Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Ánh trăng"

pptx 11 trang thanhhien97 4880
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Ánh trăng"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_9_van_ban_anh_trang.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Ánh trăng"

  1. ÔN TẬP THƠ HIỆN ĐẠI (Tiếp theo) ÁNH TRĂNG (Nguyễn Duy)
  2. Mục tiêu cần đạt -Nắm được những nết chính về tác giả Nguyễn Duy, giá trị nội dung đặc sắc của bài thơ -Cảm nhận được một số đoạn thơ tiêu biểu trong bài thơ
  3. I.Những nét chính về tác giả, tác phẩm -Tác giả: - Nhà thơ Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948 tại phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hoá. - Là nhà thơ - chiến sĩ, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. -Tác phẩm: a. Nội dung : - Hình ảnh vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên là người bạn tri kỷ. - Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ tình nghĩa, vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của đời sống. - Vầng trăng mang chiều sâu tư tưởng , là lời nhắc nhở thái độ sống " uống nước nhớ nguồn", ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. b. Nghệ thuật: - Cảm xúc của tác giả trong bài thơ được thể hiện qua một câu chuyện riêng, bằng sự kết hợp hài hoà giữa tự sự và trữ tình. - Giọng điệu tâm tình, nhịp thơ khi thì trôi chảy tự nhiên, nhịp nhàng theo lời kể, khi thì thầm lặng suy tư. - Ngôn ngữ thơ giàu sức gợi cảm.
  4. II. Luyện tập Bài tập 1: "Ánh trăng" là một nhan đề đa nghĩa. Hãy viết một đoạn văn ( từ 15-20 dòng) để làm sáng tỏ ý kiến trên. - Gợi ý: - Ánh trăng của Nguyễn Duy là hình ảnh đẹp của thiên nhiên với tất cả những gì là thi vị, gần gũi, hồn nhiên, tươi mát. Đó là vầng trăng của “hồi nhỏ sống với đồng”, Ánh trăng gắn với tuổi ấu thơ của tác giả. Vầng trăng ấy hồn nhiên như cuộc sống, như đất trời. - Nhan đề “Ánh trăng” còn thực sự sâu sắc, ý nghĩa bởi vầng trăng ấy còn là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình - kí ức gắn với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước cam go mà hào hùng. - Vầng trăng mang chiều sâu tư tưởng , là lời nhắc nhở thái độ sống " uống nước nhớ nguồn", ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
  5. Bài tập 2: Phân tích đoạn thơ sau: “Thình lình đèn điện tắt đủ cho ta giật mình.” Mở bài: -Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời, nội dung ngệ thuật, đoạn thơ, vị trí đoạn thơ, nội dung đoạn thơ. Thân bài:- Người sau khi trở về thành phố, quen với cuộc sống tiện nghi đã quên trăng nhưng rồi gặp phải tình huống bất ngờ : mất điện, tối tăm, cần tìm nguồn sống.( thình lình là trạng thái bất ngờ xảy ra ngoài dự định của con người ) - Tình huống ấy khiến người, theo thói quen “ vội bật tung cửa sổ ”, phản xạ tự nhiên của con người, và giây phút ấy con người đột ngột gặp lại “vầng trăng tròn ”. - Cuộc gặp gì ấy cũng là sự bừng tỉnh của con người gợi ra suy nghĩ sâu xa. + Người và trăng đối diện bởi người “ngửa mặt lên nhìn mặt ”. Đã cũng là sự đối diện với kỉ niệm, với quá khứ và có lẽ với cả chính mình. + Trong đối diện, người thấy quá khứ trở về : “như là đồng là bể /như là sông là rừng” và người “rưng rưng ” xúc động khi gặp lại kỉ niệm tri kỉ.
  6. + Trăng vẫn nguyên vẹn “cứ tròn vành vạnh” dự “người vô tình ” đã là biểu tượng của quá khứ đẹp đẽ, không đổi thay và đầy tình nghĩa. + Trăng “im phăng phắc” - không phải là trăng mà là “ánh trăng” - hào quang quá khứ. Thái độ “im phăng phắc” là nhắc nhở, trách móc, hay bao dung? - Phép nhân hoá khiến hình ảnh vầng trăng hiện ra như một con người cụ thể, một người bạn, một nhân chứng, rất nghĩa tình nhưng cũng vô cùng nghiêm khắc đang nhắc nhở con người, một lời nhắc nhở thấm thía, độ lượng nhưng đủ làm để làm con người “giật mình” nhận ra sự vô tình lãng quên quá khứ tốt đẹp, tức là con người đang phản bội lại chính mình. Nó còn có ý nhắc nhở con người nên trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp và những giá trị truyền thống. - Đại từ xưng hô ta là gợi nhác cho tất cả mọi người thái độ sống ân nghĩa -Đặt bài thơ trong hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa của bài thơ càng sâu sắc hơn *Đánh giá: Thành công về nội dung ,nghệ thuật của đoạn thơ. Đóng góp của tác giả, tác phẩm vào văn học Việt Nam. *Kết bài: Khẳng định ý nghĩa tưởng của bài thơ, đạo lý sống.
