Bài giảng môn học Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 7,8: Văn bản "Đấu tranh vì một thế giới hòa bình"

ppt 65 trang thanhhien97 4190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 7,8: Văn bản "Đấu tranh vì một thế giới hòa bình"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_hoc_ngu_van_lop_9_tiet_78_van_ban_dau_tranh_vi.ppt

Nội dung text: Bài giảng môn học Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 7,8: Văn bản "Đấu tranh vì một thế giới hòa bình"

  1. Quan sát và cho biết các hình ảnh đó nói về vấn đề gì ? Em biết gì về nguyên nhân ? Vấn đề đó gây ra hậu quả nào ?
  2. I. Đọc, tìm hiểu chung. 1. Tác giả: Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két (1928- 2014) - Nhà văn: Cô-lôm-bi-a. - Ông là tác giả của nhiều tiểu thuyết và tập truyện ngắn theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo.
  3. I. Đọc, tìm hiểu chung. 1. Tác giả 2. Tác phẩm: trích từ tham luận đọc tại cuộc họp của 6 nước ra bản tuyên bố chung kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khí hạt nhân
  4. 3. Phương thức biểu đạt - Nghị luận kết hợp với biểu cảm
  5. 3. Bố cục: Chia 4 phần + PhÇn 1: TõH·y®Çu nªu bèvËn côcmÖnh cña thÕvăn giíi : nguy c¬ h¹t nh©n ®e do¹ sù sèngb¶n?trªn tr¸i ®Êt . + Phần 2: Tiếp cho toàn thế giới : chạy đua chiến tranh hạt nhân là cực kỳ tốn kém + Phần 3: Tiếp điểm xuất phát của nó: chiến tranh hạt nhân là hành động cực kỳ phi lý + Phần 4: Còn lại: Ngăn chặn chiến tranh là nhiệm vụ của mọi người .
  6. II. Tìm hiểu văn bản 1. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ sự sống trên trái đất
  7. 1. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ sự sống trên trái đất Tác giả đã nêu ra những chứng cớ nào? ? Để làm rõ luận điểm này, tác giả đã đua ra những luận cứ nào về lí lẽ?
  8. 1. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ sự sống trên trái đất - Lý lẽ : + Chiến tranh hạt nhân là sự tàn phá huỷ diệt. + Phát minh hạt nhân quyết định sự sống còn trên thế giới. - Chứng cớ : + Ngày 8 –8 –1986, hơn 50000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí khắp hành tinh. + Tất cả mọi người ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ. + Tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến chuyển hết thảy.
  9. - “Hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh, mỗi người đang ngồi trên 4 tấn thuốc nổ – sẽ làm biến hết thảy mọi dấu vết của sự sống trên Trái Đất.” - “Có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh xoay quanh Mặt Trời cộng thêm 4 hành tinh nữa và phá huỷ thế thăng bằng của hệ Mặt Trời.” - Nghệ thuật: câu hỏi tu từ, cách đặt vấn đề độc đáo bằng số liệu cụ thể. => Nhấn mạnh sức tàn phá khủng khiếp của kho vũ khí hạt nhân.
  10. 1- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ sự sống trên trái đất - Nêu vấn đề trực tiếp. - Lý lẽ kết hợp với dẫn chứng đều dựa trên sự tính toán khoa học, kết hợp với sự bộc lộ trực tiếp thái độ của tác giả. =>Tác động mạnh mẽ và khơi gợi sự đồng tình. ? Theo em cách đưa chứng cớ và lý lẽ trong đoạn văn này có gì đặc biệt ? Tác dụng?
  11. Thái độ của tác giả: - Nguy cơ ghê gớm đó đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clét. - Không có một ngành khoa học nào tiến bộ nhanh như ngành công nghiệp hạt nhân. - Không có 1 đứa con tài năng nào lại có tầm quyết định quan trọng như vậy đối với đất nước + Nghệ thuât: so sánh, lâp luận sắc sảo => Phê phán mặt trái của những phát minh khoa học. * Sức hủy diệt và tàn phá ghê gớm của vũ khí hạt nhân đang đe dọa trực tiếp cuộc sống trên trái đất.
  12. 2 - Những tổn thất mà cuộc chạy đua vũ trang gây ra Nhóm 1: So sánh chi phí chuẩn bị chiến Thảo luận: Lập tranh hạt nhân với lĩnh vực xã hội; bảng thống kê so Nhóm 2: So sánh chi phí chuẩn bị chiến sánh chi phí tranh hạt nhân với lĩnh vực y tế; chuẩn bị chiến tranh hạt nhân Nhóm 3: So sánh cho phí chuẩn bị chiến với các lĩnh vực tranh hạt nhân với lĩnh vực tiếp tế thực xã hội; y tế; tiếp phẩm; tế thực phẩm; Nhóm 4: So sánh cho phí chuẩn bị chiến giáo dục. tranh hạt nhân với lĩnh vực giáo dục.
