Bài giảng môn Vật lý Lớp 7 - Bài 9: Tổng kết chương 1 Quang học

ppt 24 trang buihaixuan21 5770
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Vật lý Lớp 7 - Bài 9: Tổng kết chương 1 Quang học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_vat_ly_lop_7_bai_9_tong_ket_chuong_1_quang_hoc.ppt

Nội dung text: Bài giảng môn Vật lý Lớp 7 - Bài 9: Tổng kết chương 1 Quang học

  1. Giáo viên :
  2. EmEmMặt hãyhãy nước nêuso sánh giốngtính độchất vớilớn ảnh loạicủa của gươngTháp vật tạoRùa nào bởivới em gươngảnh đã của phẳng.tháphọc?dưới nước.
  3. HỆ THỐNG KIẾN THỨC
  4. I. LÝ THUYẾT II. BÀI TẬP III. TRÒ CHƠI Ô CHỮ
  5. HỆ THỐNG KIẾN THỨC I. LÝ THUYẾT
  6. 1. Thế nào là nguồn sáng, vật sáng? Cho ví dụ. Trả lời: - Nguồn sáng là vật tự phát ra ánh sáng. Ví dụ: Mặt trời, ngọn nến, ngọn lửa, -Vật sáng bao gồm nguồn sáng và các vật hắt lại ánh sáng. -Ví dụ: Mặt Trăng, tờ giấy trắng, Mặt Trời,
  7. 2. Khi nào mắt ta nhận biết được ánh sáng, nhìn thấy một vật? Trả lời: - Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. - Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.
  8. 3. Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng. Trả lời: Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền theo đường thẳng.
  9. 4. Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng. Trả lời: - Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương tại điểm tới. - Góc phản xạ bằng góc tới.
  10. 5. Nêu khái niệm các loại chùm sáng. Trả lời: - Chùm sáng song song: Các tia sáng song song trên đường truyền. - Chùm sáng hội tụ: Các tia sáng giao nhau trên đường truyền. - Chùm sáng phân kì: Các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền
  11. 6. Thế nào là bóng tối, bóng nửa tối? Trả lời: - Bóng tối nằm sau vật cản không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. - Bóng nửa tối nằm ở sau vật cản chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
  12. 7. So sánh tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm. H1 H2 H3 Giống nhau: Đều là ảnh ảo Khác nhau: Ảnh trong gương cầu lồi bé hơn vật, ảnh trong gương cầu lõm lớn hơn vật, ảnh trong gương phẳng lớn bằng vật.
  13. 8. So sánh vùng nhìn thấy của gương phẳng và gương cầu lồi. Trả lời: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn gương phẳng có cùng kích thước.
  14. 9. Nêu ứng dụng của gương cầu lồi, gương cầu lõm. Trả lời: - Ứng dụng của gương cầu lồi: + Dùng làm gương chiếu hậu của ô tô, xe máy. + Dùng làm gương cầu lồi lớn đặt bên đường chỗ quanh co, gấp khúc ở miền núi. - Ứng dụng của gương cầu lõm: + Đun nóng một vật dưới ánh nắng mặt trời bằng gương cầu lõm. + Dùng làm pha đèn pin, ô tô, xe máy.
  15. HỆ THỐNG KIẾN THỨC I. LÝ THUYẾT II. BÀI TẬP
  16. Bài 1: Cho vật sáng AB = 3cm đặt trước một gương phẳng. Vẽ ảnh của AB tạo bởi gương phẳng bằng tính chất ảnh. Tính độ lớn của ảnh?
  17. Bài 2: Cho tia tới hợp với gương phẳng góc 40 độ. a.Vẽ tia phản xạ. b.Tính góc phản xạ. c.Giữ nguyên tia tới SI, muốn thu được một tia phản xạ có hướng nằm ngang chiều từ trái sang phải thì phải đặt gương như thế nào? Vẽ hình.
  18. Bài 4. Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được tia phản xạ tạo với tia tới một góc 600. Tính giá trị góc tới. A. 600. B. 300. C. 200. D. 100.
  19. Bài 5. Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được tia phản xạ tạo với đường pháp tuyến của gương một góc 40 độ. Tính giá trị góc tới. A. 40 độ . B. 30 độ. C. 20 độ. D. 10 độ.
  20. Bài 3. Vật sáng AB có dạng mũi tên thẳng đứng, cho ảnh AB nằm ngang. Tìm vị trí đặt gương?
  21. III. TRÒ CHƠI Ô CHỮ: 1 V Ậ T S Á N G 2 N G U Ồ N S Á N G 3 Ả N H Ả O 4 T I A S Á N G P H Á P T U Y Ế N 5 B Ó N G T Ố I 6 G Ư Ơ N G P H Ẳ N G 7 CâuCâuCâuCâu 7:3:Đây 4:2: Dụng Biểu Vật là tựdiễn cụmộtnóquang đường tínhphátTừ chấthọcra hàngtruyềnánh chocủa sángdọccủa ảnh ánh. làtạoảo gìsángbằng bởi? gươngbằngvật? đường cầu lồi CâuCâuCâuthẳng 5: 1:6: Góc VậtcóChỗ mũi hắt phản không tênlại ánhxạchỉ nhận là hướngsáng góc được từhợp gọi vậtánh làbởi khác gì?sáng tia chiếu phảntrên mànvào xạ và?nó.chắn
  22. DẶN DÒ 1. Ôn lại kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 8. 2. Xem lại các bài tập đã giải và các bài tập trong SBT. Luyện thêm về cách vẽ tia phản xạ trên gương phẳng và ảnh tạo bởi gương phẳng. 3. Tiết sau kiểm tra 1 tiết.