Bài giảng môn Vật lí Lớp 7 - Tiết 20, Bài 18: Hai loại điện tích

pptx 19 trang buihaixuan21 4160
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Vật lí Lớp 7 - Tiết 20, Bài 18: Hai loại điện tích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_vat_li_lop_7_tiet_20_bai_18_hai_loai_dien_tich.pptx

Nội dung text: Bài giảng môn Vật lí Lớp 7 - Tiết 20, Bài 18: Hai loại điện tích

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ Đáp án CâuCâu1:1: CóCóthểthểlàmlàmnhiễmnhiễmđiệnđiệnchochonhiềunhiềuvậtvậtbằngbằngcáchcáchcọnàoxát? Vật. Vậtbịbị nhiễmnhiễmđiệnđiện((vậtvậtmangmangđiệnđiệntíchtích)) có cókhảkhảnăngnănghútgì?các vật khác hoặc có khả năng làm sáng bóng đèn của bút thử điện. Câu 2: Đưa một đầu thước nhựa đã cọ xát bằng miếng vải khô lại gần các mảnh giấy vụn, hiện tượng nào xảy ra? A. Các mảnh giấy vụn bị thước nhựa đẩy. B. Các mảnh giấy vụn bị thước nhựa hút. C. Các mảnh giấy vụn lúc đầu bị hút sau đó bị thước nhựa đẩy. D. Không có hiện tượng gì xảy ra.
  2. Một vật bị nhiễm điện (mang điện tích) có khả năng hút các vật khác. Nếu hai vật đều bị nhiễm điện đặt gần nhau thì chúng hút hay đẩy nhau?
  3. I. Hai loại điện tích: Thí nghiệm 1 (hình 18.1) 1. Kẹp hai mảnh nilông vào thân bút chì rồi nhấc lên. Quan sát xem chúng có hút hay đẩy nhau không. Hai mảnh nilông không hút hay đẩy nhau.
  4. I. Hai loại điện tích: Thí nghiệm 1 (hình 18.1) 2. Trải hai mảnh nilông xuống mặt bàn, dùng miếng len cọ xát chúng nhiều lần. Cầm thân bút chì nhấc lên, quan sát xem chúng hút nhau hay đẩy nhau. Miếng len Sau khi cọ xát hai mảnh nilông đẩy nhau.
  5. I. Hai loại điện tích: Thí nghiệm 1 (hình 18.2) 3. Dùng mảnh vải khô cọ xát hai thanh nhựa sẫm màu giống nhau. Đặt một trong hai thanh này lên trục nhọn để nó có thể quay dễ dàng. Đưa các đầu đã cọ xát lại gần nhau, quan sát xem chúng hút hay đẩy nhau. Sau khi cọ xát hai thanh nhựa đẩy nhau, làm cho thanh đặt trên trục nhọn quay đi.
  6. I. Hai loại điện tích: Nhận xét: Hai vật giống nhau, được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại và khi được đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau. Thí nghiệm 2 (hình 18.3) Bố trí thí nghệm như hình 18.3, trong đó thanh nhựa sẫm màu được cọ xát bằng vải khô và được đặt vào trục quay. Đưa đầu thanh thủy tinh đã được cọ xát bằng mảnh lụa lại gần đầu đã được cọ xát của thanh nhựa sẫm màu. Quan sát xem chúng đẩy hay hút nhau. Sau khi cọ xát thanh nhựa bị thanh thủy tinh hút.
  7. I. Hai loại điện tích: Nhận xét: Thanh nhựa sẫm màu và thanh thủy tinh sau khi cọ xát thì chúng hút nhau do chúng mang điện tích khác loại.
  8. I. Hai loại điện tích: Kết luận: Có hai loại điện tích. Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau. Quy ước: Điện tích của thuỷ tinh khi cọ xát vào lụa là điện tích dương (+). Điện tích của thanh nhựa sẫm màu khi cọ xát vào vải khô là điện tích âm (-). C1: Đặt thanh nhựa sẫm màu lên trục quay sau khi đã cọ xát bằng vải khô. Đưa mảnh vải khô này lại gần đầu thanh nhựa được cọ xát thì chúng hút nhau. Biết rằng mảnh vải cũng bị nhiễm điện, hỏi mảnh vải mang điện tích dương hay điện tích âm? Tại sao? Mảnh vải khô đã nhiễm điện tích dương, vì nó hút thanh nhựa, mà nhựa khi cọ xát với vải khô đã nhiễm điện tích âm.
