Bài giảng môn Tin học Lớp 7 - Bài 4: Sử dụng các hàm để tính toán

ppt 20 trang phanha23b 26/03/2022 4290
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Tin học Lớp 7 - Bài 4: Sử dụng các hàm để tính toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_tin_hoc_lop_7_bai_4_su_dung_cac_ham_de_tinh_to.ppt

Nội dung text: Bài giảng môn Tin học Lớp 7 - Bài 4: Sử dụng các hàm để tính toán

  1. Cách 1: G9 =(G4+G5+G6+G7)/4SUM(G4:G7)/4 Cho kết quả là 8.5 Cách 2: G9 =(8.7+8.6+7.9+8.8)/4AVERAGE(G4:G7) 1
  2. Bài 4 Sử dụng các hàm để tính toán 2
  3. 1. Hàm trong chương trình bảng tính: - Hàm: là công thức được định nghĩa từ trước. - Hàm được sử dụng để thực hiện tính toán theo công thức với các giá trị dữ liệu cụ thể. 3
  4. Ví dụ 1: Tính trung bình cộng của 3 số: 3, 10, 2 Cách 1: sử dụng công Cách 2: sử dụng hàm: thức thông thường: =(3+10+2)/3 =AVERAGE(3,10,2) Ví dụ 2: Tính tổng của 4 số trong 4 ô A1,A2,A3,A4 Cách 1: sử dụng công Cách 2: sử dụng hàm: thức thông thường: =SUM(A1:A4) =A1+A2+A3+A4 4
  5. 2. Cách sử dụng hàm: - Chọn ô cần nhập hàm - Gõ dấu = - Gõ hàm theo đúng cú pháp - Nhấn Enter Lưu ý: Việc nhập hàm giống như nhập công thức, dấu = ở đầu là ký tự bắt buộc. 5
  6. 3. Một số hàm trong chương trình bảng tính: a. Hàm tính tổng: - Hàm SUM → để tính tổng của một dãy số - Cú pháp: =SUM(a,b,c, ) a, b, c, là các biến của hàm, có thể là các số cụ thể, hoặc địa chỉ ô, hoặc địa chỉ khối . 6
  7. Ví dụ 1: Giả sử ô A2 chứa số 5, ô B8 chứa số 27, khi đó: =SUM(A2,B8) → kết quả là 32 =SUM(A2,B8,5) → kết quả là 37 - Đặc biệt: có thể sử dụng địa chỉ của khối trong công thức. Ví dụ 2: = C5+C6+C7+C8+C9+C10+C11+C12 =SUM(C5:C12) 7
  8. b. Hàm tính trung bình cộng: Hàm AVERAGE → để tính trung bình cộng của một dãy số - Cú pháp: =AVERAGE(a,b,c, ) 8
  9. Ví dụ 1: =AVERAGE(15,24,45) → kết quả là (15+24+45)/3=28 Ví dụ 2: Tính trung bình cộng theo địa chỉ ô: =AVERAGE(B1,B4,C3) Ví dụ 3: Có thể kết hợp số và địa chỉ ô: =AVERAGE(5,B1,C3) Ví dụ 4: Tính trung bình cộng theo địa chỉ khối: =AVERAGE(A1:A5) 9
  10. c. Hàm xác định giá trị lớn nhất: Hàm MAX →tìm giá trị lớn nhất trong một dãy số - Cú pháp: =MAX(a,b,c, ) 10
  11. Ví dụ 1: =MAX(12,4,17,32,3) → kết quả là 32. Ví dụ 2: Có thể kết hợp số với địa chỉ của ô =MAX(12,3,A1,B2,C2) Ví dụ 3: Có thể sử dụng địa chỉ của khối và ô: =MAX(A1:A5,B6) 11
  12. d. Hàm xác định giá trị nhỏ nhất: Hàm MIN → tìm giá trị nhỏ nhất trong một dãy số - Cú pháp: =MIN(a,b,c, ) 12
  13. Ví dụ 1: =MIN(12, 4, 17, 32, 3) → kết quả là 3. Ví dụ 2: Có thể kết hợp số với địa chỉ ô: =MIN(12,3,A1,B2,C2) Ví dụ 3: Có thể sử dụng địa chỉ của khối và ô: =MIN(A1:A5,B6) 13
  14. * Lưu ý: - Ta có thể sử dụng lồng ghép các hàm lại với nhau. Ví dụ: Tính trung bình cộng của 2 số lớn nhất và nhỏ nhất trong các số 2, 5, 7, 8 (nằm trong các ô từ E3 đến H3) = AVERAGE(MAX(E3:H3),MIN(E3:H3)) → Kết quả là 5 14
  15. Câu 1: Chọn công thức và kết quả đúng nếu tính tổng của khối A1:C3 A, =SUM(A1,C3) → 0 SAI B, =SUM(A1,C3) → 24 SAI C, =SUM(A1:C3) → 24 ĐÚNG D, =SUM(A1,A3,B2,C1,C3) → 0 SAI 16
  16. Câu 2: Công thức nào cho kết quả sai khi tính trung bình cộng của tất cả các giá trị trong khối A1:B3 A, =AVERAGE(A1,A3,B2) SAI B, =AVERAGE (SUM(A1:B3)) ĐÚNG C, =SUM(A1:B3)/3 SAI SAI D, =SUM(-5,8,10)/3 17
  17. Câu 3: Chọn công thức và kết quả đúng: A, =MAX(A1,C3) → 10 SAI B, =MIN(C1,C3) → -5 SAI C, =MAX(A1:C2) → 10 SAI D, =MIN(A1:A3,B2,C1:C3) → -5 ĐÚNG 18
  18. Về nhà: - Học bài - Bài tập: 4.7; 4.8; 4.10; 4.11; 4.14; 4.16; 4.17 (Sách BT Tin học – Trang 24→27) 19