Bài giảng Ôn thi vào THPT môn Ngữ văn - Chuyên đề 3: Ôn tập truyện ngắn hiện đại Việt Nam (1945-1975) trong chương trình Ngữ văn Lớp 9 - Nguyễn Thị Loan

ppt 80 trang Hải Phong 19/07/2023 2510
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ôn thi vào THPT môn Ngữ văn - Chuyên đề 3: Ôn tập truyện ngắn hiện đại Việt Nam (1945-1975) trong chương trình Ngữ văn Lớp 9 - Nguyễn Thị Loan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_on_thi_vao_thpt_mon_ngu_van_chuyen_de_3_on_tap_tru.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ôn thi vào THPT môn Ngữ văn - Chuyên đề 3: Ôn tập truyện ngắn hiện đại Việt Nam (1945-1975) trong chương trình Ngữ văn Lớp 9 - Nguyễn Thị Loan

  1. ÔN THI VÀO THPT NGỮ VĂN 9 CHUYÊN ĐỀ 3 : ÔN TẬP TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM (1945-1975) TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 9 Giáo viên: Nguyễn Thị Loan Trường THCS Trần Mai Ninh, Thành phố Thanh Hoá
  2. A. Khái quát về truyện ngắn hiện đại Việt Nam (1945 – 1975) I. Các chặng đường sáng tác Kháng chiến chống Pháp Kháng chiến chống Mĩ, miền Bắc xây dựng XHCN 1945 1954 1975 Làng Chiếc lược ngà Lặng lẽ Sapa Những ngôi sao xa xôi
  3. II. Nội dung phản ánh 1. Bức tranh về đời sống Phản ánh những nét tiêu biểu của đời sống Việt Nam trong thời kì lịch sử có nhiều biến cố lớn lao từ sau cách mạng tháng Tám 1945, chủ yếu là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. 2. Hình ảnh con người Hình ảnh những con người Việt Nam thuộc nhiều thế hệ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ được thể hiện sinh động qua một số nhân vật: ông Hai (Làng), anh thanh niên (Lặng lẽ Sapa), ông Sáu và bé Thu (Chiếc lược ngà), Thao, Nho, Phương Định (Những ngôi sao xa xôi).
  4. III. Những đặc sắc về nghệ thuật 1. Ngôi kể Chiếc lược ngà Ngôi kể thứ nhất Những ngôi sao xa xôi => Tác dụng: Các câu chuyện kể trở nên chân thực, gần gũi qua cái nhìn và giọng điệu của chính người chứng kiến câu chuyện. Làng Ngôi kể thứ ba Lặng lẽ Sapa => Tác dụng: Các câu chuyện được mở rộng hơn về không gian, tăng cường được tính khách quan của hiện thực.
  5. 2. Xây dựng tình huống truyện đặc sắc - Làng: Tạo tình huống truyện gay cấn; - Lặng lẽ Sapa: Tạo tình huống tự nhiên, tình cờ, hấp dẫn; - Chiếc lược ngà: Tạo tình huống truyện éo le; -=> Tác dụng: Đặt nhân vật vào tình huống đặc biệt, từ đó bộc lộ rõ nét đời sống nội tâm, tính cách nhân vật cũng như chủ đề của tác phẩm.
  6. B. Hệ thống kiến thức trọng tâm cơ bản về các truyện ngắn được học. - Quê: Từ Sơn, Bắc Ninh Tác giả: Kim Lân (1920- - Là cây bút truyện ngắn vững vàng. 2007) - Gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống ở nông thôn -> hầu như chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân. Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác năm 1948, thời kì đầu cuộc k/c Làng chống Pháp. Nội dung: Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai trong truyện “Làng”. Nghệ thuật: Tác giả đã thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
  7. B. Hệ thống kiến thức trọng tâm cơ bản về các truyện ngắn được học. - Quê: Duy Xuyên, Quảng Nam Tác giả: Nguyễn Thành - Các tác phẩm của ông đều Long (1925-1991) hướng đến làm rõ cuộc sống con người trong lao động sản xuất, trong đấu tranh. Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác năm 1970, kết quả của chuyến đi lên Lào Cai của tác giả. Lặng Nội dung: Khắc họa thành công hình ảnh những người lao lẽ Sa động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó truyện khẳng Pa định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa những công việc thầm lặng. Nghệ thuật: xây dựng được một tình huống truyện hợp lí, cách kể truyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận; truyện ngắn giàu chất thơ.
  8. B. Hệ thống kiến thức trọng tâm cơ bản về các truyện ngắn được học. - Quê: Chợ Mới, An Giang Tác giả: Nguyễn - Là nhà văn trưởng thành trong kháng Quang Sáng (1932- chiến chống Pháp và chống Mĩ. - Sáng tác của ông hầu như chỉ viết về 2014) cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình. - Lối viết chân chất, mộc mạc, bình dị cộng với giọng văn đậm chất Nam Bộ. Chiếc Hoàn cảnh sáng tác: viết năm 1966 -> là giai đoạn mà cuộc k/c lược chống Mĩ đang diễn ra ác liệt. ngà Nội dung: Thể hiện tình cha con cảm động và sâu nặng trong hoàn cảnh éo le, khắc nghiệt của chiến tranh. Nghệ thuật: Tình huống bất ngờ, tự nhiên, hợp lí ; thành công trong việc miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật, đặc biệt là nhân vật trẻ em (bé Thu).
  9. B. Hệ thống kiến thức trọng tâm cơ bản về các truyện ngắn được học. - Quê: Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Tác giả: Lê Minh - Là cây bút nữ chuyên về truyện ngắn. Khuê sinh năm 1949 - Viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn. Sau năm 1975, bám sát những biến chuyển của đời sống xã hội và con người trên tinh thần đổi mới. Hoàn cảnh sáng tác: viết năm 1971 -> là giai đoạn mà cuộc k/c chống Mĩ đang diễn ra ác liệt. Những Nội dung: làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần ngôi dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian, khổ hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung sao xa phong trên tuyến đường Trường Sơn -> là hình ảnh đẹp, tiêu xôi biểu về thế hệ trẻ Việt nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ Nghệ thuật: Vai kể là nhân vật chính, cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, trẻ trung và đặc biệt thành công về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
  10. NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) Khái niệm Những yêu cầu đối với bài văn NL về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Nghị luận về tác phẩm Nội dung Hình thức truyện (hoặc đoạn trích) là Bài NL về tác trình bày phẩm truyện những nhận Những nhận xét đánh giá Các nhận xét, đánh giá (hoặc đoạn xét, đánh giá về truyện phải xuất phát từ về tác phẩm truyện trích) cần có bố của mình về ý nghĩa của cốt truyện, tính (hoặc đoạn trích) phải cục mạch lạc, nhân vật, sự cách, số phận của nhân vật rõ ràng, đúng đắn, có có lời văn kiện, chủ đề và nghệ thuật trong tác luận cứ và lập luận chuẩn xác, gợi hay nghệ thuật phẩm được người viết phát thuyết phục. cảm. của một tác hiện và khái quát. phẩm cụ thể.
