Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Bài 30: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ (Bản đẹp)

pptx 26 trang Hải Phong 19/07/2023 1770
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Bài 30: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_6_bai_30_buc_thu_cua_thu_linh_da_do_ba.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Bài 30: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ (Bản đẹp)

  1. Câu 1 Cảm nhận về 3 khổ thơ bài Ông đồ a. Khổ thơ thứ 3: Bức tranh thực tại đầy xót xa của nét đẹp văn hóa mai một - Thời thế xoay chuyển, vị thế của Nho học và các nhà Nho cũng không còn như cũ - Xuân sang, hoa đào vẫn nở nhưng người xin chữ đã dần thưa vắng. - Khung cảnh tấp nập khi xưa đã không còn, không khí hiện tại vắng lặng đến nao lòng. - "Người thuê viết nay đâu" là câu hỏi tu từ, cũng là tiếng thở dài đầy đau xót của nhà thơ. - Sự vắng lặng bao trùm cảnh vật, thấm vào cả giấy mực - Nhà thơ đã sử dụng khéo léo những hình ảnh mang tính biểu tượng. Những sự vật vốn vô tri vô giác, trước thực tại hoang tàn cũng mang nặng tâm trạng "buồn", "sầu". b. Khổ thơ thứ 4: Hình ảnh ông đồ lạc lõng giữa hiện thực - Hiện tại ông đồ rơi vào hoàn cảnh vô cùng đáng thương. - Không ai nguyện ý dừng chân, hình ảnh của ông đồ đã trở nên nhạt nhòa đến mức vô hình. - Sự cô đơn của ông đồ hòa vào cả thiên nhiên, cảnh vật. - Hình ảnh "Lá vàng rơi trên giấy" là hình ảnh chân thực nhưng mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, gợi lên không gian vắng lặng đồng thời "lá vàng" cũng biểu tượng cho mùa thu, sự úa tàn, khô héo. => Gợi liên tưởng tới nền nho học đang lụi tàn c. Khổ thơ thứ 5: Nỗi xót thương của nhà thơ - Hoa đào vẫn nở rộ, nhưng nho học đã hết thời, ông đồ cũng không thấy nữa - Câu hỏi tu từ cuối cùng vang lên bày tỏ tấm lòng xót thương vô hạn cho giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những người đã hết lòng giữ gìn nét đẹp ấy.
  2. Câu 2:Trong đoạn văn tác giả đã sử dụng phép so sánh và nhân hoá, hãy chỉ ra các phép tu từ đó và nêu tác dụng Câu trả lời: Các phép nhân hóa: Mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ ( dùng để gọi sự vật trong thiên nhiên ) Những bông hoa ngát hương là người chị, người em ( dùng để gọi sự vật trong thiên nhiên ) Người da đỏ, mỏm đá, vũng nước, chú ngựa “đều cùng một gia đình” ( dùng để tả hiện tượng thiên nhiên.) Các phép so sánh được sử dụng: Nước óng ánh, êm ả trôi dưới những dòng sông, con suối là máu của tổ tiên. Tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông. Tác dụng của các phép tu từ Những hình ảnh so sánh và nhân hóa trên cho ta thấy rõ sự gắn bó máu thịt ngàn đời của người da đỏ với thiên nhiên. Con người với thiên nhiên được thể hiện gắn bó hết sức thân thiết, như là chị em, như là con người trong một gia đình, như là con cái với người mẹ. Cha ông, tổ tiên của người da đỏ tồn tại trong thiên nhiên, trong những dòng nước, trong âm thanh của côn trùng và nước chảy. Bởi lẽ mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi. Những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi. Những mỏm đá, những vũng nước trên đồng cỏ, hơi ấm của chú ngựa con và của con người, tất cả đều cùng chung một gia đình.
