Bài giảng Mĩ thuật Lớp 6 - Bài 19: Thường thức mỹ thuật: Tranh dân gian Việt Nam

ppt 25 trang phanha23b 23/03/2022 4710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Mĩ thuật Lớp 6 - Bài 19: Thường thức mỹ thuật: Tranh dân gian Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mi_thuat_lop_6_bai_19_thuong_thuc_my_thuat_tranh_d.ppt

Nội dung text: Bài giảng Mĩ thuật Lớp 6 - Bài 19: Thường thức mỹ thuật: Tranh dân gian Việt Nam

  1. BÀI 19 Thường thức mỹ thuật
  2. BÀI 19 Thường thức mỹ thuật TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM I. Vài nét về Tranh dân gian. - Tranh dân gian là loại tranh được lưu hành rộng rãi trong dân gian, được nhân dân ưa thích. Tranh được bày bán mỗi dịp xuân về Tết đến, để trang trí nên được gọi là tranh Tết. Tranh để thờ cúng nên gọi là tranh thờ. - Tranh dân gian được sản xuất ở một số địa phương như: Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội), Kim Hoàng (Hà Tây), Làng Sình (Huế) Đây là những nơi có truyền thống lâu đời về nghề vẽ, khắc và in tranh. - Tranh dân gian đều mang ý nghĩa chúc tụng, đề tài gần gũi với đời sống của nhân dân lao động.
  3. BÀI 19 Thường thức mỹ thuật TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM Tranh Hàng Trống Tranh Hàng Trống Tranh Làng Sình Tranh Đông Hồ
  4. BÀI 19 Thường thức mỹ thuật TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM I. Vài nét về Tranh dân gian Tranh Làng Sình Tranh dân gian Làng Sình (Huế), đề tài chủ yếu là các con vật và thần linh Chủ yếu dùng trong thờ cúng. Kỹ thuật in trên một bản khắc nét, mảng đen và tô thêm màu. Do thờ cúng xong đem đốt nên bị thất truyền (bây giờ còn lại khoảng 29 bản in)
  5. BÀI 19 Thường thức mỹ thuật TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM II. Hai dòng Tranh Đông Hồ và Tranh Hàng Trống 1. Tranh Đông Hồ Tranh được sản xuất tại làng Đông Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Tranh do những người dân làm ra mỗi khi nông nhàn vì vậy tranh thể hiện tâm tư tình cảm của họ rất sinh động. Tranh phản ánh cuộc sống hồn nhiên, lịch sử, phê phán thói hư tật xấu của xã hội. Tranh được in trên nhiều bản khắc, mỗi bản khắc thể hiện 1 màu. Màu được lấy từ tự nhiên. Bố cục chặt chẻ, đường nét mạnh khoẻ, toát lên vẻ mộc mạc của người dân nông thôn.
  6. BÀI 19 Thường thức mỹ thuật TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
  7. BÀI 19 Thường thức mỹ thuật TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM II. Hai dòng Tranh Đông Hồ và Tranh Hàng Trống 2. Tranh Hàng Trống Tranh được bày bán tại phố Hàng Trống Hà Nội vì vậy được gọi là tranh Hàng Trống. Tranh do nghệ nhân in và vẽ, phục vụ mục đích thờ cúng và vui chơi của tầng lớp trung lưu và thị dân. Tranh được in trên bản khắc nét còn màu sắc tự tô lấy bằng phẩm nhuộm. Bố cục và đường nét mềm mại màu sắc tươi vui. Đề tài tranh phản ánh xã hội và thần linh
  8. BÀI 19 Thường thức mỹ thuật TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
  9. BÀI 19 Thường thức mỹ thuật TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM III. GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA TRANH DÂN GIAN - Tranh dân gian đã chứng tỏ sự thống nhất, hoàn chỉnh trong nếp nghĩ và lao động có truyền thống của một dân tộc. Mang đậm đà bản sắc dân tộc. - Tranh dân gian hết sức hồn nhiên, trực cảm, tạo ra được cái đẹp hài hòa giữa ý tứ và bố cục, nét vẽ và màu sắc. - Hình tượng trong tranh có sự khái quát cao. - Bố cục tranh theo lối ước lệ, thuận mắt, có nhiều bố cục phong phú, hấp dẫn. - Các nghệ nhân đã biết khai thác nguyên liệu, họa phẩm dễ tìm kiếm trong thiên nhiên.