  9. II. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử: 1. Ở tâm mỗi nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương. 2. Xung quanh hạt nhân có các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vỏ của nguyên tử. 3 Tổng điện tích âm của các êlectrôn có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó bình thường nguyên tử trung hòa về điện. 4 Êlectrôn có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, + + từ vật này sang vật khác. +
  10. III. Vận dụng: C2: Trước khi cọ xát có phải mỗi vật đều có điện tích dương và điện tích âm hay không? Nếu có thì chúng tồn tại ở những loại hạt nào cấu tạo nên vật? Trước khi cọ xát mỗi vật đều có điện tích dương và điện tích âm. Các điện tích dương tồn tại ở hạt nhân nguyên tử, còn các điện tích âm tồn tại ở các êlectrôn chuyển động xung quanh hạt nhân.
  11. III. Vận dụng: C3: Tại sao trước khi cọ xát, các vật không hút các vụn giấy nhỏ? Trước khi cọ xát, các vật không hút các vụn giấy nhỏ vì các vật đó chưa bị nhiễm điện, các điện tích dương và điện tích âm trung hòa lẫn nhau.
  12. III. Vận dụng: C4: Sau khi cọ xát, vật nào trong hình 18.5b nhận thêm êlectrôn, vật nào mất bớt êlectrôn? Vật nào nhiễm điện dương, vật nào nhiễm điện âm. Thước nhựa nhiễm điện âm do nhận thêm êlectrôn. Mảnh vải nhiễm điện dương do mất bớt êlectrôn Mảnh vải +- - +- + - - - +- - + + + +- - + - +- +- + + + Thước nhựa - +- - +- - +- +- - +- +- +- +- +- +- Sau khi cọ xát Trước khi cọ xát Hình 18.5 b
  13. Bài tập 1. Các vật nhiễm điện cùng loại khi để gần nhau thì sẽ: A.Hút nhau. B.Đẩy nhau. C.Không có tác dụng lên nhau. D.Vừa hút vừa đẩy. 2. Các vật nhiễm điện khác loại khi để gần nhau thì sẽ: A.Hút nhau. B.Đẩy nhau. C.Không có tác dụng lên nhau. D.Vừa hút vừa đẩy.
  14. Bài 18.2. Trong mỗi hình 18.2 (a, b, c, d) các mũi tên đã cho chỉ lực tác dụng (hút hoặc đẩy) giữa hai vật mang điện tích. Hãy ghi dấu điện tích chưa cho biết của vật thứ hai. A B C D a) b) E F G H c) d)
  15. Bài 18.7 ( SBT- 39) Một vật trung hòa về điện, sau khi cọ xát thì nhiễm điện âm. Đó là nguyên nhân nào dưới đây? A. Vật đó mất bớt điện tích dương. B. Vật đó nhận thêm êlectrôn. C. Vật đó mất bớt êlectrôn. D. Vật đó nhận thêm điện tích dương.
  16. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ *Bài vừa học: - Học thuộc phần ghi nhớ, có thể em chưa biết. -Tìm hiểu sơ lược về cấu tạo của nguyên tử. - Giải các bài tập 18.1, 18.3, 18.4 , 18.5, 18.6 (sách bài tập) *Bài sắp học: - Đọc trước bài 19: Dòng điện – Nguồn điện và tìm hiểu các vấn đề sau: +Tìm hiểu sự tương tự giữa dòng điện và dòng nước. +Mỗi nguồn điện có mấy cực, đó là những cực nào? +Kể tên các nguồn điện có trong hình 19.2 và một số nguồn điện mà em biết. Chỉ ra đâu là cực dương, đâu là cực âm của mỗi nguồn điện này. +Tìm hiểu cách mắc mạch điện.