  3. Câu 3 :Nhận xét về thái độ và cách đối xử của người da trắng và người da đỏ đối với thiên nhiên, đất đai. Câu trả lời:Cách đối xử của người da trắng đối với thiên nhiên, đất đai. Các mảnh đất đều như nhau, họ luôn xa lạ với đất, coi đất là kẻ thù. Chỉ biết khai thác đất đai (lấy đi từ lòng đất những gì họ cần) Cư xử như mua được, tước đoạt được, bán đi như mọi thứ hàng hóa. Họ coi đất mẹ và bầu trời tước đoạt như các con cừu và các hạt kim cương Thành phố của người da trắng thì luôn ồn ào, không hề có những âm thanh êm ái của thiên nhiên. Người da trắng xem thường bầu không khí cần để thở. Người da trắng luôn giết hại các muông thú trên các vùng đất đai mà họ lấn chiếm được. Cách đối xử của người da đỏ đối với thiên nhiên, đất đai. Người da đỏ xem đất đai là mẹ, hoa lá cây cỏ là anh em. Trân trọng đất, coi đất như mẹ, như phần máu thịt. Họ yêu những âm thanh êm ái dịu dàng của thiên nhiên Người da đỏ quý yêu bầu không khí thấm đượm hương hoa đồng cỏ. Họ còn xem muông thú là anh em, chúng giúp con người vơi đi nỗi cô đơn về tinh thần
  4. Câu 3 :những lời kiến nghị nào được nhắc tới ở phần cuối của bức thư. Câu trả lời:Ở phần cuối của bức thư, tác giả đã đưa ra những lời kiến nghị có ý nghĩa sâu sắc: Cách ứng xử của người da trắng hoàn toàn đối lập với cách ứng xử của người da đỏ đối với đất đai và thiên nhiên. Đòi hỏi Tổng thống Mĩ phải dạy con cháu biết kính trọng đất đai vì sự giàu có của đất đai là do nhiều mạng sống của người da đỏ bồi đắp nên. Đòi hỏi Tổng thống Mĩ phải khuyên bảo con cháu coi đất như là Mẹ vì bảo vệ đất đai, bảo vệ môi trường thiên nhiên cũng chính là bảo vệ cho đời sống của con người.
  5. Câu 4 :Em hiểu thế nào về câu nói của thủ lĩnh da đỏ: "đất là Mẹ" Câu trả lời:Câu nói "Đất là Mẹ" nhấn mạnh quan hệ mật thiết gắn bó của người với đất: con người sống được là nhờ có đất đai. Đất đai cho con người nơi trú ngụ. Đất là nguồn sống, là sự chở che, bảo vệ con người. Đất đai nuôi sống cây cỏ, thú vật và các thứ này lại nuôi sống con người. Trên mặt đất còn có những dòng suối, con sông cho con người nguồn nước và nguồn thủy sản Tóm lại nhờ có đất con người mới sống được. Đất đai tựa như người Mẹ đã sinh ra con người. Những con người phải có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, bảo vệ Đất., cần có thái độ cư xử đúng đắn với đất đai.
  6. Câu 6 :Theo em, "Bức thư của thủ lĩnh da đỏ" quan tâm và khẳng định điều quan trọng nào trong cuộc sống của con người. Câu trả lời:Bức thư quan tâm và khẳng định quan niệm cũng như tình yêu của người da đỏ về đất đai, môi trường thiên nhiên. Nó khẳng định vai trò và tầm quan trọng của đất mẹ đối với mỗi con người và dân tộc và khuyên người da trắng: "Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của mình".
  7. Câu 7 :Tại sao "Bức thư " cách đây hơn một thế kỉ vẫn được xem là một trong những văn bản hay nhất nói về môi trường. Câu trả lời:Đây là một bức thư rất nổi tiếng, cách đây hơn một thế kỉ vẫn được xem là một trong những văn bản hay nhất nói về môi trường. Bởii lẽ, ngày nay khi xã hội phát triển, con người chạy đua công nghệ, ra sức phát triển kinh tế. Đất đai ngày càng bị ô nhiễm, xói mòn và dường như bị "bỏ mặc" không được quan tâm và sử dụng đúng cách. Dẫu là trong quá khứ hay hiện tại thì đất đai vẫn là nguồn tài nguyên quý giá và quan trọng đối với đời sống của con người và là lãnh thổ của một dân tộc. Tác giả đã viết với tất cả các tình yêu mến, kính trọng đất đai của người da đỏ. Qua bức thư này, người da đỏ đã bày tỏ lòng quý trọng thiên nhiên, sự gắn bó của con người và bầu trời, mặt đất, các dòng sông, muôn loài cỏ cây và muông thú. Họ đã tỏ rõ ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sông và họ hiểu sâu sắc rằng bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống cũng chính là bảo vệ cuộc sống của con người. Đó là những thông điệp quý giá và luôn có ý nghĩa trong mọi thời đại
