Bài giảng Mĩ thuật Lớp 8 - Bài 25: Vẽ trang trí: Vẽ tranh cổ động(Tiết 1) - Trần Minh Thông

ppt 37 trang phanha23b 23/03/2022 5610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Mĩ thuật Lớp 8 - Bài 25: Vẽ trang trí: Vẽ tranh cổ động(Tiết 1) - Trần Minh Thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mi_thuat_lop_8_bai_25_ve_trang_tri_ve_tranh_co_don.ppt

Nội dung text: Bài giảng Mĩ thuật Lớp 8 - Bài 25: Vẽ trang trí: Vẽ tranh cổ động(Tiết 1) - Trần Minh Thông

  1. CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ HỘI GIẢNG Môn: Mĩ thuật Lớp: 8A1 Trường THCS&THPT Thạnh Thắng Gv: Trần Minh Thông
  2. KIỂM TRA ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
  3. Bức tranh (1, 2) thuộc thể loại tranh gì? 1 2
  4. Bài 25: Vẽ trang trí VẼ TRANH CỔ ĐỘNG (Tiết 1) I. Quan sát, nhận xét
  5. Câu 1: Tranh cổ động thuộc loại tranh nào? a. Hội họa b. Đồ họa c. Bích họa
  6. Câu 2: Tranh cổ động còn gọi là tranh gì? . a. Tranh tuyên truyền b. Tranh quảng cáo c. Tranh áp phích d. Tất cả các ý trên
  7. Câu 3. Tranh cổ động là loại tranh như thế nào? a. Dùng để tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. b. Dùng để tuyên truyền cho các hoạt động xã hội và giới thiệu sản phẩm hàng hóa. c. Cả a và b .
  8. Câu 4: Hãy tìm từ điền vào chỗ trống ( ) cho đủ nghĩa câu sau: - Tranh cổ động thường được đặt ở nơi công cộng , nơi có nhiều người qua lại nhằm để thu hút sự chú ý của nhiều người.
  9. Từ thời xa xưa, mỗi khi có lệnh truyền của vua, quan thì người ta viết chiếu chỉ hoặc lệnh vào những tờ giấy to dán lên tường nơi công cộng để công chúng xem. Từ những bước đầu của hình thức truyền tin này, dần dần người ta sử dụng để quảng cáo hàng, với nhiều chữ giới thiệu và hình nhỏ minh họa món hàng quảng cáo. Vào thế kỷ XIX, kinh tế tư bản phát triển thì hình thức quảng cáo này càng được mở rộng, người ta vẽ mẫu hàng cần quảng cáo là chủ yếu và chữ thì dùng ít.
  10. Ngày nay tranh cổ động không còn trong phạm vi hẹp về nội dung và mục đích nữa, nó không chỉ phục vụ cho kinh tế thương nghiệp mà còn cho văn hóa, xã hội nhất là từ thế kỷ XX thì thể loại tranh này đã là vũ khí sắc bén phục vụ cho chính trị và là tài liệu mĩ thuật, cho giáo dục thẩm mĩ.
  11. 1. Tranh cổ động là gì?
  12. 1. Tranh cổ động là gì? * Tranh cổ động thuộc loại tranh đồ họa, có nhiều tên gọi: tranh tuyên truyền, tranh áp phích, tranh quảng cáo thường có nội dung để tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước và tuyên truyền cho các hoạt động xã hội và giới thiệu sản phẩm hàng hóa
  13. Tranh cổ động là một loại hình nghệ thuật có sức truyền cảm cao đối với người xem. Tùy thuộc vào từng đối tượng mà tranh cổ động được gọi bằng những tên khác nhau.
