Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Sang thu"
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Sang thu"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_mon_ngu_van_lop_9_van_ban_sang_thu.ppt
Nội dung text: Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Sang thu"
- KIỂM TRA BÀI CŨ ? Hình ảnh: “mặt trời, vầng trăng, trời xanh” trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương có ý nghĩa như thế nào. Qua đó em cảm nhận được tình cảm gì của tác giả. ĐÁP ÁN -Tả thực: Đây là những hình ảnh của thiên nhiên, vũ trụ bao la, rộng lớn. - Tượng trưng: Khẳng định sự vĩ đại và vĩnh hằng của Bác trong trái tim mỗi con người Việt Nam. Qua đó tác giả thể hiện lòng kính yêu, thương nhớ và biết ơn vô hạn đối với Bác.
- TÌM TỪ KHÓA TRONG CÁC Ô CHỮ SAU Điền từ còn thiếu trong câu thơ sau: 1 “NgàyM ngày đị Ặ T qua T trên R lăng Ờ I 2 Trong câu thơ:Thấy “Kết một tràng trong hoa dâng lăng bảy rất đỏ”mươi chín mùa xuân” tác giả sửH dụng O biện Á pháp N Dnghệ Ụ thuật gì? 3 TácA giả N Viễn G Phương I A quê N ở đâu?G 4 Đây là hình ảnh mở đầu và kết thúc bài thơ “Viếng lăng 5 H À N G TBác”? R E 6 Ai Vlà tác I giả Ễ của N bài P thơ H“Viếng Ư lăng Ơ Bác”?AN G Đây là mộtẨ biện N pháp D nghệỤ thuật được tác giả sử dụng trong bài thơ?. TỪ KHÓA: M U A T H U
- NHÀ THƠ HỮU THỈNH
- - Được sáng tác vào cuối năm 1977 - Rút từ tập thơ : Từ chiến hào đến thành phố - NXB Văn học, Hà Nội năm 1991. - “Sang thu” được đánh giá là tác phẩm thành công trong những sáng tác của ông khi viết về mùa thu.
- Sang thu Bỗng nhận ra hương ổi - Chùng chình: cố ý chậm lại Phả vào trong gió se - Dềnh dàng: chậm chạp, thong thả. Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi Hữu Thỉnh
- Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Khổ 1 - Thể thơ : Ngũ ngôn Sương chùng chình qua ngõ - Phương thức biểu đạt: Miêu tả kết hợp với Hình như thu đã về biểu cảm. - Mạch cảm xúc :Từ ngỡ ngàng, bâng Sông được lúc dềnh dàng khuâng → Say sưa, ngây ngất → Chim bắt đầu vội vã ngẫm ngợi, nghĩ suy . Khổ 2 Có đám mây mùa hạ - Bố cục: 3khổ Vắt nửa mình sang thu K1: Tín hiệu báo thu về. K2: Quang cảnh đất trời sang thu. Vẫn còn bao nhiêu nắng K3: Những biến đổi âm thầm trong lòng Đã vơi dần cơn mưa Khổ 3 cảnh vật - lòng người. Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi.
- Khổ 1 Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về - Bỗng : Bất ngờ, đột ngột, ngỡ ngàng. - Hương ổi: Dịu ngọt, bình dị, quyến rũ - Phả: Trộn lẫn, toả vào ;Gió se : Gió heo may -Sương chùng chình : Từ láy gợi hình, nhân hoá - > Làn sương thu mỏng manh, nhẹ mang dáng dấp con người. - Hình như :Cảm giác chưa thật rõ ràng trong cảm nhận, như thực mà như hư. Tâm hồn nhạy cảm, tình yêu thiên nhiên của tác giả.