  8. Mở đoạn - Giới thiệu khái quát về tác giả Tế Hanh, bài thơ Quê hương và đoạn thơ thứ 3 Thân đoạn * Cảnh đoàn thuyền trở về sau một đêm vất vả (4 câu thơ trước) - Cảnh trở về cũng vô cùng vui tươi, náo nhiệt. + Hàng loạt tính từ "ồn ào", "tấp nập" gợi không khí đông vui, sôi động. + Dân làng kéo nhau ra đón đoàn thuyền trở về, vui mừng phấn khởi khi trông thấy thành quả - những con cá tươi ngon thân mình bạc trắng đầy ắp khoang thuyền - Lời cảm tạ chân thành chứa chan cảm xúc, thể hiện lối sống hiền hòa, chất phác và tấm lòng mộc mạc của người dân nơi vùng biển. => Với tình yêu quê hương và sự gắn bó sâu nặng, Tế Hanh đã tái hiện khung cảnh hết sức chân thực. * Hình ảnh con người lao động tuyệt đẹp (4 câu thơ sau): - Người lao động hiện lên với vẻ đẹp tầm vóc + Dù trải qua một đêm dài lao động vất vả nhưng ở họ không hề xuất hiện dấu hiệu của sự mệt mỏi. + "Làn da ngăm rám nắng" là làn da đặc trưng của người dân làng chài, do nắng gió biển + "Vị xa xăm" là hương vị của nắng gió, hương vị trong hơi thở đại dương. => Người lao động hiện lên với vẻ đẹp linh hồn lẫn tầm vóc. - Hình ảnh những con thuyền
  9. + Sau thời gian dài vất vả cùng người dân trên biển nó trở về dáng vẻ im lìm. + Hình ảnh nhân hoá giúp người đọc hình dung rõ nét dáng vẻ của nó + Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác tinh tế, thuyền không phải vật vô tri, vô giác mà sinh động, có hồn, gắn bó sâu sắc với con người và nhịp sống nơi đây. * Đánh giá chung: - Vị mặn của biển, hơi thở của cuộc sống làng chài có lẽ đã thấm sâu vào da thịt Tế Hanh. - Sử dụng thành công những biện pháp nghệ thuật đặc sắc. - Giọng thơ mang đầy cảm xúc, nhịp điệu linh hoạt. => Tái hiện khung cảnh trở về của đoàn thuyền đánh cá, ngợi ca vẻ đẹp của con người lao động. Đồng thời gửi gắm nỗi nhớ thương, tự hào và tình yêu quê hương da diết. Kết đoạn - Khẳng định lại giá trị của đoạn thơ và bài thơ
  10. khổ 2 bài Quê hương :cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi a. Thời gian và không gian - Thời gian: Ra khơi vào buổi sáng - Không gian: Thời tiết đẹp, trong xanh, gió nhẹ, ánh mặt trời ửng hồng => dấu hiệu thời tiết thuận lợi cho việc ra khơi đánh bắt => Cho thấy một chuyến đi an toàn và bội thu. b. Hình ảnh chiếc thuyền ra khơi - Chiếc thuyền bắt đầu ra khơi: trong khoang thuyền vẫn còn trống rỗng, hăm hở lên đường, như con tuấn mã đang hăng say, khỏe mạnh và tràn đấy sức lực. - Sử dụng – so sánh +) Tính từ mạnh như "hăng", "mạnh mẽ" +) Động từ như "phăng", "vượt" => Khí thế hừng hực con thuyền khi ra khơi, sẵn sàng đối đầu với thử thách của biển cả. c. Hình ảnh cánh buồm - So sánh với "mảnh hồn làng", dùng cái hữu hình để nói về cái vô hình => cái vô hình trở nên có hình khối, đường nét và gần gũi hơn. - Cảnh buồm trở nên quen thuộc, gắn bó với dân làng chài nay trở nên thiêng liêng và lớn lao kì lạ. - Hòa nhịp với người dân, "rướn thân" mình ra để vươn ra biển khơi.
  11. Lí Thái Tổ đã đưa ra những lý lẽ nào để khẳng định thành Đại La xứng đáng là “ Kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”? Thực tiễn lịch sử gần một nghìn năm của đất nước có đúng như điều tiên đoán và khẳng định của tác giả Chiếu dời đô không?
