn Đông Dương, dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương. Thay thế xương máu của người Mĩ trên chiến trường bằng xương máu người Việt, người Đông Dương ; hay nói như cách nói của người Mĩ là thực chất Việt Nam hóa chiến tranh là thay đổi màu da những xác chết
- * Thủ đoạn: - Mĩ tiếp tục tăng cường số lượng quân đội Sài Gòn thay thế cho quân Mĩ, tăng cường trang thiết bị hiện đại - Mở rộng chiến tranh xâm lược sang Đông Dương: Campuchia (1970) , can thiệp vào cuộc xâm lược Lào (1971) nhằm phá vỡ tinh thần đoàn kết nhân dân 3 nước Đông Dương và mở rộng chiến tranh sang Đông Dương hóa chiến tranh. - Lợi dụng mâu thuẫn Liên xô – TQ, Mĩ tìm các biện pháp thỏa hiệp với TQ, hòa hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta - Sẵn sàng Mĩ hóa trở lại khi cần thiết
- * Thủ đoạn: Tuy không khác về bản chất, nhưng về hành động thì có thay đổi: Mĩ tuyên bố phi mĩ hóa chiến tranh Việt Nam, rút quân về nước, tăng cường quân đội Sài Gòn, viện trợ quân đội Sài Gòn. Can thiệp xâm lược các nước Đông Dương nhằm phá hoại tinh thần 3 nước Đông Dương. Hạn chế ảnh hưởng TQ – Liên Xô đến cuộc kháng chiến của chúng ta và sẵn sàng mĩ hóa trở lại khi cần Như vậy chúng ta thấy âm mưu Mĩ và hành động trong Việt nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh không còn chỉ dừng lại ở miền nam Việt Nam bắn phá miền Bắc mà còn mở rộng ra Đông Dương
- QUÂN ĐỘI SÀI GÒN
- CỐ VẤN QUÂN SỰ MỸ CHỈ HUY QUÂN ĐỘI SÀI GÒN
- VŨ KHÍ VÀ PHƯƠNG TIỆN CHIẾN TRANH CỦA MỸ
- VŨ KHÍ VÀ PHƯƠNG TIỆN CHIẾN TRANH CỦA MỸ
- VŨ KHÍ VÀ PHƯƠNG TIỆN CHIẾN TRANH CỦA MỸ
- VŨ KHÍ VÀ PHƯƠNG TIỆN CHIẾN TRANH CỦA MỸ
- III. CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC “VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH” VÀ “ĐÔNG DƯƠNG HÓA CHIẾN TRANH” CỦA MĨ (1969- 1973). 2. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và“Đông Dương hóa chiến tranh” của Mỹ. Những thắng lợi chung của 3 nước Đông Dương trên các mặt trận chính trị, ngoại giao, quân sự trong chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông D ng hóa chi n tranh”. ? ươ ế
- * Chính trị, ngoại giao: - 06/06/1969, Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập thay cho mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, là bước tiến rất lớn cho thấy chúng ta đã đấu tranh thành công trong đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao, ở SG lúc này bao gồm 2 chính phủ: VNCH và chính phủ CMLT miền Nam VN , chính phủ CMLT miền nam VN đã đáp ứng đúng nguyện vọng đông đảo tầng lớp nhân dân là chống Mĩ, chống sự áp bức bóc lột chính quyền Sài Gòn nên tuy mới thành lập nhưng được 23 nước công nhận, có 21 nước đặt quan hệ ngoại giao - Hội nghị cấp cao 3 nước Việt Nam-Lào- Campuchia họp (04/1970), thể hiện quyết tâm của 3 nước đoàn kết chiến đấu chống Mĩ.
- Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát (1913-1989) Chủ tịch Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (1969-1976)
- * Nguồn gốc của Việt Nam Cộng hòa : Nguồn gốc của Việt Nam Cộng hòa bắt nguồn từ Chiến tranh Đông Dương. Sau Thế chiến II, phong trào Việt Minh do Hồ Chí Minh lãnh đạo đã tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Cuối năm 1945, thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Việt Nam. Năm 1949, bằng một hiệp định với thực dân Pháp, một nhóm chính trị gia chống Cộng đã thành lập Quốc gia Việt Nam với Bảo Đại là Quốc trưởng. Sau khi Pháp thất bại và rút quân về nước năm 1954, Hoa Kỳ thế chỗ Pháp, tiếp tục hậu thuẫn chế độ Quốc gia Việt Nam nhằm ngăn chặn việc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản toàn bộ đất nước. Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã phế truất Bảo Đại vào năm 1955 sau một cuộc trưng cầu dân ý được Hoa Kỳ hậu thuẫn. Quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Việt Nam Cộng hòa vào ngày 26 tháng 10 năm 1955
- Vua Bảo Đại (Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy) Vị vua cuối cùng của triều Nguyễn Tháng 9/1945, ông được chủ tịch Hồ Chí Minh mời ra Hà Nội nhận chức “Cố vấn tối cao Chính phủ Lâm thời Việt Nam”. Đến ngày 6/1/1946, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- MV Đóng lại câu chuyện tình của vua Bảo Đại
- Chính khách Ngô Đình Diệm (1901-1963) Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng Hòa (1955-1963)
- Tướng Nguyễn Văn Thiệu(1923-2001) sau đó nắm quyền tổng thống VNCH trong giai đoạn 1967-1975
- HÌNH ẢNH VỀ Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam
- HÌNH ẢNH VỀ VNCH
- Hoàng thân Norodom Shihanouk; Cố vấn Nguyễn Hữu Thọ; Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Hoàng thân Souphanouvong tại Hội nghị Cấp cao ba nước Đông Dương, năm 1970
- * Chính trị, ngoại giao: - Hội nghị được tổ chức tại vùng biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc. Tham gia hội nghị có 4 đoàn đại biểu: Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa do Thủ tướng phạm Văn Đồng dẫn đầu; Đoàn đại biểu Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam do chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ dẫn đầu; Đoàn đại biểu Chính phủ Lào do chủ tịch Xu-pha-nu-vông dẫn đầu; Đoàn đại biểu Chính phủ Vương quốc Campuchia do Quốc Vương Nô-rô-đôm Xi-ha-núc dẫn đầu. Trong ảnh là cảnh 4 nhà đại diện cấp cao của 4 đoàn đại biểu khoác chặt tay nhau, biểu thị quyết tâm của nhân dân ba nước đoàn kết chiến đấu chống Mĩ.
- * Chính trị, ngoại giao: Thành công của hội nghị là một thắng lợi to lớn của ta về chính trị, ngoại giao, đã làm thất bại âm mưu chống phá và chiếm các dân tộc Đông Dương của đế quốc Mĩ. - Ở các thành thị, phong trào đấu tranh chính trị của các tầng lớp nhân dân diễn ra sôi nổi. - Ở nông thôn phong trào phá ấp chiến lược, đã góp phần mở rộng vùng giải phóng. * Ý nghĩa: Những thắng lợi trên đây đã làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch theo chiều hướng có lợi cho ta, tạo thời cơ thuận lợi để ta mở rộng cuộc tiến công chiến lược 197
- * Chính trị, ngoại giao: + sự kiện 27/1/1973, kí hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh xâm lược miền nam của Mĩ → đánh bại được chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, Đông Dương hóa chiến tranh của Mĩ với sự kết hợp chính quyền Sài Gòn nhằm âm mưu chia cắt lâu dài miền nam Việt Nam, biến miền nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của mĩ, ngăn cản quá trình thống nhất 2 miền Nam Bắc.