  7. Bài tập 3: Cảm nhận của em về bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy. a. Mở bài - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Ánh trăng là đề tài quen thuộc của thi ca, là cảm hứng sáng tác vô tận cho các nhà thơ. - Với Nguyễn Duy, ánh trăng không chỉ là niềm thơ mà còn được biểu đạt một hàm nghĩa mới, mang dấu ấn của tình cảm thời đại: Ánh trăng là biểu tượng cho quá khứ trong mỗi đời người. b. Thân bài: * Cảm nghĩ về vầng trăng quá khứ: - Trước hết là hình ảnh vầng trăng tình nghĩa, hiền hậu, bình dị gắn liền với kỉ niệm trong sáng thời thơ ấu tại làng quê. - Trăng thành người bạn tri kỉ, gắn với những kỉ niệm không thể nào quên của người lính trong những năm tháng gian lao nơi chiến trường, -> Lời thơ kể không tả mà có sức gợi nhớ, âm điệu của lời thơ như trùng xuống trong mạch cảm xúc bồi hồi.
  8. * Cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại: - Vầng trăng tri kỉ ngày nào nay đã trở thành “người dưng” - người khách qua đường xa lạ + Sự thay đổi của hoàn cảnh sống- không gian khác biệt, thời gian cách biệt, điều kiện sống cách biệt Từ hồi về thành phố/quen ánh điện cửa gương Trăng bị gạt ra khỏi cuộc sống của con người. + Hành động “vội bật tung cửa sổ” và cảm giác đột ngột “nhận ra vầng trăng tròn”, cho thấy quan hệ giữa người và trăng không còn là tri kỉ, tình nghĩa như xưa vì con người lúc này thấy trăng như một vật chiếu sáng thay thế cho điện sáng mà thôi. + Câu thơ rưng rưng - lạnh lùng - nhức nhối, xót xa miêu tả một điều gì bội bạc, nhẫn tâm vẫn thường xảy ra trong cuộc sống. - Vầng trăng tri kỉ ngày nào nay đã trở thành “người dưng” - người khách qua đường xa lạ, => Một sự thay đổi phũ phàng khiến người ta không khỏi nhói đau. Tình cảm xưa kia nay chia lìa.
  9. * Niềm suy tư của tác giả . - Trăng và con người đã gặp nhau trong một giây phút tình cờ. + Vầng trăng xuất hiện vẫn một tình cảm tràn đầy, không mảy may sứt mẻ. + “Trăng tròn”-> tình cảm trọn vẹn, chung thuỷ như năm xưa. + Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” là tư thế đối mặt: “mặt” ở đây chính là vầng trăng tròn (nhân hoá). Con người thấy mặt trăng là thấy được người bạn tri kỉ ngày nào. - Ánh trăng đã thức dậy những kỉ niệm quá khứ tốt đẹp, đánh thức lại tình cảm bạn bè năm xưa, đánh thức lại những gì con người đã lãng quên. + Cảm xúc “rưng rưng” là biểu thị của một tâm hồn đang rung động, xao xuyến, gợi nhớ gợi thương khi gặp lại bạn tri kỉ. + Nhịp thơ hối hả dâng trào như tình người dào dạt. Niềm hạnh phúc của nhà thơ như đang được sống lại một giấc chiêm bao. - Ánh trăng hiện lên đáng giá biết bao, cao thượng vị tha biết chừng nào. => Câu thơ thầm nhắc nhở chính mình và cũng đồng thời nhắc nhở chúng ta, những người đang sống trong hoà bình, hưởng những tiện nghi hiện đại, đừng bao giờ quên công sức đấu tranh cách mạng của biết bao người đi trước.
  10. -Khổ thơ cuối cùng là nơi tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng: - Hình ảnh trăng được Nguyễn Duy miêu tả tròn đầy, vành vạnh, toả sáng khắp nơi. Đó là vẻ đẹp tự nó và mãi mãi vĩnh hằng. Đó còn là hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp và những giá trị truyền thống. - Phép nhân hoá khiến hình ảnh vầng trăng hiện ra như một con người cụ thể, một người bạn, một nhân chứng, rất nghĩa tình nhưng cũng vô cùng nghiêm khắc đang nhắc nhở con người, một lời nhắc nhở thấm thía, độ lượng nhưng đủ làm để làm con người “giật mình” nhận ra sự vô tình lãng quên quá khứ tốt đẹp, tức là con người đang phản bội lại chính mình. Nó còn có ý nhắc nhở con người nên trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp và những giá trị truyền thống. *Đánh giá: Nội dung ,nghệ thuật của đoạn thơ. Đóng góp của tác giả, tác phẩm vào văn học Việt Nam. c.Kết bài: - Bài thơ “Ánh trăng” là một lần “giật mình” của Nguyễn Duy về sự vô tình trước thiên nhiên, vô tình với những kỉ niệm nghĩa tình của một thời đã qua. - Nó gợi ra trong lòng chúng ta nhiều suy ngẫm sâu sắc về cách sống, cách làm người, cách sống ân nghĩa thuỷ chung ở đời.
  11. Hướng dẫn học bài về nhà - Hoàn các bài tập 1,2 3 vào vở - Học thuộc bài thơ