Bài giảng môn Tiếng việt Khối 4 - Tập đọc: Truyện cổ nước mình - Nguyễn Thị Hồng Hạnh

ppt 18 trang thanhhien97 3140
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Tiếng việt Khối 4 - Tập đọc: Truyện cổ nước mình - Nguyễn Thị Hồng Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_tieng_viet_khoi_4_tap_doc_truyen_co_nuoc_minh.ppt

Nội dung text: Bài giảng môn Tiếng việt Khối 4 - Tập đọc: Truyện cổ nước mình - Nguyễn Thị Hồng Hạnh

  1. Câu1: Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào? Câu 2:Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ?
  2. Tranh vẽ cảnh gì?
  3. Chia bài thơ làm 5 đoạn: Đoạn 1: Từ đầu đến phật, tiên độ trì Đoạn 2: Tiếp theo đến rặng dừa nghiêng soi Đoạn 3: Tiếp theo đến ông cha của mình Đoạn 4: Tiếp theo đến chẳng ra việc gì Đoạn 5: Phần còn lại
  4. I.Luyện đọc 1. Đọc đúng: +)Từ khó:Truyện cổ, sâu xa, rặng, nghiêng soi, thiết tha, đẽo cày +Ngắt nhịp đúng các dòng thơ Tôi yêu truyện cổ nước tôi Vừa nhân hậu / lại tuyệt vời sâu xa Thương người / rồi mới thương ta Yêu nhau / dù mấy cách xa cũng tìm Rất công bằng,/ rất thông minh Vừa độ lượng/ lại đa tình,/ đa mang.
  5. Giải nghĩa từ: - Độ trì: ( phật, tiên, .) cứu giúp và che chở cho người. - Độ lượng:rộng rãi, do tha thứ cho người khác. - Đa tình: giàu tình cảm( nghĩa trong bài). - Đa mang: lo lắng, quan tâm đến nhiều người, nhiều việc( nghĩa trong bài).
  6. II.Tìm hiểu bài
  7. 1. Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà? -Vì truyện cổ của nước mình rất nhân hậu, ý nghĩa rất sâu xa. - Vì truyện cổ giúp ta nhận ra những phẩm chất quý báu của cha ông: công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang, - Vì truyện cổ truyền cho đời sau nhiều lời răn dạy quý báu của cha ông: nhân hậu, ở hiền, chăm làm, tự tin - Nêu ý thứ nhất của bài? - Ca ngợi truyện cổ, đề cao lòng nhân hậu, ăn ở hiền lành.
  8. 2. Những truyện cổ nào được nhắc đến trong bài thơ? Tấm Cám ; Đẽo cày giữa đường 3. Hai câu chuyện này muốn khuyên chúng ta điều gì? .Truyện: Tấm Cám khuyên chúng ta sống phải chăm làm, ăn ở nhân hậu, hiền lành. . Truyện: Đẽo cày giữa đường khuyên chúng ta cần phải tự tin, có chính kiến khi làm bất cứ việc gì.
  9. 4.Tìm thêm những truyện cổ khác thể hiện sự nhân hậu của người Việt Nam ta? Sự tích hồ Ba Bể, Nàng tiên Ốc, Sọ Dừa,Sự tích dưa hấu, Thạch Sanh, 5.Em hiểu hai câu thơ cuối của bài như thế nào? Truyện cổ là lời dạy của cha ông răn dạy đối với con cháu đời sau: sống nhân hậu, độ lượng, công bằng, chăm chỉ, tự tin, - Nêu ý thứ hai của bài? -Truyện cổ là bài học quý của cha ông răn dạy con cháu đời sau.
  10. - Nhắc lại các ý của bài? - Ý1. Ca ngợi truyện cổ, đề cao lòng nhân hậu, ăn ở hiền lành. -Ý2.Truyện cổ là bài học quý của cha ông răn dạy con cháu đời sau. - Nêu nội dung của bài? Ca ngợi truyện cổ nước ta vừa nhân hậu, thông minh vừa chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha ông.
  11. III. Luyện đọc diễn cảm:
  12. Tôi yêu truyện cổ nước tôi Vừa nhân hậu / lại tuyệt vời sâu xa Thương người / rồi mới thương ta Yêu nhau/ dù mấy cách xa cũng tìm Ở hiền/ thì lại gặp hiền / Người ngay/ thì được phật, / tiên độ trì. Mang theo truyện cổ/ tôi đi/ Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa Vàng cơn nắng,/ trắng cơn mưa Con sông chảy/ có rặng dừa nghiêng soi.
  13. Tôi yêu truyện cổ nước tôi Vừa nhân hậu / lại tuyệt vời sâu xa Thương người / rồi mới thương ta Yêu nhau/ dù mấy cách xa cũng tìm Ở hiền/ thì lại gặp hiền / Người ngay/ thì được phật, / tiên độ trì. Mang theo truyện cổ/ tôi đi/ Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa Vàng cơn nắng,/ trắng cơn mưa Con sông chảy/ có rặng dừa nghiêng soi.
  14. III. Học thuộc lòng bài thơ.
  15. DẶN DÒ: -Học thuộc lòng bài thơ và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. - Chuẩn bị bài: Thư thăm bạn- sgk trang 25.