  10. BÀI 19 Thường thức mỹ thuật TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM VỀ NHÀ - Kể tên các tranh dân gian mà em biết ghi vào vở - Sưu tầm các bài viết và tranh dân gian - Chuẩn bị bài sau
  11. BÀI 19 Thường thức mỹ thuật TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM Hướng dẫn trò chơi - Chia lớp thành 3 đội theo từng tổ: Đội 1 (Tổ 1), Đội 2 (Tổ 2), Đội 3 (Tổ 3). - Trên hình có 8 bức tranh dân gian để lựa chọn, mỗi bức tranh tương ứng với 1 câu hỏi. Trong 8 bức tranh sẽ có 3 bức tranh may mắn (không có câu hỏi) - Đội nào trả lời đúng hoặc chọn được bức tranh may mắn sẽ đạt được 1 điểm. - Thời gian suy nghĩ cho mỗi câu là 10 giây. - Đội nào đạt được nhiều điểm đội đó chiến thắng.
  12. BÀI 19 Thường thức mỹ thuật TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
  13. BÀI 19 Thường thức mỹ thuật TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM Tranh dân gian do ai sáng tác? Tranh dân gian phục vụ những đối tượng nào? 10 Hết giờ Đáp án 5 0
  14. BÀI 19 Thường thức mỹ thuật TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM Tranh dân gian do ai sáng tác? Tranh dân gian phục vụ những đối tượng nào? Đáp án Tranh dân gian do tập thể nghệ nhân trong cộng đồng sáng tác. Tranh dân gian phục vụ quần chúng nhân dân.
  15. BÀI 19 Thường thức mỹ thuật TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM Nêu các bước làm một bức tranh Hàng Trống? 10 Hết giờ Đáp án 5 0
  16. BÀI 19 Thường thức mỹ thuật TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM Nêu các bức làm một bức tranh Hàng Trống ? Đáp án Bước 1: Khắc hình trên ván gỗ Bước 2: In bản nét (viền hình bằng màu đen) Bước 3: Tô màu bằng bút lông
  17. BÀI 19 Thường thức mỹ thuật TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM Tại sao nhiều nội dung tranh Làng Sình bị thất truyền? 10 Hết giờ Đáp án 5 0
  18. BÀI 19 Thường thức mỹ thuật TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM Tại sao nhiều nội dung tranh Làng Sình bị thất truyền? Đáp án Vì dòng tranh này dùng trong thờ cúng xong thì đốt ngay nên nhiều nội dung tranh bị thất truyền nếu không giữ lại được ván khắc.
  19. BÀI 19 Thường thức mỹ thuật TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM Tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống chú trọng tới điều gì? 10 Hết giờ Đáp án 5 0
  20. BÀI 19 Thường thức mỹ thuật TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM Tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống chú trọng tới điều gì? Đáp án Tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống chú trọng tới: Bố cục, đường nét và màu sắc
  21. BÀI 19 Thường thức mỹ thuật TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM Đề tài chủ yếu trong tranh dân gian là những đề tài gì? 10 Hết giờ Đáp án 5 0
  22. BÀI 19 Thường thức mỹ thuật TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM Đề tài chủ yếu trong tranh dân gian là những đề tài gì? Đáp án Tranh chúc tụng, ước mơ, sinh hoạt vui chơi, lịch sử, vẽ theo truyện (châm biếm), phê phán, ca ngợi, thờ cúng.
  23. BÀI 19 Thường thức mỹ thuật TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM Xin chúc mừng! Bạn đã may mắn
  24. BÀI 19 Thường thức mỹ thuật TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM Xin chúc mừng! Bạn đã may mắn
  25. BÀI 19 Thường thức mỹ thuật TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM Xin chúc mừng! Bạn đã may mắn