  12. Bài chiếu khẳng định thành Đại La xứng đáng là “ Kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”, bởi vì: + Vị trí địa lí: ở trung tâm đất nước, mở ra bốn hướng nam, bắc, tây, đông; “ được cái thế rồng cuộn hổ ngồi”, “ lại tiện hướng nhìn sông dựa núi”. + Về địa thế: “ Rộng mà bằng”, “ đất đai cao mà thoáng”, tránh được cảnh ngập lụt. + Về vị thế chính trị, văn hoá: Là đầu mối giao lưu, “ Chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương”, là mảnh đất hưng thịnh “ Muôn vật cũng rất mực phong phú tối tươi”. – Thực tiên lịch sử gần một nghìn năm qua đã cho thấy sự tiên đoán và khẳng định của vua Lí Thái Tổ về kinh đô Thăng Long là hoàn toàn đúng đắn. Thăng Long được chọn làm kinh đô của hầu hết các triều đại từ Lí, Trần, Hậu Lê, Mạc. Chỉ có triều Tây Sơn và triều Nguyễn chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô. Suốt nhiều thế kỉ ở thời kì phát triển, hưng thịnh của đất nước Đại Việt, kinh đô Thăng Long thực sự là nơi tụ hội và tiêu biểu cho các giá trị văn hoá, vật chất và tinh thần của đất nước, là nơi “Lắng hồn núi sông” (Nguyễn Đình Thi), cũng là một đô thị sầm uất, đứng hàng đầu trong các đô thị nước ta thời phong kiến: “ Thứ nhất Kinh kì, thứ nhì phố Hiến”. Con người “ Chẳng thơm cũng thể hoa nhài – Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” ( ca dao). Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Hà Nội được chọn làm Thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, Tiếp đó là Thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay. 16
  13. Đoạn văn nào thể hiện rõ nhất lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn? Phân tích những nét đặc sắc về tư tưởng và nghệ thuật của đoạn văn đó.
  14. Đoạn văn “Ta thường tới bữa ta cũng vui lòng.” là một đoạn đặc bịêt xúc động. – Muốn khơi thức lòng căm thù giặc và tinh thần chiến đấu của tướng sĩ, trước hết người viết phải bày tỏ, bộc bạch thái độ của chính mình. Trong đoạn văn này, lòng yêu nước của tác giả được bộc lộ hết sức cụ thể: “tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”, bày tỏ thái độ mạnh mẽ: “căm tức cha xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù”; sẵn sàng chấp nhận mọi hi sinh vì Tổ quốc: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. –Về mặt nghệ thuật, cần chú ý sự xuất hiện liên tiếp của các vế gồm 4 từ (tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa) nhằm nhấn mạnh một nỗi đau lớn; cách diễn tả lòng căm thù giặc cao độ thông qua cácđộnh từ gây ấn tượng mạnh (xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu) và câu văn có quan hệ dẫu cho (thì) ta cũng vui lòng nhằm khẳng định tinh thần quyết sống mái với kẻ thù. – Những lời bộc bạch trên đây không phải là những lời nói suông mà là những lời nói từ tim gan của một con người coi lợi ích của Tổ quốc là lợi ích tối cao. Những lời bộc bạch tự đáy lòng này có ý nghĩa như một tấm gương để tướng sĩ học tập. 18
  15. Đối tượng mà bài hướng tới là ai? Mục đích cơ bản mà bài hịch hướng tới là gì? Để đạt được mục đích đó, tác giả đã sử dụng giọng điệu nào?
  16. Kẻ thù đang lăm le xâm lược, tình hình đất nước “ ngàn cân treo sợi tóc”. – Một số tướng sĩ mải mê hưởng lạc, một số khác sợ uy của giặc nên dao động, muốn cầu hoà. Đối tượng nghe là quân ta (tướng sĩ). Mục đích chính của bài hịch là khích lệ lòng yêu nước, tinh thần quyết chiến quyết thắng, đánh tan tư tưởng bàng quan, thái độ cầu an hưởng lạc của một số tướng sĩ. Để đạt được mục đích ấy, Trần Quốc Tuấn sử dụng nhiều giọng điệu khác nhau: thân tình mà nghiêm khắc khi nói với tướng sĩ, căm uất khi nói tới kẻ thù,
  17. Câu hỏi Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ, Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ (Ngắm trăng – Hồ Chí Minh, Ngữ văn 8, tập II) Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản? Câu 2: Bài thơ đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? Câu 3: Viết một đến hai câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh người tù cách mạng trong bài thơ? Qua đó em rút ra được bài học gì trong cuộc sống?
