Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 6: Luyện tập Văn bản tự sự - Sự việc và nhân vật trong văn tự sự - Nguyễn Thị Thanh Bình

pptx 21 trang thanhhien97 4010
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 6: Luyện tập Văn bản tự sự - Sự việc và nhân vật trong văn tự sự - Nguyễn Thị Thanh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_6_tiet_6_luyen_tap_van_ban_tu_su_su_vi.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 6: Luyện tập Văn bản tự sự - Sự việc và nhân vật trong văn tự sự - Nguyễn Thị Thanh Bình

  1. NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ TIẾT HỌC NGỮ VĂN 6 CHỦ ĐỀ: VĂN BẢN TỰ SỰ - SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Bình Đối tượng thực hiện: Lớp 6A1, 6A2 Trường: THCS Dương Quan – Thủy Nguyên -HP
  2. Quan sát các bức tranh sau và cho biết nội dung các bức tranh đó liên quan đến văn bản nào đã học? 1 2 3 4
  3. Thánh Gióng Sự tích bánh chưng, bánh giầy Sự tích Hồ gươm Sơn Tinh, Thủy Tinh
  4. CHỦ ĐỀ: VĂN BẢN TỰ SỰ - SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ TIẾT 6: LUYỆN TẬP
  5. Bài 1: Dùng bảng con, sắp xếp lại thứ tự đúng nhất các bức tranh theo tiến trình sự việc diễn ra trong câu chuyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”? (2 phút) 1 2 3 4 5 6
  6. Thứ tự đúng: 2,1,4,6,5,3 2 1 4 6 5 3
  7. Bài tập 2: Kể chuyện theo tranh văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh” 1 2 3 4 5 6
  8. Những đặc điểm cơ bản về văn tự sự: - Sự việc: phải sắp xếp theo một trình tự hợp lí từ sự việc mở đầu, đến diễn biến, cao trào và kết thúc. - Nhân vật: + Nhân vật chính- xuất hiện chủ yếu trong văn bản. + Nhân vật phụ - giúp nhân vật chính hoạt động.
  9. Bài tập 3: THẢO LUẬN NHÓM BÀN: 2’ 1. Lựa chọn và sắp xếp lại hệ thống sự việc sao cho phù hợp nhất với văn bản “Thánh Gióng”? 2. Kể tóm tắt ngắn gọn văn bản trên? Cho chuỗi sự việc sau: (1) Giặc Ân xâm lược nước ta. Vua sai sử giả tìm người tài giỏi cứu nước. (2) Đứa bé cất tiếng nói đầu tiên, đòi đi đánh giặc (3) Sự ra đời kì lạ của Gióng. (4) Đứa bé đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc. (5) Đứa bé lớn nhanh như thổi. Bà con làng xóm góp gạo nuôi chú bé, mong chú giết giặc cứu nước. (6) Giặc tan, Gióng bay về trời. (7) Đứa bé vươn vai một cái bỗng biến thành tráng sĩ, phi ngựa đến nơi có giặc, giết hết lớp giặc này đến lớp giặc khác. (8) Vua nhớ công ơn, lập đền thờ ngay tại quê nhà, đặt tên làng “Gióng”.
  10. Bài tập 3: THẢO LUẬN NHÓM BÀN: 2’ 1.Lựa chọn và sắp xếp lại hệ thống sự việc sao cho phù hợp nhất với văn bản “Thánh Gióng”? (1) Giặc Ân xâm lược nước ta. Vua sai sử giả tìm người tài giỏi cứu nước. (2) Gióng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con!” (3) Bà mẹ mang thai, mười hai tháng sinh ra một chú bé khôi ngô, đặt tên là Gióng. (4) Gióng yêu cầu đúc: ngựa sắt, roi sắt, nón sắt, giáp sắt để đánh giặc. (5) Gióng lớn nhanh như thổi. Bà con làng xóm góp gạo nuôi chú bé, mong chú giết giặc cứu nước. (6) Giặc tan, Gióng bay về trời. (7) Gióng vươn vai một cái bỗng biến thành tráng sĩ, phi ngựa đến nơi có giặc, giết hết lớp giặc này đến lớp giặc khác. (8) Vua nhớ công ơn, lập đền thờ ngay tại quê nhà đặt tên làng “Gióng”. Thứ tự đúng: 3,1,2,4,5,7,6,8
  11. Bài tập 3: Hãy kể tóm tắt văn bản “Thánh Gióng”? (1) Bà mẹ mang thai, mười hai tháng sinh ra một chú bé khôi ngô, đặt tên là Gióng. (2) Giặc Ân xâm lược nước ta. Vua sai sử giả tìm người tài giỏi cứu nước. (3) Gióng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con!” (4) Gióng yêu cầu đúc: ngựa sắt, roi sắt, nón sắt, giáp sắt để đánh giặc. (5) Gióng lớn nhanh như thổi. Bà con làng xóm góp gạo nuôi chú bé, mong chú giết giặc cứu nước. (6) Gióng vươn vai một cái bỗng biến thành tráng sĩ, phi ngựa đến nơi có giặc, giết hết lớp giặc này đến lớp giặc khác. (7) Giặc tan, Gióng đến chân núi Sóc Sơn cởi bỏ giáp sắt bay về trời. (8) Vua nhớ công ơn, lập đền thờ ngay tại quê nhà, đặt tên làng “Gióng”.
