Bài giảng Ngữ Văn Lớp 6 - Rèn kỹ năng làm thơ lục bát
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Lớp 6 - Rèn kỹ năng làm thơ lục bát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
bai_giang_ngu_van_lop_6_ren_ky_nang_lam_tho_luc_bat.ppt
Nội dung text: Bài giảng Ngữ Văn Lớp 6 - Rèn kỹ năng làm thơ lục bát
- Cách gieo vần chân, vần lưng trong thơ lục bát *Vần chân (còn gọi là cước vận).Vần được gieo vào cuối dòng thơ, có tác dụng đánh dấu sự kết thúc dòng thơ và tạo nên mối liên kết giữa các dòng thơ. VD: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi” * Vần lưng (còn gọi là yêu vận).Vần được gieo giữa dòng thơ. VD "Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa Một buổi trưa nắng dài bãi cát" Bài tập 1/ Hãy chỉ ra các tiếng được gieo vần với nhau trong khổ thơ sau. Vần nào là vần chân? Vần nào là vần lưng? Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon À ơi này cái trăng tròn À ơi này cái trăng còn nằm nôi..
- Trả lời: Vần trong khổ thơ được gieo theo đúng luật của thơ lục bát. Tiếng thứ sáu của dòng sáu tiếng (dòng lục) gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng tám tiếng (dòng bát), tiếng thứ tám của dòng bát gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo. – Vần chân là vần được gieo ở vị trí cuối dòng thơ. – Vẫn lưng là vần được gieo ở giữa dòng thơ. Trong khổ thơ trên: - Các tiếng được gieo vần: dàng – vàng; ngon – tròn; tròn – còn. Trong đó: dàng – vàng, tròn – còn là vần lưng; ngon – tròn là vần chân. Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon À ơi này cái trăng tròn À ơi này cái trăng còn nằm nôi
- 2/ Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon À ơi này cái trăng tròn À ơi này cái trăng còn nằm nôi... Câu 1: Đoạn thơ trên viết theo thể thơ nào? Câu 2: Xác định vần, nhịp của đoạn thơ? Cho biết đoạn thơ gieo vần chân hay vần lưng? Nêu nhận xét của em về tác dụng của cách gieo vần trong bài thơ. Câu 3: Chỉ ra phép tu từ ẩn dụ được sử dụng trong đoạn thơ và nêu tác dụng? Câu 4: Viết một đoạn văn khoảng 7 câu phân tích tình cảm của người mẹ dành cho con được thể hiện trong đoạn thơ.
- Gợi ý: 1.Thể thơ lục bát (lục: sáu; bát: tám) 2. - Nhịp của đoạn thơ: Vẫn bàn tay mẹ /dịu dàng À ơi /này cái trăng vàng/ ngủ ngon À ơi /này cái trăng tròn À ơi /này cái trăng /còn nằm nôi... - Vần trong khổ thơ được gieo theo đúng luật của thơ lục bát. Tiếng thứ sáu của dòng sáu tiếng (dòng lục) gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng tám tiếng (dòng bát), tiếng thứ tám của dòng bát gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo. - Các tiếng được gieo vần: dàng – vàng; ngon – tròn; tròn – còn. Trong đó: dàng – vàng, tròn – còn là vần lưng; ngon – tròn là vần chân. - Tác dụng: tạo sự hài hòa về âm thanh, thuận lợi trong việc thể hiện tình cảm yêu thương con của người mẹ ...
- 3.Ẩn dụ: Em nhỏ trong bài thơ được gọi bằng những từ ngữ: cái trăng vàng, cái trăng tròn, cái trăng Tác dụng: - gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. - Qua cách gọi đó, ta thấy được tình cảm yêu thương dạt dào, bao la của người mẹ dành cho đứa con của mình. Câu 4: Viết một đoạn văn khoảng 7 câu phân tích tình cảm của người mẹ dành cho con được thể hiện trong đoạn thơ. - Đoạn văn cần có ý cơ bản sau: Người mẹ chịu bao vất vả, khó khăn, che nắng, che mưa, nhưng luôn dịu dàng, ấm áp che chở cho con . Cả cuộc đời mẹ hy sinh chỉ mong con có được cuộc sống êm ấm, hạnh phúc
- 3/ Chỉ ra cách ngắt nhịp phù hợp của khổ thơ sau đây: Bàn tay mẹ chắn mưa sa Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng. Trả lời: Khổ thơ được ngắt nhịp như sau: nhịp 3 / 3 ở dòng lục, nhịp 3 / 5 ở dòng bát.
- 4/ Hãy chỉ ra cách ngắt nhịp và gieo vần trong đoạn thơ sau: Mây lưng chừng hàng Về ngang lưng núi Ngàn cây nghiêm trang Mơ màng gieo bụi (Xuân Diệu) - Vần chân: hàng - trang - Vần lưng: lưng - lưng, ngang – màng - Hàng- ngang, trang- màng
- Điều cần lưu ý khi làm thơ lục bát là: – Từ thứ 2 của câu lục và câu bát phải là thanh bằng – Từ thứ 4 của câu lục và câu bát phải là thanh trắc (trừ trường hợp cá biệt) – Các từ 1, 3, 5 của câu lục và các từ 1, 3, 5, 7 của câu bát TỰ DO.(cũng có thể là bằng, và cũng có thể là trắc). Theo nguyên tắc này thì dễ viết, câu thơ mới mượt mà, uyển chuyển.
- 5/ Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Cha cho những bát cơm no Mẹ cho câu hát điệu hò lời ru Tóc con mọc tốt đầu xù Bố ngồi cắt tỉa chỉnh chu mượt mà. Bây giờ con lớn đi xa Thương cha nhớ mẹ tuổi già đơn côi Lòng con thấp thỏm bồi hồi Nhớ về nơi ấy sục sôi trong lòng. Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? A. 4 chữ B. 5 chữ C. Lục bát D. 8 chữ Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là? A. Tự sự B. Biểu cảm C. Miêu tả D. Tự sự và miêu tả Câu 3. Đoạn thơ có bao nhiêu từ láy? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
- Câu 4. Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ: Ơn đời con đã sinh ra Biển khơi là mẹ, cha là núi non A. Công lao của mẹ rộng lớn mênh mông như biển cả vô bờ bến. B. Công lao của cha như núi vững chắc ,bền vững , cao cả... C. Tác giả ca ngợi, trân trọng và biết ơn công lao to lớn của cha mẹ. D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 5. Dòng nào sau đây nói đúng nhất về tình cảm của người con với cha mẹ được thể hiện trong bài thơ? A. Biết ơn cha mẹ. B. Tôn trọng cha mẹ. C. Yêu thương, tôn trọng, biết ơn cha mẹ. D. Nhớ cha mẹ.