  14. Tranh tuyên truyền cho hàng hóa gọi là tranh quảng cáo, tranh giới thiệu về kịch sân khấu, phim ảnh gọi là áp phích, còn tranh vẽ tuyên truyền cho nhiệm vụ chính trị thì gọi đúng tên là tranh cổ động. Song hành với các loại hình nghệ thuật khác, hội họa nói chung và tranh cổ động nói riêng đã góp phần quan trọng vào thành công của cách mạng nước nhà trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, Mĩ cũng như công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước
  15. 2. Đặc điểm tranh cổ Động: Nội dung của tranh cổ động được thể hiện như thế nào? - Phong phú - Cô đọng - Dễ hiểu Tranh cổ động thường thể hiện qua hai vấn đề: Phát triển và phòng chống
  16. Phát triển các ngành nghề.
  17. Tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội
  18. * Bố cục tranh cổ động: Thường là các mảng hình lớn tạo nên sự khỏe khoắn, mạnh mẽ, dễ nhìn, dễ hiểu. * Hình ảnh và chữ minh họa của tranh cổ động: - Hình ảnh cần cô đọng, dễ hiểu. - Chữ phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ đọc, dễ hiểu.
  19. * Sự khác nhau giữa tranh đề tài và tranh cổ động. Tranh đề tài Tranh cổ động a. Treo trong nội thất a. Treo nơi công cộng, ngoài trời b. Có tính dài lâu b. Có tính nhất thời c. Không mang tính phổ cập c. Mang tính phổ cập dễ hiểu d. Không có chữ d. Có chữ e. Chất liệu phong phú e. Chất liệu hạn chế f. Thuộc thể loại hội hoạ f. Thuộc thể loại đồ hoạ
  20. * Các đề tài chính của tranh cổ động : *Tranh cổ động phục vụ chính trị :
  21. * Các đề tài chính của tranh cổ động : *Tranh cổ động phụ vụ thương mại :
  22. * Các đề tài chính của tranh cổ động : *Tranh cổ động về văn hoá, y tế, giáo dục, thể thao, bài trừ tệ nạn xã hội
  23. Bài 25: Vẽ trang trí VẼ TRANH CỔ ĐỘNG (Tiết 1) I. Quan sát, nhận xét II. Cách vẽ
  24. Em hãy sắp xếp các bước vẽ tranh cổ động sao cho hợp lí? 1. Phác thảo bố cục 2. Tìm và chọn nội dung 3. Vẽ màu 4. Vẽ hình. 1. Tìm và chọn nội dung 2. Phác thảo bố cục 3. Vẽ hình. 4. Vẽ màu
  25. 1. Tìm và chọn nội 2. Phác thảo bố cục dung Tác hại của thuốc lá đối với con người.
  26. 3. Vẽ hình. 4. Vẽ màu (tiết sau)
  27. Tranh cổ động là để tuyên truyền cho người dân, dù vẽ theo phong cách gì, nghệ thuật cao đến đâu cũng phải cho mọi người hiểu bức tranh muốn nói gì. Đấy là một tiêu chuẩn. Tranh cổ động là loại tranh trí tuệ, nhưng nếu vận dụng trí tuệ quá cao siêu thì không ai hiểu và phản tác dụng. Bởi vậy, người vẽ tranh cổ động phải tìm những hình tượng và cách vẽ phù hợp với đối tượng rộng rãi người xem tranh. Nhưng cũng không vì thế mà hạ thấp nghệ thuật, tầm thường hóa bức tranh đến độ không còn giá trị thẩm mĩ.
  28. TRANH CỔ ĐỘNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI
  29. Tranh cổ động kỷ niệm các ngày lễ
  30. MỘT SỐ TRANH CỔ ĐỘNG CỦA HỌC SINH
  31. * Em hãy vẽ một bức tranh cổ động tự chọn nội dung mà em yêu thích trên khổ giấy A4.
  32. Đánh giá kết quả học tập Nhận xét bài vẽ về: + Nội dung + Bố cục + Chữ viết + Hình ảnh
  33. DẶN DÒ - Tiếp tục hoàn thành phần vẽ hình (nếu chưa xong). - Chuẩn bị cho tiết sau (vẽ màu). - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cho bài vẽ màu