  11. CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) * Bài ngị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có thể bàn về chủ đề, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện. * Bài làm cần đảm bảo đầy đủ các phần của một bài văn nghị luận : - Mở bài : Giới thiệu về tác phẩm (tùy theo yêu cầu cụ thể của đề bài) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình. - Thân bài : Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực. - Kết bài : Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). * Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ, cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm. * Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lí, tự nhiên.
  12. II. Các dạng bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích): a. Cảm nhận hoặc phân tích nhân vật trong tác phẩm (thường là nhân vật chính). A. Mở bài: - Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm. - Giới thiệu nhân vật và nêu nhận xét khái quát về nhân vật. B. Thân bài: - Phân tích những đặc điểm bản chất của nhân vật. - Đánh giá về nhân vật: + Nghệ thuật xây dựng nhân vật. + Vị trí của nhân vật trong tác phẩm. + Ý nghĩa đại diện của nhân vật. + Mối quan hệ giữa nhân vật với chủ đề tác phẩm. C. Kết bài: - Nêu cảm nghĩ về nhân vật. - Khẳng định sự thành công của tác giả.
  13. II. Các dạng bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích): b. Phân tích nội dung tác phẩm hoặc một khía cạnh nội dung tác phẩm. A. Mở bài: - Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm. - Giới thiệu nội dung cần phân tích. B. Thân bài: - Chia nội dung thành các luận điểm. - Tìm luận cứ làm rõ luận điểm. - Đánh giá giá trị nội dung. C. Kết bài: - Khẳng định lại giá trị nội dung vừa phân tích. - Cảm nghĩ về giá trị chung của tác phẩm.
  14. II. Các dạng bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích): c. Phân tích nghệ thuật của tác phẩm. A. Mở bài: - Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm. - Giới thiệu nghệ thuật cần phân tích. B. Thân bài: - Chia tách nghệ thuật thành các luận điểm. - Tìm luận cứ làm rõ luận điểm. - Đánh giá giá trị nghệ thuật. C. Kết bài: - Khẳng định lại giá trị nghệ thuật vừa phân tích. - Cảm nghĩ về giá trị chung của tác phẩm.
  15. II. Các dạng bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích): d. Phân tích tác phẩm trọn vẹn. A. Mở bài: - Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm. - Giới thiệu giá trị của tác phẩm cần phân tích. B. Thân bài: - Chia tách giá trị của tác phẩm thành các luận điểm. - Tìm luận cứ làm rõ luận điểm. - Đánh giá giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. C. Kết bài: - Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. - Cảm nghĩ về tác phẩm.
  16. C. Luyện đề thi vào THPT. Đề số 1: I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4: “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây ”, cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông. Hay là quay về làng? Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì ở cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ Nước mắt ông lão giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây( ) Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể về cái làng ấy được nữa. Về bây giờ ra ông chịu mất hết à? Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.”
  17. Đề số 1: I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm) Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn trích trên thuộc tác phẩm nào, của tác giả nào? Ghi rõ thời gian sáng tác tác phẩm. Câu 2 (1,0 điểm): Nêu nội dung của đoạn văn? Câu 3 (0,5 điểm): Câu “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây ” là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Câu 4 (1,0 điểm): Có bạn cho rằng đoạn trích trên đã sử dụng chủ yếu hình thức ngôn ngữ độc thoại, lại có bạn cho rằng đó là độc thoại nội tâm. Ý kiến của em thế nào? II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về câu nói “Thời gian là vàng”. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.
  18. Đề số 1: GỢI Ý: I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm) Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong truyện Làng của nhà văn Kim Lân, truyện được viết năm 1948, thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Câu 2: Nội dung của đoạn văn là: Sự giằng xé nội tâm của nhân vật ông Hai giữa việc quay về làng hay ở lại. Câu 3: Câu “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây ” là lời dẫn trực tiếp. Câu 4: Đoạn văn trích này chủ yếu dùng ngôn ngữ độc thoại nội tâm, đó là những lời nói bên trong của nhân vật, không nói ra thành tiếng.
  19. II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Đảm bảo kết cấu đoạn văn NLXH với dung lượng 200 chữ như sau: - Dẫn dắt nêu vấn đề - Giải thích: Thời gian là vàng: đề cao tầm quan trọng, quý giá của thời gian đối với cuộc sống con người nhằm thúc đẩy con người để tránh làm mất hoặc lãng phí thời gian. - Bàn luận: Tại sao thời gian quý như vàng?: + Thời gian là thứ không mua được bằng tiền và một khi thời gian đã qua đi thì không bao giờ trở lại -> thế nên phải biết trân trọng thời gian. + Đã có những người biết trân trọng và sử dụng hợp lí thời gian để làm nên mọi việc có ý nghĩa, sẽ có nhiều cơ hội thành công, chiến thắng. + Thời gian giúp con người ta khôn lớn, trưởng thành, nó tạo ra giá trị tiền bạc dưới bàn tay lao động của con người. - Mở rộng: Lãng phí thời gian, không biết trân trọng nó khiến con người nuối tiếc, hụt hẫng về những giá trị đã qua. Tôn trọng thời gian cũng không có nghĩa là sống gấp, sống vội mà phải tận dụng phù hợp với công việc hoàn cảnh, sống hết mình, cống hiến cho đời. - Bài học nhận thức hành động: Quý trọng thời gian là quý trọng giá trị của cuộc sống. Mỗi con người phải có ý thức được giá trị của thời gian, sống đẹp trong từng ngày, trân trọng từng phút giây.
  20. Đề số 1: II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm) Câu 2 (5,0 điểm): Dàn ý tham khảo. A. Mở bài: - Tác giả: Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn, am hiểu và gắn bó với cuộc sống nông thôn và người nông dân. - Tác phẩm “Làng”: được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948. - Nhân vật: hình ảnh người nông dân (ông Hai) thời kháng chiến chống Pháp và tình yêu làng quê đã thống nhất với lòng yêu nước.
  21. Câu 2: Cảm nhận về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân. B. Thân bài: 1. Khi ở nơi tản cư - Đau đáu nhớ quê, cứ “nghĩ về những ngày làm việc cùng anh em”; - Luôn khoe và tự hào về làng chợ Dầu, không chỉ vì nó đẹp mà còn bởi nó tham gia vào cuộc chiến đấu chung của dân tộc; - Luôn tìm cách nghe tin tức về kháng chiến => Đó là biểu hiện tình yêu làng của người nông dân trước thành quả của cách mạng, của làng quê.