- * Quân sự: - 1969, khi Mĩ triển khai chiến lược chiến tranh này, nhân dân 3 nước đông dương cũng đã đoàn kết trong một mục tiêu chung chống lại sự can thiệp, xâm lược của đế quốc Mĩ - T4/1970 hội nghị quân sự cao cấp 3 nước đã được tổ chức (Lào, VN, Campuchia ) thể hiện rất rõ tinh thần đoàn kết nhân dân 3 nước Đông Dương chống Mĩ
- * Quân sự: - Trên cơ sở thống nhất của 3 nước Đông Dương , chúng ta đã giành những thắng lợi quân sự mang tính chất quyết định + Tháng 4-6/1970 quân đội giải phóng VN + Campuchia đánh bại 10 vạn quân Sài Gòn, Mĩ đập tan âm mưu xâm lược Campuchia của Mĩ + 12-2 đến 23-3-1971, quân giải phóng đã phối hợp với bộ đội Lào đánh tan cuộc hành quân mang tên Lam sơn-719 của 4,5 vạn quân Mĩ - ngụy mà Mĩ đã triển khai xâm lược lào trên đường 9-Nam Lào → loại khỏi vòng chiến đấu 22000 tên địch
- * Quân sự: + 30/3/1972 Chúng ta quyết định mở cuộc tấn công chiến lược 1972 chọn Quảng trị làm hướng tấn công chủ yếu. Mùa hè năm đó được biết đến: mùa hè đỏ lửa Quảng Trị → sự khốc liệt ở chiến trường Việt nam + cuối 6/1972 ta chọc thủng phòng tuyến Quảng Trị, đồng thời chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của địch: Quảng trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Thắng lợi quân sự đã cho thấy hệ thống phòng thủ của chính quyền Sài Gòn đã hoàn toàn lung lay
- * Quân sự: Ý nghĩa quan trọng: khiến cho Mĩ tuyên bố Mĩ hóa trở lại hay nói cách khác là phá sản chiến lược VN hóa chiến tranh. → Đó là lời tuyên bố tổng thống mĩ Nixon :ném bom phá miền bắc, tập trung đánh 2 thành phố lớn ở miền Bắc: Hà Nội, Hải Phòng, sẽ đưa miền Bắc về thời kì đồ đá nhằm đè bẹp ý chí chống Mĩ của nhân dân ta. → Kết quả là 1972 quân và dân miền Bắc đánh tan cuộc phá hoại bằng máy bay B52 của Mĩ trên bầu trời HN, HP khiến cho sự thất bại quân sự đó buộc mĩ phải kí hiệp định Pari 1973
- Đại tướng Võ Nguyên Giáp (giữa) và trung tướng Đồng Sỹ Nguyên (bên phải) trong chiến dịch đường 9 Nam Lào 1971
- Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào.
- Quân đội NDVN trong Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào.
- Quân đội NDVN hiệp đồng chiến đấu với bạn Lào trong Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào.
- Chiến thắng trong Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào.
- So sánh giữa hai cuộc chiến tranh 1961-1973:
- Tìm hiểu thêm “Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm Có tuổi hai mươi thành sóng nước Vỗ đôi bờ mãi mãi ngàn năm” Bốn câu thơ trên nằm trong bài thơ “Lời người bên sông” của Lê Bá Dương. Câu thơ gợi nhớ đến trận chiến khốc liệt ở thành cổ Quảng Trị mùa hè năm 1972. Chỉ trong 81 ngày đêm với chiến dịch tái chiếm Thành Cổ, số bom đạn mà quân đội Mỹ - Ngụy đã ném xuống tương đương với sức công phá của 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Hiroshima năm 1945
- Tìm hiểu thêm “Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta”” Khát vọng, niềm tin tất thắng và ý chí giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc Người dặn lại trong bản Di chúc lịch sử: “Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà” trở thành nguồn sức mạnh tinh thần to lớn cổ vũ đồng bào và chiến sĩ cả nước trong hành trình chiến đấu và chiến thắng.