  18. Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản: tự sự kết hợp biểu cảm. Câu 2: - Biện pháp nghệ thuật và tác dụng: + Điệp từ “không”: nhấn mạnh sự thiếu thốn vật chất của người tù. Sống trong tù, người tù thiếu thốn nhiều thứ, kể cả những nhu cầu tối thiểu như cơm ăn, áo mặc + Nghệ thuật đăng đối kết hợp với nghệ thuật nhân hóa làm cho trăng và người trở nên gần gũi, thân thiết, trở thành tri âm, tri kỉ và cùng hành động như nhau, cùng vượt qua song sắt nhà tù để đến với nhau. => Chất nghệ sĩ của một người chiến sĩ cách mạng. Câu 3: - Hình ảnh người tù cách mạng trong bài thơ hiện lên với tâm hồn tự do, luôn làm chủ được hoàn cảnh. Đó là nhân cách lớn của người nghệ sĩ và người chiến sĩ vĩ đại Hồ Chí Minh. - Bài học rút ra trong cuộc sống: phải luôn giữ tinh thần lạc quan, không được nao núng trước hoàn cảnh
  19. Trong bài thơ " Ngắm trăng " có biện pháp tu từ nào hay không? nếu có thì hãy chỉ ra và nêu ý nghĩa của việc sử dụng biện pháp đó trong bài thơ
  20. Biện pháp tu từ 2 câu thơ cuối bài ngắm trăng + Điệp từ "không", "ngắm" + Biện pháp nhân hóa "Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ" - Tác dụng, ý nghĩa: + Với việc sử dụng liên tiếp các điệp từ, tác giả vừa tăng tính nhịp điệu cho câu thơ vừa gợi mở ra hình ảnh tươi đẹp giữa Người và trăng. Người chiến sĩ cách mạng ngắm trăng trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt "không rượu cũng không hoa". Nhưng với tinh thần yêu thiên nhiên cùng tâm hồn lạc quan, ung dung, Bác vẫn ngắm nhìn vẻ đẹp của trăng qua song sắt của nhà tù. + Hơn hết, với thủ pháp nhân hóa "Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ", Người đã giúp hình ảnh được nhân hóa là "trăng" như có hồn hơn, mang những hành động như con người. Chưa dừng lại ở đó, nó còn khẳng định sự gắn bó, yêu thương giữa trăng và Người, giữa thiên nhiên và con người
  21. Bài thơ Đi đường có mấy lớp nghĩa? Giải thích các lớp nghĩa đó Câu trả lời:Bài thơ Đi đường có 2 lớp nghĩa Nghĩa hiển ngôn nói về việc đi đường núi cùng với đó là những thử thách, chông gai khi leo núi để lên đỉnh. Hình ảnh núi cao trập trùng tượng trưng cho vô vàn khó khăn, nguy hiểm mà con người thường gặp trong đời. Thành quả đó là chinh phục ngọn núi và thu mọi cảnh vật vào tầm mắt. Nghĩa hàm ngôn ngụ ý về con đường cách mạng, con đường đời sẽ gặp phải nhiều khó khăn, chông gai. Nhưng với sự quyết tâm, kiên trì cùng những nỗ lực rồi sẽ nhận được thành quả xứng đáng. Sự nghiệp cách mạng nhất định thắng lợi. => Bài thơ đã gợi ra một chân lí: đường đời, đường cách mạng nhiều chông gai, thử thách, nhưng nếu quyết tâm vượt qua, con người nhất định sẽ đạt được những thắng lợi rực rỡ.
  22. câu thơ thứ 3 nêu lên quy luật tất yếu của cuộc sống. Liệu có mấy ai suốt đời chỉ toàn gặp thuận buồm xuôi gió, thẳng một lèo đến thắng lợi, thành công? Trở ngại, nguy nan là chuyện thường tình. Muốn vượt qua tất cả, con người phải có một ý chí kiên cường, nội lực phi thường cùng một niềm tin không gì lay chuyển nổi. Như vậy mới có thể đạt được chiến thắng vinh quang. Thắng gian lao nguy hiểm và cao hơn nữa là chiến thắng chính mình. Câu thơ Hồ Chí Minh hàm chứa bài học quyết tâm vượt khó, nêu cao ý chí và nghị lực trong cuộc sống để giành thắng lợi. Bài học "Đi đường" thật là vô giá đối với bất cứ ai