  22. B. Thân bài: 2. Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc - Sững sờ, xấu hổ, uất ức, đau đớn, bẽ bàng ; - Trong tâm trí chỉ còn có cái tin dữ ấy xâm chiếm, nó thành một nỗi ám ảnh, day dứt => cảm thấy như chính ông và các con ông mang nỗi nhục bán nước, theo giặc; - Nỗi ám ảnh, nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên: không dám đi đâu, quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng tình hình bên ngoài ; - Đấu tranh nội tâm gay gắt: quê hương hay tổ quốc? Cuối cùng ông đã quyết định: “Làng .thì phải thù” => tình yêu nước chiến thắng; - Tâm sự với đứa con để giãi bày lòng mình => Tình yêu làng chợ Dầu và tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng mà biểu tượng là cụ Hồ thật sâu sắc.
  23. B. Thân bài: 3. Khi nghe tin cải chính - Tươi vui, rạng rỡ hẳn lên, chia quà cho con; -Hả hê loan báo, khoe nhà ông bị giặc đốt một cách tự hào như một niềm hạnh phúc thực sự của mình => Hi sinh lợi ích riêng tư để đổi lấy danh dự cho làng. 4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật - Tình huống độc đáo, là thử thách để bộc lộ chiều sâu tâm trạng; - Tâm lý nhân vật được miêu tả cụ thể, gợi cảm qua ý nghĩ, cảm giác, hành vi, ngôn ngữ (đối thoại, độc thoại), diễn biến nội tâm. - Diễn tả đúng và gây được ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật => Kim Lân am hiểu sâu sắc người nông dân và thế giới tinh thần của họ; - Sử dụng ngôn ngữ đặc sắc, mang đậm chất khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói của người nông dân vùng quê.
  24. C. Kết bài: Khẳng định - Sức hấp dẫn của hình tượng nhân vật ông Hai; - Thành công của nhà văn khi xây dựng nhân vật ông Hai.
  25. Đề bổ sung (NL về TPVH): Phân tích diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc để thấy được tình yêu làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp. 1. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm; - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: (nêu ngắn gọn nội dung đoạn trích) Tình yêu làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp được bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách của ông Hai: Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
  26. 2. Thân bài: 2.1. Khái quát về hoàn cảnh của ông Hai Tóm tắt nội dung trước đoạn được trích: Tâm trạng ông Hai ở nơi tản cư. 2.2. Phân tích tâm trạng ông Hai trong đoạn trích (dựa theo luận điểm 2 của đề 1). 2.3. Đánh giá nghệ thuật của đoạn văn - Miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật tài tình; - Ngôn ngữ độc thoại, độc thoại nội tâm. 3. Kết bài. - Ông Hai là một người rất rất yêu làng và yêu nước của mình. Qua tình huống thử thách tình cảm đó càng trở nên sâu sắc hơn. - Xây dựng được tâm lí ông Hai một cách ấn tượng và tinh tế là thành công lớn của truyện ngắn “Làng”.
  27. C. Luyện đề thi vào THPT. Đề số 2: I. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4: Guy Kawasaki là một kĩ sư công nghệ cao của Apple. Ông đã chia sẻ trên trang Quora một câu chuyện thú vị của mình: “Một ngày nọ, Steve Jobs đột nhiên xuất hiện tại nơi làm việc của tôi cùng với một người đàn ông mà tôi chưa gặp bao giờ. Ông ấy không giới thiệu người đàn ông kia mà ngay lập tức hỏi tôi rằng: “Anh nghĩ gì về một công ty có tên Knoware?” Tôi trả lời Steve rằng sản phẩm của công ty đó là rất tầm thường, nhàm chán và đơn điệu, không có gì để so sánh với sản phẩm chiến lược như Macintosh. Công ty này không phải là mối bận tâm đối với Apple. Sau khi nghe một loạt lời phê phán của tôi, lúc bấy giờ Steve mới giới thiệu người đàn ông đứng bên cạnh: “Tôi xin giới thiệu với anh đây là Archie McGill, Giám đốc điều hành của Knoware”.
  28. Tôi đã vượt qua được bài kiểm tra IQ của Steve Jobs như thế. Nếu như hôm đó tôi chỉ nói những lời tốt đẹp về một phần mềm không có gì nổi bật, Steve chắc hẳn sẽ cho rằng tôi là người không có chính kiến và có thể sự nghiệp của tôi cũng kết thúc tại đó.[ ] Tôi chưa từng được trải nghiệm điều này ở bất cứ công việc nào trước đó. Đó là một kinh nghiệm thú vị. Tôi thật sự phải cảm ơn Steve. Kinh nghiệm đã dạy tôi rằng, bạn nên luôn nói sự thật mà không cần lo ngại hậu quả. (Bài test kì lạ của Steve Jobs, theo Khánh Hằng, báo Cafer). I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm) Câu 1 (0,5 điểm): Khái quát nội dung chính của đoạn trích? Câu 2 (1,0 điểm): Làm thế nào để nhân vật tôi vượt qua được bài kiểm tra IQ của Steve Jobs?
  29. Đề số 2: I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm) Câu 3 (0,5 điểm): Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập có trong câu sau: “Nếu như hôm đó tôi chỉ nói những lời tốt đẹp về một phần mềm không có gì nổi bật, Steve chắc hẳn sẽ cho rằng tôi là người không có chính kiến và có thể sự nghiệp của tôi cũng kết thúc tại đó”. Câu 4 (1,0 điểm): Vì sao bạn nên luôn nói sự thật mà không lo hậu quả? II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Từ ngữ liệu ở phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn (200 chữ) thể hiện suy nghĩ của mình về tính trung thực. Câu 2 (5,0 điểm) Truyện ngắn Lặng lẽ Sapa của Nguyễn Thành Long đã khắc họa thành công những con người lao động bình thường mà cao đẹp, cống hiến lặng thầm cho tổ quốc. Hãy phân tích nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích để làm rõ nhận định trên.
  30. Đề số 2: GỢI Ý: I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm) Câu 1: Giá trị của sự trung thực trong lời nói. Câu 2: Nhân vật tôi đã vượt qua được cuộc kiểm tra IQ vì đã nói sự thật về sản phẩm của công ty Knoware, về tất cả sự tầm thường của nó. Câu 3: Thành phần biệt lập trong câu văn là thành phần tình thái: ‘‘chắc hẳn’’. Câu 4: Các lí do để ta luôn trung thực mà không lo hậu quả: - Nói ra sự thật là một bài kiểm tra trí thông minh và tính cách của mỗi người. - Tất cả mọi người đều mong muốn được nghe sự thật. - Nếu ta không trung thực ta luôn phải kiểm soát và lo sợ về những gì mình đã nói.
