Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 122: Luyện tập làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ

ppt 23 trang Hải Phong 19/07/2023 1450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 122: Luyện tập làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_122_luyen_tap_lam_bai_nghi_luan.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 122: Luyện tập làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ

  1. Tuần 25- tiết 122 LUYỆN TẬP LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
  2. I. Ôn tập lý thuyết Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy. Yêu cầu của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ: •Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng. •Bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng; có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.
  3. II.THỰC HÀNH Đề: Phân tích khổ đầu bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi! Con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Ơi! Con chim chiền chiên Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng!
  4. 1. PHÂN TÍCH ĐỀ - Kiểu bài: dạng bài phân tích tác phẩm có định hướng cụ thể. - Vấn đề nghị luận: nội dung, nghệ thuật của khổ 1 của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ - Phạm vi dẫn chứng, tư liệu: các căn cứ, hình ảnh, chi tiết, câu thơ thuộc phạm vi tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
  5. 2. XÁC LẬP LUẬN ĐIỂM, LUẬN CỨ - Luận điểm: Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân thiên nhiên + Không gian mùa xuân + Màu xanh của nước, tím của hoa + Tiếng chim chiền chiện + Cử chỉ "đưa tay tôi hứng"
  6. 3. SƠ ĐỒ TƯ DUY
  7. 4. CHI TIẾT DÀN Ý PHÂN TÍCH KHỔ 1 CỦA BÀI MÙA XUÂN NHO NHỎ a) Mở bài - Giới thiệu tác giả và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là thi phẩm đặc sắc cuối đời của nhà thơ Thanh Hải + Thanh Hải là nhà thơ cách mạng, hoạt động văn nghệ từ cuối cuộc kháng chiến chống Pháp + Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là nỗi lòng của tác giả về niềm yêu mến tha thiết với cuộc đời, đất nước mong muốn cống hiến góp mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân của đất nước, dân tộc.
  8. b) Thân bài * Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước và con người - Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp trong tưởng tượng của tác giả (lưu ý, tác giả viết bài thơ 11/1980 - lúc này đang là mùa đông) + Hình ảnh vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế được khắc họa qua: hoa tím, sông xanh, bầu trời cao rộng + Âm thanh tiếng chim chiền chiện báo xuân về như kết tinh thành “từng giọt long lanh” + Vẻ đẹp của mùa xuân thể hiện qua góc nhìn của tác giả cũng như tấm lòng trân trọng của tác giả trước thiên nhiên, cuộc đời
  9. + Lời trò chuyện thân mật cùng tự nhiên và sự trân trọng sự sống được thể hiện qua hành động “đưa tay hứng” của tác giả Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng + Giọt long lanh được hiểu theo nghĩa ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, từ chỗ âm thanh được cảm nhận bằng thính giác chuyển sang cảm nhận bằng thị giác và xúc giác “đưa tay hứng”. => Tác giả say đắm trong mùa xuân của thiên nhiên đất trời với tâm thế đón nhận trân trọng.
  10. c) Kết bài - Bài thơ là tiếng lòng của tác giả trước cuộc đời, đất nước. - Với giọng trầm lắng có lúc nhộn nhịp, hối hả, khổ thơ không những diễn đạt được vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước mà còn thể hiện được sự mê say với cuộc sống và khát vọng chân thành đẹp đẽ của tác giả.
  11. Nói đến đề tài mùa xuân, người yêu văn thơ nước nhà nhớ ngay đến “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải. Bài thơ này được xem như sợi dây nối tiếp mạch cảm xúc của mấy mươi năm về trước. Thanh Hải viết “Mùa xuân nho nhỏ” vào thời điểm sắp kề cận cát bụi nhưng người đọc tìm thấy một tình yêu thiên nhiên đất trời mãnh liệt, luôn dâng trào ở trái tim tác giả. Ngay ở khổ thơ đầu bài thơ đã toát lên được điều đó. “Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời”
  12. Thanh Hải là nhà thơ trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Sông Hương Núi Ngự đã nuôi dưỡng tâm hồn nhà thơ trong trẻo mà đằm thắm, suốt đời gắn bó với cách mạng với quê hương đất nước tới hơi thở cuối cùng. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tác phẩm nổi bật của ông. Đọc bài thơ người đọc rất ấn tượng với khổ thơ đầu của bài thơ: “Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ôi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng”
  13. Theo quy luật thiên nhiên muôn đời, mùa đông lạnh lẽo trôi qua là mùa xuân xanh tươi lại trở về với tiếng chim rộn rã và muôn hoa khoe sắc, khoe hương. Bức tranh xuân mở đầu bài thơ thật đơn sơ, giản dị mà không kém phần đẹp đẽ: Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Chỉ bằng vài nét phác họa: dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót vang trời, tác giả đã vẽ ra bức tranh mùa xuân tươi đẹp với không gian cao rộng và sắc màu tươi thắm. Những màu sắc có tính chất; đặc trưng của xứ Huế (sông xanh, hoa tím biếc) và cả âm thanh vang vọng của tiếng chim chiền chiện lảnh lót, tươi vui.