  12. ? Tại sao Hội thi thể thao trong trường lại mang tên “Hội khỏe Phù Đổng”? - Là hội thi dành cho lứa tuổi thiếu niên - lứa tuổi của Gióng. - Mục đích: Động viên, cổ vũ học sinh của đất nước noi theo tấm gương sáng của Gióng: lòng yêu nước, sức khoẻ diệu kì để học tập, lao động tốt góp phần xây dựng bảo vệ Tổ quốc.
  13. Bài tập 4: Tập làm MC: Bản tin môi trường Cho chủ đề: “Bảo vệ môi trường là cách sống khôn ngoan”. Nếu được làm MC của chương trình phát thanh măng non – em sẽ bày tỏ quan điểm của mình như thế nào?
  14. CHỦ ĐỀ: VĂN BẢN TỰ SỰ - SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ VĂN BẢN TỰ SỰ SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ Thánh Sơn Tinh, Sự việc Nhân vật Gióng Thủy Tinh Mở Diễn Cao Kết Nhân vật Nhân vật Kể lại diễn cảm, hiểu nội đầu biến trào thúc chính phụ dung, ý nghĩa, bài học rút ra từ văn bản Giữ vai trò Giữ vai trò chủ đạo, phụ trợ, xuất được xuất hiện thoáng hiện nhiều qua, giúp trong văn nhân vật bản chính hoạt động
  15. CỦNG CỐ Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ đùng đùng nổi giận đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió, làm giông bão rung chuyển cả đất trời. Nước ngập ruộng đồng, nước tràn nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi sườn núi. Thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc dời từng quả đồi, dời từng quả núi, dựng thành lũy đất ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng cao lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã suốt mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân. ( Sơn Tinh, Thuỷ Tinh - Ngữ văn 6, tập I- NXBGD) 1.Đoạn văn kể về việc gì? Câu chủ đề? ( 2 điểm) 2. Xác định các nhân vật có trong đoạn trích trên và đánh dấu vào ô thích hợp? (6 điểm) 3.Câu văn: “Nước sông dâng cao lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu”gợi cho em suy nghĩ liên tưởng gì? (2 điểm)
  16. PHIẾU HỌC TẬP 1.Đoạn văn kể về việc gì? Câu chủ đề? (2,0 điểm) 2. Xác định các nhân vật có trong đoạn trích trên và đánh dấu vào ô thích hợp? (Kể được tên mỗi nhân vật: 0,5 điểm - Mỗi tích đúng 0,5 điểm) Tên nhân vật Nhân vật chính Nhân vật phụ Giữ vai trò chủ Giúp nhân vật yếu chính hoạt động 3.Câu văn: “Nước sông dâng cao lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu”gợi cho em suy nghĩ liên tưởng gì? (2,0 điểm)
  17. 1.Đoạn văn kể về việc gì? Câu chủ đề? - Cuộc giao chiến giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh (1.0 điểm) - Câu chủ đề: câu 1 (1.0 điểm) 2. Xác định các nhân vật có trong đoạn trích trên và đánh dấu vào ô thích hợp? (Kể được tên mỗi nhân vật: 0,5 điểm - Mỗi tích đúng 0,5 điểm) Tên nhân vật Nhân vật chính Nhân vật phụ Giữ vai trò chủ Giúp nhân vật yếu chính hoạt động Sơn Tinh x x Thủy Tinh x x Mị Nương x x Quân lính x x 3.Câu văn: “Nước sông dâng cao lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu”gợi cho em suy nghĩ liên tưởng gì? + Gợi hình ảnh nhân dân đắp đê chống lũ lụt hàng năm (1.0 điểm) + Thể hiện mơ ước có sức mạnh chế ngự, chinh phục thiên tai (1.0 điểm)
  18. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Kể về bản thân em theo những gợi ý sau: + Họ tên đầy đủ + Ngày sinh nhật? + Gia đình? + Bản thân: Thích? Không thích? Mơ ước? + Mục tiêu trong năm học đầu tiên ở cấp THCS? *Bài cũ: - Nắm được nội dung kiến thức trọng tâm của bài học đó là vai trò, ý nghĩa của nhân vật và sự việc trong văn TS. - Kể lại diễn cảm các văn bản đã học. - Làm các bài tập còn lại *Bài mới: Soạn bài “Sự tích hồ Gươm”và trả lời các câu hỏi sgk.