  31. II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Đảm bảo kết cấu đoạn văn NLXH với dung lượng 200 chữ như sau: - Dẫn dắt nêu vấn đề - Giải thích: Trung thực là luôn ngay thẳng, thật thà, tôn trọng sự thật, thành thực với mọi người và cả chính mình. - Bàn luận: Vì sao ta cần phải trung thực? + Tạo được sự tin cậy với người khác; + Tạo nên sự hài hòa trong quan hệ giữa người với người; + Đẩy lùi được lòng tham và sự dối trá; + Giúp ta ngày càng hoàn thiện nhân cách. (Lấy ví dụ) - Mở rộng: + Trung thực là đức tính tốt nhưng đôi khi có thể làm cho bạn bị thiệt thòi, bất lợi. - Cần lên án những kẻ thiếu trung thực để góp phần giữ vững sự công bằng cho xã hội. Bài học nhận thức hành động: - Nhận thức của bản thân về tính trung thực. - Hành động cụ thể để phát huy tính trung thực: Luôn trung thực trong lời nói; Việc làm phải ngay thẳng, không gian dối.
  32. II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm) Câu 2 (5,0 điểm): Dàn ý tham khảo. 1. Mở bài: - Tác giả: là một trong những cây bút văn xuôi, chuyên viết về truyện ngắn và kí. Đề tài hướng vào cuộc sống sinh hoạt, lao động đời thường. - Tác phẩm: viết năm 1970, sau chuyến đi thực tế Lào Cai. - Nhân vật: vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của những con người lao động bình thường mà cao đẹp, cống hiến lặng thầm cho tổ quốc tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét.
  33. Đề 2: II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm) Câu 2 (5,0 điểm): Dàn ý tham khảo. 2. Thân bài: 2.1. Hình ảnh anh thanh niên - Hiện ra trong cuộc gặp gỡ chốc lát với bác lái xe, ông họa sĩ, cô gái trẻ khi xe dừng lại nghỉ. - Hiện ra qua cái nhìn và sự cảm nhận của các nhân vật khác, đặc biệt là ông họa sĩ già; - Tự bộc lộ qua cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với mọi người.
  34. Đề 2: II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm) Câu 2 (5,0 điểm): Dàn ý tham khảo. 2. Thân bài: 2.2. Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên - Trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét, giữa cỏ cây và mây mù lạnh lẽo; - Công việc của anh: khí tượng kiêm vật lí địa cầu: đo gió, mưa, nắng, mây, chấn động mặt đất, phục vụ sản xuất và chiến đấu; - Đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác cũng như tinh thần trách nhiệm cao; - Điều gian khổ nhất chính là vượt qua nỗi cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ sống trên đỉnh núi một mình.
  35. Đề 2: II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm) Câu 2 (5,0 điểm): Dàn ý tham khảo. 2. Thân bài: 2.3. Vẻ đẹp của anh thanh niên - Có suy nghĩ và quan niệm đúng đắn về cuộc sống và công việc + Anh sống có trách nhiệm với đất nước, với cuộc đời; + Anh có những suy nghĩ rất đẹp về ý nghĩa của cuộc sống, về hạnh phúc, tìm thấy niềm hạnh phúc trong công việc; + Anh rất yêu công việc của mình, đó là niềm đam mê cháy bỏng, là niềm hạnh phúc lớn nhất: “Khi ta buồn đến chết mất”; + Anh mong được làm việc ở độ cao lí tưởng để đạt được kết quả cao trong công việc.
  36. Đề 2: II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm) Câu 2 (5,0 điểm): Dàn ý tham khảo. 2. Thân bài: 2.3. Vẻ đẹp của anh thanh niên - Là con người có tinh thần trách nhiệm: chỉ một mình ở trạm khí tượng, trên núi cao nhưng anh chưa hề để xẩy ra một sơ suất dù nhỏ, anh đã lập ra một thời gian biểu và thực hiện nó một cách nghiêm ngặt.
  37. Đề 2: II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm) Câu 2 (5,0 điểm): Dàn ý tham khảo. 2. Thân bài: 2.3. Vẻ đẹp của anh thanh niên - Có phong cách sống rất đẹp + Tự sắp xếp công việc, cuộc sống ở trạm một cách ngăn nắp; + Tạo cho mình thói quen trồng hoa, nuôi gà, đọc sách ngoài giờ làm việc; + Là một con người rất đáng mến ở sự cởi mở, chân thành với mọi người; + Là người khiêm tốn, cảm thấy những đóng góp của mình là nhỏ bé.
  38. Đề 2: II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm) Câu 2 (5,0 điểm): Dàn ý tham khảo. 2. Thân bài: 2.4. Đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật - Xây dựng được một tình huống truyện hợp lý, cách kể truyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự với bình luận; - Nhân vật không có tên riêng => tiêu biểu cho thế hệ trẻ trong những năm đầu xây dựng CNXH ở miền Bắc.
  39. Đề 2: II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm) Câu 2 (5,0 điểm): Dàn ý tham khảo. 3. Kết bài: - Nêu suy nghĩ về hình tượng anh thanh niên: miệt mài, hăng say lao động vì lợi ích đất nước, có sức lan tỏa tới những người xung quanh; - Tác giả rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật anh thanh niên cùng những con người thầm lặng cống hiến sức trẻ, thanh xuân cho đất nước, dân tộc; - Giáo dục thế hệ trẻ lòng biết ơn, trách nhiệm với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
  40. Đề bổ sung (NLVH): Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích sau: “Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: - Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hằng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?” Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói: - Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ. (Trích Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập I)
  41. Gợi ý đề bổ sung (NLVH): 1. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm; - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (giới thiệu vị trí, nội dung đoạn trích): Đoạn trích trên nằm ở phần cuối của tác phẩm, là một phần trong cuộc trò chuyện giữa anh thanh niên với ông họa sĩ và cô kĩ sư, qua đó đã bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật.
  42. Gợi ý đề bổ sung (NLVH): 2. Thân bài: 1.1. Giới thiệu về hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên (như đề 1) 2.2. Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích - Một người yêu mến công việc: dù làm việc một mình nhưng anh không cảm thấy lẻ loi vì công việc mang lại cho anh niềm vui và nhận thức về ý nghĩa của công việc đang làm: ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? - Một người yêu mến con người: Sống đơn độc nên anh rất khao khát được gặp gỡ và trò chuyện với mọi người. Chính anh đã khẳng định với bác tài xế xe khách: Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác?
  43. Gợi ý đề bổ sung (NLVH): 2. Thân bài: 1.1. Giới thiệu về hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên 2.2. Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích - Một người sống có lý tưởng, có trách nhiệm với đất nước, với cuộc đời: Mình là gì, mình đâu, mình làm việc? => luôn biết sống vì cộng đồng, ý thức sâu sắc mình là một cá nhân trong xã hội, đóng góp một phần nhỏ bé cho sự nghiệp chung của đất nước.
  44. Gợi ý đề bổ sung (NLVH): 3. Kết bài: - Chỉ bằng một số chi tiết và xuất hiện trong một đoạn văn ngắn, tác giả đã khắc họa chân dung nhân vật anh thanh niên với những nét đẹp tư tưởng, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống và công việc; - Đó là nét đẹp của con người mới xã hội chủ nghĩa, có lí tưởng, nghị lực, tinh thần trách nhiệm với công việc, tình yêu lao động, yêu cuộc sống, yêu quê hương, đất nước.