  13. Gần bằng chi phí cho 100 100 tỉ USD để giải quyết những vấn đề máy bay ném bom và 700 tên cấp bách, cứu trợ y tế, giáo dục cho 500 triệu trẻ em nghèo trên thế giới. lửa (chứa đầu đạn hạt nhân)
  14. Bằng giá 10 tàu bay Ni-mít Y tế: Phòng bệnh 14 năm, phòng bệnh sốt rét cho 1 tỉ và cứu 14 mang vũ khí hạt nhân. triệu trẻ em Châu Phi.
  15. Thực phẩm: Năm 1985 có 578 Gần bằng kinh phí sản xuất triệu người thiếu dinh dưỡng. 149 tên lửa MX.
  16. Xoá nạn mù chữ cho toàn thế Bằng tiền đóng 2 tàu ngầm giới. mang vũ khí hạt nhân.
  17. Câu hỏi: Qua số liệu trong bảng so sánh trên, các em có nhận xét gì về cuộc chạy đau vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân? Trả lời: Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân là sự tốn kém và phi lí. Nó đã và đang cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để cải thiện cuộc sống con người.
  18. Câu hỏi: Qua các phương tiện thông tin đại chúng (đài, báo) các em biết nhân loại đã tìm cách nào để hạn chế chạy đua chiến tranh hạt nhân? Trả lời: Liên hợp quốc triệu tập các nước tư bản đưa ra các hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân, hạn chế sản xuất đầu đạn hạt nhân
  19. 2 - Những tổn thất mà cuộc chạy đua vũ trang gây ra - So sánh bằng các dẫn chứng cụ thể, số liệu chính xác, thuyết phục. ? Tác dụng của Nhằm làm nổi bật và nhấn cách lập mạnh: luận đó ? - Tính chất phi lí và sự tốn kém ? Ở đây cách ghê gớm của cuộc chạy đua vũ lập luận của trang. tác giả có gì - Làm mất đi khả năng để con đặc biệt ? người được sống tốt đẹp hơn.
  20. 3. Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại với quy luật tự nhiên và đi ngược lại với lí trí của con người.
  21. Câu hỏi: Tại sao tác giả nói chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí của tự nhiên và lí trí của con người ? Trả lời: Vì chiến tranh hạt nhân không chỉ tiêu diệt con người mà còn tiêu diệt cả sự sống trên trái đất.
  22. Câu hỏi: Để làm rõ nhận định này, tác giả đã đưa ra những chứng cứ nào? Sự tiến hóa của tự Sự phát triển của nhiên và con người khoa học và trí tuệ
  23. Sự tiến hóa của tự nhiên và Sự phát triển của khoa học và con người trí tuệ • 380 triệu năm con bướm mới bay được ▪ Thế nhưng ngày nay khoa học • 180 triệu năm bông hồng mới nở, chỉ để và trí tuệ chỉ cần bấm nút một làm đẹp cái là cả qúa trình tiến hóa lại trở • Trải qua4 kỉ điạ chất con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu về với điểm xuất phát của nó. Quá trình lâu dài Thời gian ngắn Bấm nút 1 cái Trở về với điểm xuất phát của nó.
  24. Câu hỏi: Qua những chứng cứ mà tác giả đưa ra em có nhận xét gì về tác hại của chiến tranh hạt nhân ? Trả lời : Chiến tranh hạt nhân nổ ra không chỉ tiêu diệt nhân loại mà còn tiêu hủy mọi sự sống trên trái đất
  25. Câu hỏi: Sau khi chỉ ra sự hiểm họa của chiến tranh hạt nhân, tác giả có dẫn người đọc đến sự bi quan không? Vậy tác giả hướng người đọc tới thái độ như thế nào? Trả lời: Không dẫn người đọc đến sự bi quan mà hướng họ tới một thái độ tích cực: Kêu gọi mọi người đứng lên đấu tranh, ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cho một thế giới hòa bình.
  26. 4. Nhiệm vụ đấu tranh cho một thế giới hòa bình
  27. 4. Nhiệm vụ đấu tranh cho một thế giới hòa bình - Ngăn chặn chiến tranh hạt nhân. - Lên án những thế lực tàn bạo đã đẩy con người vào thảm họa hạt nhân.
