Bài giảng Tiếng việt Khối 2 - Tập đọc: Có công mài sắt có ngày nên kim - Nguyễn Thị Bình

ppt 31 trang thanhhien97 3730
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tiếng việt Khối 2 - Tập đọc: Có công mài sắt có ngày nên kim - Nguyễn Thị Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_tieng_viet_khoi_2_tap_doc_co_cong_mai_sat_co_ngay.ppt

Nội dung text: Bài giảng Tiếng việt Khối 2 - Tập đọc: Có công mài sắt có ngày nên kim - Nguyễn Thị Bình

  1. Trường TH Cương Gián 2 Tập đọc Có công mài sắt,có ngày nên kim GV: Nguyễn Thị Bình Lớp 2A
  2. Tiếng việt: Bài1A: Em là học sinh chăm chỉ.
  3. . Tiếng việt: Bài1A: Em là học sinh chăm chỉ. A Hoạt động cơ bản 1. Nghe thầy cô giới thiệu mục tiêu bài học
  4. Mục tiêu - Đọc và hiểu nội dung truyện Có công mài sắt, có ngày nên kim. - Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. - Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công. - Biết tự giới thiệu về mình. - Hiểu thế nào là từ
  5. Tiếng việt: Bài1A: Em là học sinh chăm chỉ. 2. Quan sát ảnh, đọc mẫu (M) M: - Tôi là Lê Ngọc Bích - Sinh ngày: 12 – 6 – 2003 - Tôi thích vẽ, thích hát. - Tôi muốn trở thành họa sĩ.
  6. 3. Thau nhau tự giới thiệu theo gợi ý: Tôi là ai ? - Tôi là Nguyễn thị Ái Trâm - Sinh ngày 21 – 12 - 2004 - Tôi thích Hát, thích chơi - Tôi muốn trở thành Một cô công an
  7. 4. Nghe thầy cô đọc truyện Có công mài sắt, có ngày nên kim
  8. Có công mài sắt, có ngày nên kim 1. Ngày xưa có một cậu bé làm việc gì cũng mau chán. Mỗi khi cầm quyển sách cậu chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở. Những lúc tập viết, cậu cũng chỉ nắn nót được mấy chữ đầu, rồi lại viết nguệch ngoạc, trông rất xấu. 2. Một hôm trong lúc đi chơi, cậu nhìn thấy một bà cụ tay cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá ven đường. Thấy lạ , cậu bèn hỏi: - Bà ơi, bà làm gì thế ? Bà cụ trả lời: Bà mài thỏi sắt này thành một chiếc kim để khâu vá quần áo. Cậu bé ngạc nhiên: Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thanh kim được ? 3. Bà cụ ôn tồn giảng giải: - Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim. Giống như cháu đi học, mỗi ngày cháu học một ít, sẽ có ngày cháu thành tài. 4. Cậu bé hiểu ra , quay về nhà học bài. TRUYỆN NGỤ NGÔN
  9. 2. Thay nhau đọc từ và lời giải nghĩa từ: - Ngáp ngắn ngáp dài: ngáy nhiều vì buồn ngủ, mệt hoặc chán. - Nắn nót: ( viết hoặc làm ) cẩn thận, tỉ mỉ. - Nguệch ngoạc: ( viết hoặc vẽ ) không cẩn thận. - Mải miết: chăm chú làm việc, không nghỉ. - Ôn tồn: nói nhẹ nhàng. - Thành tài: trở thành người giỏi.
  10. 3. Cùng thầy cô đọc: - Các từ: nắn nót, nguệch ngoạc, mải miết, quay vào. - Các câu hỏi: Bà ơi, bà làm gì thế? (Giọng lễ phép, tò mò); Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim được? (giọng ngạc nhiên). - Câu dài cần nghỉ hơi đúng: Mỗi khi cầm quyển sách, cậu chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở. Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim.
  11. 4. Luyện đọc từng đoạn đến hết bài Đoạn 1: Ngày xưa có một cậu bé làm việc gì cũng mau chán. Mỗi khi cầm quyển sách cậu chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở. Những lúc tập viết, cậu cũng chỉ nắn nót được mấy chữ đầu, rồi lại viết nguệch ngoạc, trông rất xấu. Đoạn 2: Một hôm trong lúc đi chơi, cậu nhìn thấy một bà cụ tay cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá ven đường. Thấy lạ , cậu bèn hỏi: - Bà ơi, bà làm gì thế ? Bà cụ trả lời: - Bà mài thỏi sắt này thành một chiếc kim để khâu vá quần áo. Cậu bé ngạc nhiên: - Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thanh kim được ? Đoạn 3: Bà cụ ôn tồn giảng giải: - Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim. Giống như cháu đi học, mỗi ngày cháu học một ít, sẽ có ngày cháu thành tài. Đoạn 4: Cậu bé hiểu ra , quay về nhà học bài.