  45. C. Luyện đề thi vào THPT. Đề số 3: I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm) I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng giữa cánh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người”. Khu rừng có tiếng vọng lại: "Tôi ghét người”. Cậu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được lại có tiếng người ghét cậu. Người mẹ cầm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì con sẽ nhận lại điều đó. Ai gieo gió thì ắt gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”. (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2002)
  46. Đề số 3: I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm) Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. (0,5 điểm) Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu sau: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta”. Câu 3. (1,0 điểm) Câu nói “Ai gieo gió thì ắt gặt bão” gợi cho em nghĩ đến thành ngữ nào? Hãy giải thích ý nghĩa thành ngữ đó. Câu 4. (1,0 điểm) Câu chuyện mang đến cho người đọc thông điệp gì? II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về lòng thương người. Câu 2.(5 điểm) Suy nghĩ của em về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
  47. Đề số 1: GỢI Ý: I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm) Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản: tự sự Câu 2: Thành phần biệt lập gọi đáp "Con ơi" Câu 3: Câu nói “Ai gieo gió thì ắt gặt bão” gợi cho em nghĩ đến "Gieo nhân nào gặt quả ấy" Ý nghĩa tục ngữ “gieo nhân nào gặt quả ấy” có nghĩa là khi bạn ở hiền thì gặp lành và khi bạn đối xử không tốt với ai thì sau này bạn sẽ bị người ta đối xử không tốt lại, và cứ thế thì những đời kế tiếp bạn cũng sẽ bị như vậy. Vì vậy, hãy sống tốt và biết giúp đỡ người khác, “thương người như thể thương thân” thì sau này bạn nhận lại sẽ là lòng tốt của họ đối với mình. Câu 4: Thông điệp: Con người nếu cho đi những điều gì sẽ nhận lại được những điều như vậy, cho đi điều tốt đẹp sẽ nhận được điều tốt đẹp.
  48. II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Đảm bảo kết cấu đoạn văn NLXH với dung lượng 200 chữ như sau: - Dẫn dắt nêu vấn đề - Giải thích: - Lòng thương người được hiểu là sự đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu, giúp đỡ giữa con người với nhau; Là thể hiện tính cảm yêu thương và quý mến người khác. - Nêu biểu hiện (dẫn chứng) - Bàn luận: Tại sao phải có lòng thương người?: - Ai cũng cần có lòng yêu thương con người bởi đó là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy. - Người sống biết yêu thương luôn được mọi người kính nể, quý trọng, có được cuộc sống thanh thản và hạnh phúc. - Tình yêu thương giúp mọi người gắn kết với nhau, xã hội trở nên tốt đẹp. - Mở rộng: - Phê phán lối sống vô cảm, không có tình thương. - Tình yêu thương phải xuất phát từ cái tâm trong sáng, chân thành. - Bài học nhận thức hành động: - Học sinh rất cần hình thành, rèn luyện và bồi dưỡng tình yêu thương con người, sống chan hòa, thân ái, yêu thương, cảm thông, tương trợ và giúp đỡ người khác. - Lòng yêu thương con người mang lại cho chúng ta những giá trị chân thực của cuộc sống, hoàn thiện bản thân mình và có được một cuộc sống ý nghĩa.
  49. Đề 3: II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm) Câu 2 (5,0 điểm): Dàn ý tham khảo. 1. Mở bài: -Tác giả: Là người con của mảnh đất Nam Bộ nên hầu hết các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Quang Sáng chỉ viết về cuộc sống và con người nơi đây trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hoà bình. -Tác phẩm: Truyện Chiếc lược ngà được viết năm 1966, tại chiến trường Nam Bộ trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt. Là câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh - Nhân vật bé Thu: tình yêu thương cha sâu sắc, mãnh liệt và có cá tính mạnh mẽ.
  50. 2.Thân bài 2.1. Hoàn cảnh của bé Thu. - Sinh ra khi đất nước có chiến tranh: cha con xa cách khi chưa đầy một tuổi. - Chỉ biết mặt cha qua tấm hình chụp với má. - Sau tám năm, ông Sáu về phép để cha con đoàn tụ. - Tình huống éo le: Thu không chịu nhận ông Sáu là cha (vì một sự hiểu lầm trẻ con), đến lúc nhận ra cha thì cũng là giây phút ông Sáu lên đường tập kết. Và lần gặp mặt ấy, là lần gặp mặt đầu tiên, duy nhất, cũng là cuối cùng của hai cha con.
  51. 2.Thân bài: 2.2. Diễn biến, thái độ, tình cảm của Thu trong thời gian ông Sáu về phép thăm nhà. * Phút đầu gặp cha: - Nghe gọi giật mình, tròn mắt nhìn.-> Nó ngơ ngác lạ lùng Nghi ngờ muốn hỏi là ai? - Mặt nó bỗng tái đi vụt chạy kêu thét lên: Má! Má! ->Ngạc nhiên, bất ngờ, sợ hãi. * Những ngày ông Sáu nghỉ phép ở nhà: Thái độ tỏ ra ngờ vực, lảng tránh -> lạnh nhạt, xa cách. - Ông Sáu càng vỗ về thì lại càng đẩy ra. - Không chịu gọi ông Sáu là ba, xem như người lạ.(nói trổng)
  52. - Bị dồn vào thế bí ( chắt nước cơm): + Nhờ ông Sáu chắt nước nồi cơm một cách miễn cưỡng, tiếp tục nói trổng;(cơm sôi .bây giờ;cơm sôi chắt nước giùm cái) + Tự mình làm lấy công việc nguy hiểm và quá sức-> không chịu nhượng bộ. =>Không chấp nhận ông Sáu là ba. - Sự kiên quyết chối từ tình yêu thương của ông Sáu (hất đi cái trứng cá mà ông Sáu gắp cho trong bữa cơm). Bị đánh, xuống xuồng sang bà ngoại. = >Bướng bỉnh, cự tuyệt quyết liệt tình cảm của ông Sáu. - Sự ương ngạnh không đáng trách vì Thu còn quá nhỏ để hiểu được tình thế éo le, khắc nghiệt của chiến tranh. Đó là biểu hiện tuyệt vời của tình yêu thương cha sâu sắc.
  53. 2.3.Thái độ, hành động của bé Thu trong buổi sáng cuối cùng, trước giờ phút ông Sáu trở lại chiến trường . - Vẻ mặt buồn rầu, đôi mắt không chớp, nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa; - Bất ngờ cất tiếng gọi ba, ôm chặt lấy cổ ba, hôn lên mặt ba, hôn cả lên vết thẹo trên má ba nó; - Trong đêm bỏ về nhà bà ngoại, Thu đã được bà giải thích về vết thẹo làm thay đổi khuôn mặt ba nó. => Sự nghi ngờ bấy lâu đã được giải tỏa. Bé Thu: ân hận, hối tiếc “ nó nằm im, như người lớn”; - Tình yêu và nỗi mong nhớ với người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu, nay bùng ra thật mạnh mẽ và hối hả, cuống quýt, có xen lẫn cả sự hối hận. - Không cho ba đi, chỉ đồng ý cho ba đi khi hứa mua cho cây lược ngà -> Yêu thương ba, hồn nhiên, trong sáng, đáng yêu.