  28. BOM NGUYÊN TỬ CỦA MỸ NÉM XUỐNG NHẬT BẢN NĂM 1945
  29. Ký ức 70 năm về vụ ném bom nguyên tử Hiroshima Buổi sáng mùa hè ngày 6/8/1945, cô bé Yukiko Nakabushi đang chơi đùa trong trường mẫu giáo thì một ánh sáng lóe lên cùng tiếng nổ cực lớn. Cả thành phố Hiroshima sau đó biến thành địa ngục. Đám khói bốc lên khi bom nguyên tử đánh xuống Hiroshima được quân đội Mỹ chụp lại ngày 6/8/1945
  30. (Lời kể của bà Nakabushi – nhân chứng may mắn sống sót sau thảm họa Hiroshima) Đó là một buổi sáng mùa hè ấm áp, cô bé Nakabushi 5 tuổi là người đầu tiên có mặt tại trường mẫu giáo.Yukiko chơi đùa một mình lặng lẽ trong lúc chờ đợi các bạn mình tới lớp. Nhưng họ đã không bao giờ đến. Đúng 8h15, tất cả những gì cô bé cảm nhận được chỉ là ánh sáng chói lóa cùng một tiếng nổ cực lớn. Trong giây phút đó, quả bom nguyên tử đầu tiên mà thế giới biết tới đã được ném xuống thành phố Hiroshima. 70 năm sau, bà Nakabushi, hiện 75 tuổi, là một trong 183.519 người sống sót sau vụ ném bom nguyên tử năm 1945. Họ được gọi là những hibakusha, những con người mà ký ức tại thời điểm đó đã in sâu và ám ảnh tâm trí của họ.
  31. Sự sống sót của bà Nakabushi tượng trưng cho nhiều sự may mắn ngẫu nhiên, từ việc trường mẫu giáo đã vô tình bảo vệ bà khỏi phơi nhiễm phóng xạ, đến việc thoát khỏi ngôi trường trước khi nó sập xuống. Bà đã sống sót dù chỉ cách tâm vụ nổ hơn một dặm. Hồi tưởng lại vụ thả bom, điều tiếp theo bà Nakabushi có thể nhớ được sau ánh sáng chói mắt là việc đứng bên ngôi nhà đổ nát của mình ngay đối diện trường mẫu giáo, chứng kiến ông của mình đang cố gắng giải thoát bà ra khỏi đống đổ nát. Mẹ của bà Nakabushi không được may mắn như vậy. Quả bom phát nổ cách nơi bà và họ hàng làm việc chỉ nửa dặm. Bà đã ngay lập tức bị thiêu sống. "Mẹ của tôi bị bỏng nặng nhiều vết trên khắp cơ thể nhưng đã cố gắng để trở về nhà", bà Nakabushi nhớ lại. "Ông tôi kể lại rằng ngay khi biết được tôi còn sống, mẹ đã ngất đi. Mọi người đều nói với tôi rằng mẹ tôi cố gắng về được nhà để biết rằng tôi vẫn ổn dù bà bị thương rất nặng. Tôi đã hiểu được tình yêu của mẹ từ khi còn rất bé".
  32. "Gia đình tôi sau đó đến vùng ngoại ô thành phố với mẹ tôi trên một chiếc xe hai bánh và tôi sẽ không bao giờ quên được cảnh tượng mình chứng kiến lúc đó. Quang cảnh thành phố hoàn toàn thay đổi. Những ngôi nhà biến mất, và chúng tôi thấy hàng trăm người với những vết bỏng đang lê lết", bà tiếp tục. "Người họ phủ đầy tro tàn từ đầu tới chân, tóc dựng đứng và những mảng da thịt cháy xém bong tróc trên toàn bộ cơ thể như những miếng giẻ cũ. Giống như bạn đang chứng kiến một đội quân ma quỷ vậy. 'Nước, nước', họ van xin nhưng chúng tôi chẳng thể làm được gì. Chính gia đình tôi cũng không có nước. Chúng tôi đi qua hai cây cầu và chứng kiến những cảnh tượng kinh khủng. Nhiều xác chết và cả người còn sống bị cuốn đi". Gia đình bà Nakabushi cuối cùng cũng tìm được một nơi trú ẩn nhỏ hẹp. "Thứ mùi ở đó thật kinh khủng. Những người bị thương van xin nước uống. Nhưng chúng tôi được cảnh báo không cho họ uống vì họ sẽ chết ngay sau ngụm đầu tiên. Đó là sự thật", bà kể. "Những tiếng kêu than, rên rỉ rồi cũng nhỏ dần đi và từng người một lần lượt qua đời. Mẹ tôi đã ra đi ngay bên cạnh mà tôi không hề biết vào ngày 8/8. Bà đã không thể thấy ba và anh trai tôi lần cuối, khi đó bà mới 31 tuổi. Tôi biết chú và bác tôi đã chết cùng một nơi. Nhưng cái chết của mẹ tôi có ảnh hưởng lớn nhất. Tôi mới năm tuổi và nó đã thay đổi cuộc đời tôi".
  33. Câu hỏi: Qua chuỗi hình ảnh trên, em hãy cho biết vì sao văn bản có tên là “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” Trả lời: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân và cuộc chạy đua vũ trang đang đe dọa cuộc sống của con người . Vì thế mọi người phải có trách nhiệm ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình. Đây chính là thông điệp mà tác giả muốn gửi tới mọi người và thể coi là như lời kêu gọi vì hành động của mình. Bởi vậy đề bài có tên là “đấu tranh cho một thế giới hòa bình” là hợp lý.
  34. III. TỔNG KẾT - Ghi nhớ