Bài giảng môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 1: Sống giản dị

ppt 22 trang thanhhien97 4470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 1: Sống giản dị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_bai_1_song_gian_di.ppt

Nội dung text: Bài giảng môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 1: Sống giản dị

  1. Tình huống Suy nghĩ của em như thế nào về hai bạn sau? 1. Gia đình Trang có cuộc sống sung túc, khá giả nhưng Trang ăn mặc rất giản dị, chăm học, chăm làm. - Trang sống giản dị, phù hợp với tác phong của học sinh 2. Gia đình Linh có mức sống bình thường (bố mẹ Linh đều là nông dân) nhưng Linh ăn mặc rất diện, chau chuốt quá nhiều về hình thức, còn học tập thì lười biếng. - Linh đua đòi, ăn chơi không phù hợp với hoằn cảnh bản thân
  2. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập
  3. Thảo luận nhóm Nhóm 1: Tìm chi tiết thể hiện cách ăn mặc, thái độ, tác phong, lời nói của Bác? Nhóm 2: Em có nhận xét gì về cách ăn mặc, tác phong và lời nói của Bác Hồ trong truyện đọc? Nhóm 3: Theo em, trang phục, tác phong và lời nói của Bác đã tác động như thế nào đến tình cảm của nhân dân ta?
  4. Thảo luận nhóm Nhóm 1: Tìm chi tiết thể hiện cách ăn mặc, thái độ, tác phong, lời nói của Bác? - Bác mặc bộ quần áo ka-ki, đội mũ vải đã ngả màu và đi một đôi dép cao su. - Bác cười đôn hậu và vẫy tay chào mọi người. - Thái độ của Bác: Thân mật như người cha đối với các con. - Giọng nói ấm áp, gần gũi, câu hỏi mộc mạc: Tôi nói đồng bào nghe rõ không ? Nhóm 2: Em có nhận xét gì về cách ăn mặc, tác phong và lời nói của Bác Hồ trong truyện đọc? - Bác ăn mặc đơn sơ, không cầu kì, phù hợp với hoàn cảnh đất nước. - Thái độ chân tình, cởi mở, không hình thức, lễ nghi nên đã xua tan tất cả những gì còn cách xa giữa vị Chủ tịch nước và nhân dân. - Lời nói của Bác dễ hiểu, gần gũi thân thương với mọi người. Nhóm 3: Theo em, trang phục, tác phong và lời nói của Bác đã tác động như thế nào đến tình cảm của nhân dân ta? - Từ trang phục, tác phong và lời nói của Bác trong ngày Tuyên ngôn Độc lập làm cho hình ảnh của Bác trở nên trong sáng, cao đẹp hơn trong lòng của nhân dân Việt Nam.
  5. Biểu hiện của giản dị Biểu hiện trái với giản dị - Không xa hoa lãng phí - Sống xa hoa, lãng phí, phô - Không cầu kì kiểu cách trương về hình thức, học đòi - Không chạy theo những trong ăn mặc, cầu kì trong nhu cầu vật chất và hình cử chỉ sinh hoạt, giao tiếp thức bề ngoài - Thẳng thắn,chân thật, gần gũi với mọi người trong cuộc sống hàng ngày
  6. Những biểu hiện của sống giản Những biểu hiện của lối sống dị không giản dị -Trang phục gọn gàng, sạch -Tiêu nhiều tiền bạc vào sẽ những việc không cần thiết -Ăn nói nhẹ nhàng, lễ phép, -Nói năng, xưng hô tùy tiện, dễ hiểu không đúng phép tắc -Tiêu xài tiền bạc hợp lý, -Hay chạy theo mốt nọ, mốt đúng mức kia -Đi đứng đàng hoàng -Thích chưng diện nhưng nghiêm trang, không điệu không phù hợp với điều kiện bộ, kiểu cách gia đình, -Không ăn chơi, đua đòi chạy theo mốt, .
  7. Pháp lệnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí năm 1998 Điều 1 - Tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, vốn và tài sản nhà nước, đất đai, trụ sở làm việc, nhà công vụ, tài nguyên thiên nhiên, vốn đầu tư xây dựng, vốn và tài sản tại doanh nghiệp nhà nước phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của Pháp lệnh này. - Mọi công dân có nghĩa vụ thực hành tiết kiệm trong sản xuất, tiêu dùng để dành vốn cho đầu tư phát triển, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
  8. Tình huống TH1: Anh trai của Nam thi đỗ vào trường chuyên THPT của tỉnh, có giấy nhập học, anh đòi bố mẹ mua xe máy. Bố mẹ Nam rất đau lòng vì nhà nghèo chỉ đủ tiền ăn học cho các con, lấy đâu tiền mua xe máy! TH2: Lan hay đi học muộn, kết quả học tập chưa cao nhưng Lan không cố gắng rèn luyện mà suốt ngày đòi mẹ mua sắm quần áo, giày dép, thậm chí cả đồ mĩ phẩm trang điểm.
  9. Tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về việc thực hiện “Kiệm” * Kiệm là “Tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”. Cần với kiệm đi đối với nhau như hai chân của một người. Cần mà không kiệm “thì làm chừng nào xào chừng ấy”, cũng như một cái thùng không đáy, nước đổ vào chừng nào, chảy ra hết chừng ấy, không lại hoàn không. Kiệm mà không cần, thì không tăng thêm, không phát triển được. Bác cho rằng cần phải tiết kiệm cả của cải, thời gian và sức lực, bởi của cải nếu hết còn có thể làm ra được, còn thời gian đã qua đi, không bao giờ quay trở lại. Muốn tiết kiệm thời gian, bất kỳ việc gì, nghề cũng phải chăm chỉ, làm nhanh, không nên lần nữa. Không nên ngồi lê, nói chuyện phiếm, làm mất thời giờ của người khác. Theo Bác “Tiết kiệm không phải là bủn xỉn”.
  10. Bác đến thăm một trại nhi đồng ở Việt Bắc năm 1950 Bác chia kẹo cho các trẻ em Bác thăm xưởng công binh tại một Người dạy nhân dân tăng gia sản căn cứ Việt Bắc xuất