  54. 2.4. Đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật bé Thu: - Nhà văn đã rất thành công trong việc xây dựng tình huống truyện; - Xây dựng tính cách nhân vật qua tâm lí và hành động. - Tác giả rất am hiểu tâm lí trẻ em và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến trân trọng những tình cảm trẻ thơ. HÌnh ảnh bé Thu và tình yêu cha sâu sắc của Thu đã gây xúc động mạnh trong lòng người đọc, để lại những ấn tượng sâu sắc. 3.Kết bài - Bé Thu tuy có nhiều tính cách khác nhau nhưng suy cho cùng vẫn là một cô bé rất yêu thương cha. - Bằng cách miêu tả tâm lí và xây dựng hình ảnh nhân vật bé Thu sâu sắc, tác giả đã đem đến người đọc một câu chuyện về tình cha con cảm động.
  55. Đề bổ sung 1 (NLVH): Phân tích tình cảm sâu nặng và cao đẹp của nhân vật ông Sáu dành cho con trong đoạn trích "Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. 1. Mở bài: -Giới thiệu tác giả,tác phẩm; -Vấn đề nghị luận : đoạn trích "Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng thể hiện tình yêu thương con sâu nặng và cao đẹp của ông Sáu trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. 2. Thân bài: 2.1.Giới thiệu về ông Sáu. - Ông Sáu là một người nông dân Nam Bộ giàu lòng yêu nước, từng cầm súng suốt cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng ông không tập kết ra Bắc mà ở lại kiên trì đấu tranh, gây dựng lực lượng để tiếp tục tham gia vào cuộc kháng chiến chổng Mĩ.
  56. 2.Thân bài. 2.1. Giới thiệu về ông Sáu. - Ông đã chiến đấu và hi sinh vì Tổ quốc, là một người lính anh hùng nhưng nhà văn không tập trung khắc họa con người ông ở khía cạnh đó mà đi vào đời sống riêng của ông để viết về tình phụ tử. 2.2. Tình cảm ông Sáu dành cho con. * Nỗi khao khát gặp lại con sau tám năm xa cách. - Khao khát được gặp con, không chờ xuồng cập bến đã nhảy thót lên bờ, bước vội vàng “vừa bước, vừa khom đón con”. - Nôn nóng được gặp con khiến cho vết thẹo trên mặt ông đỏ ửng lên, giần giật, giọng nói run run “ba con, ba con”. - Bé Thu không nhận cha: Buồn bã, thất vọng, hụt hẫng. “ anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, mặt anh sầm hai tay buông xuống như bị gẫy.
  57. 2.Thân bài. 2.2. Tình cảm ông Sáu dành cho con. * Trong những ngày nghỉ phép tại nhà. - Ông Sáu không đi đâu xa, chỉ tìm cách gần gũi con bé để được nghe một tiếng gọi “ba”. Nhưng càng vỗ về, con bé càng đẩy ra. Ông mong được nghe một tiếng ba của con bé, nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi. => Khổ tâm, đau đớn “Anh quay lại khổ tâm khóc được .cười vậy thôi ”. - Yêu thương con, chăm sóc con“ gắp trứng cá ” => bị con cự tuyệt “hất cái trứng cá ” => Giận quá, không kìm được, ông đã đánh con =>ân hận * Trong giờ phút chia tay: không dám lại gần con, chỉ nhìn con bằng ánh mắt trìu mến, buồn. Bất ngờ nghe tiếng gọi “ba” của con , ông xúc động ngẹn ngào “ một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con”. => giọt nước mắt sung sướng, hạnh phúc
  58. Đề 2:Phân tích tình cảm sâu nặng và cao đẹp của nhân vật ông Sáu 2.Thân bài. 2.2. Tình cảm ông Sáu dành cho con. * Khi trở lại chiến trường: - Mang theo nỗi day dứt, ân hận, nhớ nhung; - Mang lời hẹn ước của con gái ra đi: “Ba về .ngà nghe ba!” đã thôi thúc ông nghĩ đến việc làm một chiếc lược ngà dành cho con; khi kiếm được một khúc ngà “mặt anh hớn hở .được quà”; - Dành hết tâm trí vào việc làm cây lược “ thận trọng thợ bạc”; - Kì công khắc hàng chữ trên sống lưng lược “Yêu nhớ của ba”. chứa đựng bao yêu thương, trìu mến ông dành cho con gái.=> đã biến người chiến sĩ thành một nghệ nhân - nghệ nhân chỉ sáng tạo một tác phẩm duy nhất trong cuộc đời.
  59. Đề 2:Phân tích tình cảm sâu nặng và cao đẹp của nhân vật ông Sáu 2.Thân bài. 2.2. Tình cảm ông Sáu dành cho con. * Khi trở lại chiến trường: - Chiếc lược : kết tụ tất cả tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm, sâu xa, đơn sơ mà kì diệu! “ chưa trải được mái tóc tâm trạng anh ”. Nó trở thành vật thiêng, an ủi ông, nuôi dưỡng trong ông tình cha con và sức mạnh chiến đấu. - Lúc nhớ con, ông lấy cây lược ra ngắm nghía, mài lên mái tóc cho chiếc lược thêm bóng, thêm mượt. - Trước lúc hi sinh: đã chuyển nó cho người bạn như một cử chỉ chuyển giao sự sống, một sự uỷ thác, là ước nguyện cuối cùng của người bạn thân: ước nguyện của tình phụ tử. “chỉ có chết được ” =>Tình cảm của ông Sáu dành cho con thật sâu nặng, tha thiết. Tình cảm ấy bất diệt trước sự huỷ diệt tàn khốc của chiến tranh.
  60. 2.3. Đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật : - Bằng ngòi bút nghệ thuật tinh tế, đậm chất Nam Bộ, tác giả đã xây dựng thành công nhân vật ông Sáu: để nhân vật này hiện lên qua lời kể mộc mạc, chân thật của người kể chuyện là ông Ba. - Đặt nhân vật vào tình huống bất ngờ nhưng tự nhiên, hợp lí; - Miêu tả tâm lí, tình cảm nhân vật sâu sắc; 3. Kết bài: - Nhân vật ông Sáu đã góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng chủ đề của truyện. Qua nhân vật này, nhà văn đã khẳng định và ngợi ca tình phụ tử thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc. Đó là tình cảm cao đẹp, sâu nặng, cảm động trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh; - Thấm thía những mất mát không gì bù đắp được của con người Việt Nam trong chiến tranh vừa trân trọng tình cảm cao đẹp trong tâm hồn họ.
