Bài giảng môn Tiếng việt Lớp 4 - Luyện từ và câu: Luyện tập về cấu tạo của tiếng

pptx 13 trang thanhhien97 4470
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Tiếng việt Lớp 4 - Luyện từ và câu: Luyện tập về cấu tạo của tiếng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_tieng_viet_lop_4_luyen_tu_va_cau_luyen_tap_ve.pptx

Nội dung text: Bài giảng môn Tiếng việt Lớp 4 - Luyện từ và câu: Luyện tập về cấu tạo của tiếng

  1. Luyện tập về cấu tạo của tiếng
  2. - Tiếng có cấu tạo như thế nào? Tiếng gồm 3 bộ phận: âm đầu, vần, thanh - Phân tích cấu tạo của các tiếng trong câu sau: Uống nước, nhớ nguồn. Tiếng Âm đầu Vần Thanh uống uông sắc nước n ươc sắc nhớ nh ơ sắc nguồn ng uôn huyền
  3. Luyện tập
  4. Bài 1 (Tr.12). Phân tích cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ dưới đây: Khôn ngoan đối đáp người ngoài Gà cùng một mẹ, chớ hoài đá nhau. Mẫu: Tiếng Âm đầu Vần Thanh hoài h oai huyền
  5. Tiếng Âm đầu Vần Thanh Khôn kh ôn ngang ngoan ng oan ngang đá đ a sắc đáp đ ap sắc người ng ươi huyền ngoài ng oai huyền Gà g a huyền cùng c ung huyền một m ôt nặng mẹ m e nặng chớ ch ơ sắc hoài h oai huyền đá đ a sắc nhau nh au ngang
  6. Bài 2 (Tr.12). Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ: Khôn ngoan đối đáp người ngoàioai Gà cùng một mẹ, chớ hoàioai đá nhau. Hai tiếng ngoài – hoài bắt vần với nhau, giống nhau cùng có vần oai.
  7. Bài 3 (Tr.12). Ghi lại các cặp tiếng bắt vần với nhau trong khổ thơ sau. So sánh các cặp tiếng ấy và cho biết cặp nào có vần giống nhau hoàn toàn, cặp nào có vần giống nhau không hoàn toàn. Chú bé loắt choắt Cái sắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Tố Hữu + Các cặp tiếng bắt vần với nhau: choắt – thoắt, xinh- nghênh + Cặp tiếng có vần giống nhau hoàn toàn: choắt – thoắt (vần oăt). + Cặp tiếng có vần giống nhau không hoàn toàn: xinh – nghênh (vần inh – ênh).
  8. Bài 4 (Tr.12). Qua hai bài tập trên em hiểu thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau ? ngoài – hoài choắt – thoắt xinh – nghênh Hai tiếng bắt vần với nhau là hai tiếng có phần vần giống nhau – giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.
  9. Ví dụ: - Lá trầu khô giữa cơi trầu Truyện Kiều gấp lại trên đầuđầu bấy nay. - Hỡi cô tát nước bên đàng Sao cô múc ánh trăng vàngvàng đổ đi.
  10. Em tập gieo vần Tớ tên là Nam Tớ thích ăn cam Hôm nay trời lạnh Nhớ đừng phong phanh
  11. THỬ TÀI ĐOÁN CHỮ Bớt đầu thì bé nhất nhà Bút Đầu đuôi bỏ hết thì ra béo tròn. Để nguyên mình lại thon thon Cùng cậu trò nhỏ lon ton tới trường. út ú ( Là chữ gì ?) ga gà Để nguyên - tàu đến nghỉ ngơi Thêm huyền – đẻ trứng mọi người cùng ăn (Là chữ gì?)
  12. DẶN DÒ - Hoàn thành các bài tập vào vở - Thử làm một bài thơ 4 chữ có các tiếng bắt vần với nhau - Chuẩn bị bài LTVC tiếp theo: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu – Đoàn kết.
  13. CHÚC CÁC EM HỌC TỐT