  12. BB HoạtHoạt độngđộng thựcthực hànhhành 1. Dựa theo nội dung bài học, chọn câu trả lời ở bên B phù hợp với câu hỏi ở bên A: A B (1) Lúc đầu, cậu bé học hành thế nào? (a) Phải nhẫn nại, kiên trì. (2) Cậu bé đi chơi, thấy bà cụ đang làm (b) Đang mài sắt vào tảng đá gì? (3) Bà cụ giảng giải cho cậu bé thế nào? (c) Đọc sách thì ngáp, viết thì nguệch ngoạc. (4) Câu chuyện khuyên em điều gì? (d) Ai kiên trì, mài sắt sẽ thành kim, chăm hoc sẽ thành tài
  13. B Hoạt động thực hành 1. Dựa theo nội dung bài học, chọn câu trả lời ở bên B phù hợp với câu hỏi ở bên A: Câu 1: Lúc đầu, cậu bé học hành thế nào? - Cậu bé lúc đầu đọc sách thì ngáp, viết thì nguệch ngoạc. Câu 2: Cậu bé đi chơi, thấy bà cụ đang làm gì? - Cậu bé đi chơi, thấy bà cụ đang mài sắt vào tảng đá. Câu 3: Bà cụ giảng giải cho cậu bé thế nào? - Bà cụ giảng giải: Ai kiên trì, mài sắt sẽ thành kim, chăm học sẽ thành tài. Câu 4: Câu chuyện khuyên em điều gì? - Câu chuyện khuyên em phải nhẫn nại, kiên trì.
  14. 2 Em hãy chọn tên gọi cho mỗi người mỗi vật mỗi việc dưới đây: Học sinh, nhà, xe đạp, trường, chạy, hoa hồng, múa, cô giáo 2) Chạy 1) Học sinh 4) Xe đạp 3) Hoa hồng 5) Nhà 6) Cô giáo
  15. 2 Em hãy chọn tên gọi cho mỗi người mỗi vật mỗi việc dưới đây: 7) Trường 8) Múa
  16. 3 Viết các từ ngữ sau vào ô thích hợp: Bút, đọc, ngoan ngoãn, cặp sách, hát, vở, viết, bảng, vẽ, mực, chăm chỉ, múa, dịu hiền, tinh nghịch, hỏi, thông minh Từ chỉ đồ dùng học tập Từ chỉ Từ chỉ hoạt động của học sinh tính nết của học sinh bút, đọc, ngoan ngoãn,
  17. 3 Viết các từ ngữ sau vào ô thích hợp: Bút, đọc, ngoan ngoãn, cặp sách, hát, vở, viết, bảng, vẽ, mực, chăm chỉ, múa, dịu hiền, tinh nghịch, hỏi, thông minh Từ chỉ đồ dùng học tập Từ chỉ Từ chỉ hoạt động của học sinh tính nết của học sinh bút,cặp sách, vở, bảng, đọc, hát, viết, vẽ, hỏi ngoan ngoãn, chăm mực chỉ, dịu hiền, tinh nghịch, thông minh
  18. C Hoạt động ứng dụng • Hỏi người thân: - Nơi sinh của em. - Quê quán. - Tên địa phương em ở: xã (hoặc phường), huyện (hoặc quận, thị xã). - Số điện thoại của gia đình (hoặc mẹ em).
  19. Cùng đọc lại bài • Đoạn 1: Ngày xưa có một cậu bé làm việc gì cũng mau chán. Mỗi khi cầm quyển sách cậu chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở. Những lúc tập viết, cậu cũng chỉ nắn nót được mấy chữ đầu, rồi lại viết nguệch ngoạc, trông rất xấu.
  20. Đoạn 2: Một hôm trong lúc đi chơi, cậu nhìn thấy một bà cụ tay cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá ven đường. Thấy lạ , cậu bèn hỏi: - Bà ơi, bà làm gì thế ? Bà cụ trả lời: - Bà mài thỏi sắt này thành một chiếc kim để khâu vá quần áo. Cậu bé ngạc nhiên: - Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thanh kim được ?
  21. Đoạn 3: Bà cụ ôn tồn giảng giải: - Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim. Giống như cháu đi học, mỗi ngày cháu học một ít, sẽ có ngày cháu thành tài.
  22. Đoạn 4: Cậu bé hiểu ra , quay về nhà học bài.
  23. Ví dụ: - Nơi sinh : Quảng Điền – Thừa Thiên Huế. - Quê quán: Quảng Phú – Quảng Điền – Thừa Thiên Huế. - Tên địa phương: phường Thành Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk
  24. D Củng cố 
  25. Câu đố
  26. Câu đố 1: Con gì như hạt đậu đen Đồ ôi vật thối lạ quen chén tràn Thức ăn quên đậy lồng bàn Không mời nó cũng kéo đàn đến xơi ? ( Là con gì ? ) Đáp án: Con ruồi
  27. Câu đố 2: Da cóc mà bọc trứng gà Mở ra thơm phức cả nhà muốn ăn ( Là quả gì ? ) Đáp án: Quả mít
  28. CâuCâu đốđố 33:: Đáp án : Đồng hồ
  29. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Đọc lại bài : Có công mài sắt, có ngày nên kim - Tập trả lời lại các câu hỏi - Chẩn bị bài mới
  30. Thân ái chào tạm biệt- Chúc Quý thầy cô giáo sức khỏe