  61. Đề bổ sung 2 (NLVH): Cảm nhận về tình cha con của ông Sáu và bé Thu trong đoạn trích sau: [ ] Đến lúc chia tay, mang ba lô trên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà. Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao. - Thôi ! Ba đi nghe con ! – Anh Sáu khe khẽ nói. Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên: Ba a a ba !
  62. Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên. Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc: - Ba ! Không cho ba đi nữa ! Ba ở nhà với con ! Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa [ ] (Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, Tập 1)
  63. Đề bổ sung 2 (NLVH): Dàn ý tham khảo: 1.Mở bài: - Giới thiệu tác giả,tác phẩm. - Khái quát nội dung đoan trích : khi ông Sáu chia tay gia đình trở lại chiến khu. Đó cũng là lúc tình cha con của anh Sáu và bé Thu bộc lộ một cách cảm động. 2. Thân bài: 1. Giới thiệu về hoàn cảnh của cha con ông Sáu và khái quát về cuộc chia tay của hai cha con ông Sáu.
  64. 2. Thân bài: 2.3. Tình yêu thương của ông Sáu với con. - Khi chia tay, ông bộc lộ tình yêu con sâu nặng: + Ông không dám lại gần con, chỉ nhìn con bằng ánh mắt trìu mến, buồn rầu. -> Ánh mắt cho thấy nỗi xót xa, cả sự yếu đuối của một người lính trước tình cảm gia đình. - Khoảnh khắc hạnh phúc khi đứa con gái ngây thơ chợt nhận ra ba mình và kêu thét lên: “Ba . ba!”. “anh Sáu một tay hôn lên mái tóc con”. Đó là giọt nước mắt sung sướng, hạnh phúc của một người cha cảm nhận được tình ruột thịt từ con mình. =>Tình yêu con của ông Sáu đã chiến thắng mọi khoảng cách của sự biệt li. Tình cảm ấy luôn vẹn nguyên, ấm áp và tràn đầy.
  65. 2.Thân bài 2.3. Tình yêu thương bé Thu dành cho ông Sáu: - Khi được nghe bà ngoại giải thích, ông Sáu không giống trong bức ảnh thì bé Thu hiểu ra . Thu đã rất ân hận về hành động của mình. - Bé Thu đứng trong góc nhà với đôi mắt mênh mông, tâm trạng xôn xao, bồn chồn. - Trong giờ phút cuối cùng trước khi ông Sáu ra đi, tình cảm dồn nén bấy lâu nay bùng lên thật mãnh liệt, mạnh mẽ. + Nó thét tiếng “Ba” xé ruột, xé gan. Đó là tiếng “ba” nó mong chờ bấy lâu nay, tiếng gọi ấy khiến ông Sáu rơi lệ. + Rồi nó nhảy tót lên ôm chặt lấy ông Sáu, hôn vào tóc, vai, mặt, mũi và cả vết thẹo dài trên mặt ông. Chân nó quắp chặt lấy ba, như thể không muốn cho ông rời đi.
  66. 2.Thân bài 2.3. Tình yêu thương bé Thu dành cho ông Sáu => Tính cách nhân vật bé Thu: Tình cảm mạnh mẽ sâu sắc nhưng cũng rất dứt khoát, rạch ròi. Có nét cá tính cứng cỏi đến mức ương ngạnh nhưng vẫn là đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ. => Tất cả những hành động ấy cho thấy Thu yêu thương ba vô cùng, một tình yêu mãnh liệt, chân thành, thắm thiết. Tình yêu đó được bộc lộ một cách cảm động qua hoàn cảnh éo le của chiến tranh. 2.4. Đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn văn - Lời văn trữ tình, giàu cảm xúc. - Miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật đặc sắc. - Tình huống bất ngờ hợp lí, đã bộc lộ tình yêu thương tha thiết bé Thu dành cho ba của mình.
  67. 3. Kết bài - Đoạn trích đã thể hiện một cách chân thực và cảm động tình cảm yêu thương sâu nặng của hai cha con trong giờ phút chia tay - Là vẻ đẹp của tình phụ tử thiêng liêng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
  68. Đề số 4: I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm): Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu: “Một hôm, có một nhà bác học ngồi trên một con thuyền qua sông. Ngồi không, cảm thấy buồn chán, nhà bác học bèn nói chuyện với người chèo thuyền. Ông ta ngẩng cao đầu, kiêu ngạo hỏi: – Anh có nghiên cứu triết học không? Đó là thứ học vấn cần thiết nhất trên thế giới đấy! Im lặng hồi lâu, người chèo thuyền trả lời một cách ngượng ngập: – Tôi suốt ngày chỉ biết chèo thuyền, không có thời gian nghiên cứu triết học.
  69. – Như vậy là anh đã lãng phí mất nửa cuộc đời rồi – nhà bác học nói. Nói xong ông ta quay mặt ra ngoài, ngắm nhìn sông nước, không nói chuyện với người chèo thuyền nữa. Nào ngờ, một lúc sau, trời nổi giông bão, con thuyền đã xa bờ, chao đảo trong sóng gió, lúc nào cũng như sắp bị chìm. Bỗng nhiên, một cơn gió lớn thổi đến, con thuyền nhỏ bị lật, cả nhà bác học và người chèo thuyền đều bị rơi xuống nước. -Ông có biết bơi không? – Người lái thuyền hét lớn, hỏi nhà bác học. Lúc này, nhà bác học đã bị chìm đến cổ, lập cập trả lời: – Không biết! – Vậy thì ông đã lãng phí cả cuộc đời mình rồi! – người chèo thuyền nói”. (Theo “200 bài học đạo lí” – NXB Văn hóa – Thông tin, 2011)
  70. Câu 1 (0,5đ). Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2 (0,5đ). Chỉ ra thành phần và gọi tên thành phần biệt lập trong câu: “ Như vậy là anh đã lãng phí mất nửa cuộc đời rồi – nhà bác học nói”. Câu 3 (1,0 điểm). Trong câu chuyện, nhà bác học thể hiện thái độ như thế nào đối với người chèo thuyền? Câu 4 (1.0 điểm).Câu chuyện mang đến cho chúng ta thông điệp gì? II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về lòng khiêm tốn của con người trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
  71. GỢI Ý GiẢI ĐÁP I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm): Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là tự sự Câu 2:Thành phần biệt lập : “nhà bác học nói” là thành phần phụ chú Câu 3: Trong câu chuyện, nhà bác học thể hiện thái độ đối với người chèo thuyền: kiêu ngạo, coi thường đối với người có học vấn thấp hơn mình. Câu 4: Truyện nhắc nhở mọi người về thái độ ứng xử trong đời sống: Mỗi người đều có điểm mạnh của riêng mình.Vì vậy, nên khiêm tốn khi đánh giá bản thân và đừng bao giờ coi thường, đánh giá thấp người khác.