- Khổ 2 Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu - Dềnh dàng : Cố ý chậm lại - Sông dềnh dàng : Nhân hoá ->Dòng sông mặt nước dâng đầy, thư thái, lững lờ trôi. - Vội vã: Gấp gáp, khẩn trương - Chim vội vã:Những cánh chim bay khẩn trương chuẩn bị bay đi tránh rét. - NT: Tương phản→Mùa hạ bắt đầu qua đi mùa thu bắt đầu xuất hiện,hình ảnh mùa bắt đầu thưa vắng, hình ảnh mùa thu rõ nét dần.
- Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu - Đám mây mang vẻ đẹp của khoảnh khắc giao mùa. ->Là hình ảnh mới lạ, thể hiện sự liên tưởng, tưởng tượng hết sức độc đáo của nhà thơ. Bức tranh thu : đẹp, bình dị, êm ả, thơ mộng, nhẹ nhàng, sống động .
- Khổ 3 Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi Vẫn còn nắng : Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đã nhạt dần, không còn chói chang gay gắt. Vơi dần cơn mưa: Những cơn mưa vào thu ít đi, nhất là những trận mưa rào nên sấm cũng bớt bất ngờ trên hàng cây đứng tuổi. →Cảnh vật thiên nhiên đang giảm dần cường độ, mức độ, lặng lẽ vào thu.
- THẢO LUẬN NHÓM BÀN (3P) ? Em hiểu gì về ý nghĩa tả thực và tương trưng ở hai câu thơ cuối.Xác định biện pháp nghệ thuật và tác dụng: “Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi” qua đó em rút ra bài học gì cho về cuộc sống? Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi Tả thực - Sấm là hiện tượng tự nhiên - Những cây cổ thụ vào thu thường xuất hiện trong những không còn bất ngờ bởi tiếng cơn mưa, cuối mùa thì ít đi. sấm. Tượng trưng - Sấm là những vang động - Những con người từng trải, bất thường của ngoại cảnh qua tuổi thanh niên bồng bột. của cuộc đời. Biện pháp nghệ NT ẩn dụ -> Câu thơ mang đậm tính suy ngẫm, triết lí : Vẻ chín thuật – Tác dụng chắn, điềm tĩnh của hàng cây trước nắng, mưa, sấm vào lúc sang thu hay đó là sự từng trải, chín chắn của con người sau những mưa, nắng, vang động của cuộc đời.
- */Nghệ thuật - Thể thơ 5 chữ, âm điệu nhẹ nhàng. - Hình ảnh chọn lọc giàu sức biểu cảm, gợi suy nghĩ liên tưởng. - Từ láy gợi hình - Biện pháp tu từ : Nhân hoá, đối lập, ẩn dụ */Nội dung - Cảm nhận tinh tế trước thiên nhiên ở thời điểm giao mùa. - Lòng yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ Hữu Thỉnh. - Suy ngẫm sâu lắng về con người, cuộc đời. */Ghi nhớ Từ cuối hạ sang đầu thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm trong bài “Sang thu”.
- BÀI TẬP CỦNG CỐ Em hãy cho nhận biết, dòng nào gồm các từ ngữ thể hiện rõ nhất những cảm tinh tế của nhà thơ về biến chuyển của đất trời khi sang thu? A. Phả vào, chùng chình, dềnh dàng, vội vã. B. Hương ổi, mây mùa hạ, hàng cây đứng tuổi. C. Gió, sông, chim, nắng, mưa, sấm. D. Bỗng, hình như, bao nhiêu, bất ngờ. 2. Nhan đề bài thơ: Sang thu có ý nghĩa gì?
- HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học thuộc và phân tích bài thơ. - Làm bài tập phần luyện tập trang 72 - Sưu tầm các bài thơ khác nói về mùa thu và so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các bài đó với bài thơ của Hữu Thỉnh. - Chuẩn bị bài : Nói với con + Đọc văn bản, tìm hiểu những thông tin về tác giả, tác phẩm + Xác định mạch cảm xúc và bố cục bài thơ. + Trả lời các câu hỏi phần đọc – hiểu văn bản.