  14. Mùa xuân đẹp đến mức làm cho trái tim của một người gần đất xa trời phải bừng tỉnh hay chính sức sống mãnh liệt, niềm tin yêu cuộc sống và khát khao dâng hiến đến hơi thở cuối cùng của nhà thơ đã thổi vào trong từng câu chữ nhưng màu sắc và âm thanh của sự hồi sinh. Màu tím trong thơ Thanh Hải không trầm mà trở nên tươi, tiếng chim trong thơ Thanh Hải không quá rộn rã mà trong vắt, tròn đầy. Cho đến hơi thở cuối cùng tác giả vẫn có thể cống hiến cho đời, cuộc đời ông cũng chính là một mùa xuân, “Một mùa xuân nho nhỏ,/ Lặng lẽ dâng cho đời”.
  15. Đề 2: Phân tích khổ đầu bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương
  16. 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Viễn Phương, bài thơ Viếng lăng Bác và khổ thơ đầu tiên của bài. Ghi khổ thơ 2. Thân bài “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”: lời giới thiệu của tác giả đến bạn đọc về ngữ cảnh của bài thơ và cũng là của mạch cảm xúc của tác giả. Từ đây cho thấy con dân Việt Nam ta ở bất cứ đâu, bất cứ vùng miền nào cũng luôn nhớ đến Bác Hồ kính yêu.
  17. “Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”: khung cảnh quanh lăng Bác được bao bọc bởi hàng tre xanh mướt quanh năm vừa gợi cảm giác an toàn lại vừa thân thuộc vì từ lâu cây tre đã được coi là biểu tượng của con người đất nước ta. “Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam/Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”: cây tre với đức tính kiên cường mặc kệ sự tác động, nhũng nhiễu của thiên nhiên vẫn cứ hiên ngang giữa trời đất canh gác cho Bác có giấc ngủ ngàn thu đẹp đẽ. Bên cạnh đó, hai câu thơ này còn nhằm ám chỉ những con người Việt Nam bao năm nay vẫn giữ vững tinh thần anh dũng, bất khuất không bị kẻ thù mua chuộc, đánh gục. → Bốn câu thơ ngắn gọn súc tích nhưng mang nhiều ý nghĩa sâu xa, vừa thể hiện tình cảm của tác giả đối với Bác Hồ, vừa thể hiện những truyền thống, đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam ta.
  18. 3. Kết bài Khái quát lại khổ thơ thứ nhất nói riêng, bài thơ Viếng lăng Bác nói chung và rút ra bài học, liên hệ thực tiễn.
  19. Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình yêu thương đặc biệt đối với đồng bào đồng chí miền Nam. Đồng bào miền Nam cũng từng ngày từng giờ nhớ thương mong ngóng Bác. Thế nhưng ngày 2/9/1969 Bác đã vĩnh viễn đi xa để lại cho đồng bào cả nước đặc biệt là đồng bào miền Nam một nỗi đau dài vô hạn. Năm 1976 Viễn Phương bùi ngùi cùng với đoàn đại biểu từ miền Nam ra thăm lăng Bác. Tình cả dồn nén xúc động khiến nhà thơ cho ra đời bài thơ Viếng lăng Bác. Bài thơ mở đầu đầy ấn tượng: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
  20. Cách vào đề thật gần gũi giản dị, nhà thơ đã khéo léo giới thiệu được vị trí không gian quãng đường từ miền Nam xa xôi ra viếng lăng Bác: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Tiếng “con” mở đầu bài thơ cất lên thật gần gũi, thân thương. Đó là cách xưng hô rất mật thiết của người dân Nam Bộ, đã bộc lộ sâu sắc lòng ngậm ngùi thương nhớ của nhà thơ của đồng bào miền Nam đối với Bác. Nỗi nhớ ấy kết tụ lắng đọng trong câu thơ: “miền Nam mong Bác nỗi mong cha”. Ấn tượng đậm nét đầu tiên của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác là hình ảnh hàng tre: Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
  21. Như vậy, với khổ thơ mở đầu bài thơ Viễn Phương đã đưa người đọc đến với những ấn tượng đầu tiên khi vào lăng Bác: đó là hình ảnh hàng tre. Ai chưa từng đến thăm lăng Bác cũng cảm nhận được hàng tre ấy qua những dòng thơ đầy xúc cảm gần gũi của nhà thơ. Thông qua đó bộc lộ niềm tự hào về người con của dân tộc Việt Nam.