  72. II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Đảm bảo kết cấu đoạn văn NLXH với dung lượng 200 chữ như sau: - Dẫn dắt nêu vấn đề - Giải thích: Khiêm tốn là gì? + Đó là thái độ không quá tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về bản thân, luôn ham học hỏi và biết kính trọng mọi người. + Nêu biểu hiện - Bàn luận: Vai trò của đức tính khiêm tốn: + Giúp cá bản thân nhận ra thiếu sót để tự hoàn thiện, rèn luyện năng lực và ngày càng tiến bộ; + Người khiêm tốn biết lắng nghe và sẵn sàng nhận sai nên thường nhận được sự góp ý hữu ích và giúp đỡ chân thành từ người khác; + Lòng khiêm tốn giúp các mối quan hệ với người xung quanh trở nên hài hòa, tốt đẹp - Mở rộng: + Ngược lại với đức tính khiêm tốn là sự tự cao, tự đại kiêu căng, tự mãn, thường hay tự đề cao mình, luôn coi thường người xung quanh + Cần hiểu: Khiêm tốn không có nghĩa là tự ti, tự hạ thấp mình, rụt rè và không đánh giá đúng năng lực bản thân. - Bài học nhận thức hành động: + Học sinh cần khiêm tốn học hỏi để hoàn thiện bản thân, con đường học vấn. + Khiêm tốn là một đức tính tốt của con người, vì vậy mỗi chúng ta hãy tự rèn luyện vì một cuộc sống tốt đẹp hơn.
  73. Câu 2: Dàn ý tham khảo: A. MỞ BÀI - Tác giả Lê Minh Khuê + Lê Minh Khuê là cây bút chuyên về truyện ngắn với ngòi bút miêu tả tâm lý nhân vật, đặc biệt là tâm lý phụ nữ vô cùng tinh tế. + Các tác phẩm của bà thường viết về những chàng trai, cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. - Tác phẩm: Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt. - Vấn đề nghị luận: Phương Định : một cô gái nhạy cảm, hồn nhiên nhưng rất dũng cảm và có tình yêu thương, gắn bó với đồng đội sâu sắc.
  74. B. THÂN BÀI 1. Hoàn cảnh sống và chiến đấu: - Phương Định cùng những người đồng đội của mình ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nơi tập trung nhiều bom đạn, sự nguy hiểm và ác liệt, từng ngày từng giờ phải đối mặt với bom rơi, đạn nổ. - Xuất thân là con gái Hà Nội, Phương Định tham gia thanh niên xung phong thuộc tổ trinh sát mặt đường, hàng ngày phải đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom và còn đảm đương cả việc phá bom nổ chậm. -> công việc đầy gian khổ hiểm nguy, đòi hỏi sự bình tĩnh, dũng cảm, quên mình của chiến sĩ vì thần chết luôn lần trong ruột những quả bom.
  75. 2.Vẻ đẹp của Phương Định: a. Sự hồn nhiên, mơ mộng, và tinh nghịch. - Phương Định là nữ sinh của thủ đô thanh lịch bước vào chiến trường : hồn nhiên, vô tư. Những hoài niệm của cô về thời học sinh thật đáng yêu, luôn sống trong cô ngay giữa chiến trường; - Cơn mưa đá ngắn ngủi đột ngột xuất hiện ở cuối truyện, ngay sau trận phá bom đầy nguy hiểm cũng làm thức dậy trong cô bao niềm vui thơ trẻ=>thức dậy những kỉ niệm và nỗi nhớ: thành phố, gia đình, về tuổi thơ thanh bình . Nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh, khốc liệt và nóng bỏng của chiến trường. - Cô thích hát và đem cả lòng say mê ca hát vào chiến trường ác liệt. - Nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình:thích ngắm mình trong gương, tự tin về hình thức của mình “ Nói một cô gái khá ”.
  76. 2.Vẻ đẹp của Phương Định: a. Sự hồn nhiên, mơ mộng, và tinh nghịch - Có vẻ kiêu kì đáng yêu của các cô gái trẻ: không vồn vã, không thích biểu lộ tình cảm: “ thường đứng ra xa môi mím chặt ” “chẳng qua điệu đấy thôi ” - Cô luôn yêu mến đồng đội của mình, yêu mến và cảm phục tất cả các chiến sĩ mà cô gặp trên truyến đường Trường Sơn. b. Lí tưởng sống cao đẹp, tinh thần dũng cảm: -Rời ghế nhà trường phổ thông, Phương Định xung phong ra mặt trận, cùng thể hệ của mình để giành độc lập, tự do của Tổ quốc. Cô ra đi mà không tiếc tuổi thanh xuân, - Cô nói về công việc của mình gọn gàng khô khốc, tĩnh nhẹ như không “ việc của chúng tôi đất lấp vào hố bom, đếm phá bom ”;
  77. b. Lí tưởng sống cao đẹp, tinh thần dũng cảm: - Phương Định nghĩ về công việc của mình quá giản dị, cô cho là cái thú riêng : “ có ở đâu như thế này không Thần kinh căng như chão, nhất định sẽ nổ” - Sự hi sinh mất mát của bản thân cũng được Phương Định coi hết sức nhẹ nhàng bình thản: “Tôi bây tôi không vào viện quân y” -Tâm trạng của Phương Định khi phá bom : +Trong không khí căng thẳng và vắng lặng đến rợn người, nhưng rồi một cảm giác bỗng đến với cô làm cô không sợ nữa : “tôi đến gần quả bom . cứ đàng hoàng mà bước tới ”=> Lòng dũng cảm của cô như được kích thích bởi sự tự trọng; + Ở bên quả bom, cận kề với cái chết im lìm và bất ngờ, từng cảm giác của con người cũng trở nên sắc nhọn: “thỉnh thoảng Nhanh lên một tí ! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành”
  78. b. Lí tưởng sống cao đẹp, tinh thần dũng cảm: - Giây phút căng thẳng chờ đợi tiếng nổ của quả bom. Phương Định có nghĩ đến cái chết nhưng là “một cái chết mờ nhạt, không cụ thể”, còn cái chính vẫn là: “liệu mìn có nổ, bom có nổ không?”. =>Cảm xúc và suy nghĩ chân thực của cô đã truyền sang cho người đọc nỗi niềm đồng cảm, yêu mến và sự kính phục. c.Có tình yêu thương đồng đội sâu sắc. - Khi Nho bị thương:chăm sóc ân cần chu đáo - Lo lắng cho chị Thao lên cao điểm chưa về “nói như gắt vào máy” khi đại đội trưởng hỏi tình hình. =>như một người em, người chị ân cần, chu đáo, luôn quan tâm và chăm sóc cho họ. - Dành tình yêu và niềm cảm phục cho tất cả những chiến sĩ mà cô gặp trên đường ra mặt trận “ những người đẹp nhất ngôi sao trên mũ”.