Bài giảng Tiếng việt Lớp 4 - Luyện từ và câu: Dùng câu hỏi vào mục đích khác - Trường Tiểu học Minh Đức

ppt 17 trang thanhhien97 4580
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tiếng việt Lớp 4 - Luyện từ và câu: Dùng câu hỏi vào mục đích khác - Trường Tiểu học Minh Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_tieng_viet_lop_4_luyen_tu_va_cau_dung_cau_hoi_vao.ppt

Nội dung text: Bài giảng Tiếng việt Lớp 4 - Luyện từ và câu: Dùng câu hỏi vào mục đích khác - Trường Tiểu học Minh Đức

  1. Thứ năm ngày 23 tháng 11 năm 2017 Luyện từ và câu Dùng câu hỏi vào mục đích khác *Kiểm tra Câu hỏi dùng để làm gì? *Bài mới
  2. Thứ năm ngày 23 tháng 11 năm 2017 Luyện từ và câu Dùng câu hỏi vào mục đích khác I. Nhận xét 1. Đọc lại đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm với chú bé Đất trong truyện Chú Đất Nung: Ông Hòn Rấm cười bảo: - Sao chú mày nhát thế? Đất có thể nung trong lửa kia mà! Chú bé Đất ngạc nhiên hỏi lại: - Nung ấy ạ? - Chứ sao? Đã là người thì phải dám xông pha, làm được nhiều việc có ích.
  3. Thứ năm ngày 23 tháng 11 năm 2017 Luyện từ và câu Dùng câu hỏi vào mục đích khác I. Nhận xét 2. Theo em, các câu hỏi của ông Hòn Rấm có dùng để hỏi về điều chưa biết không? Nếu không chúng được dùng làm gì? Câu hỏi Mục đích - Sao chú mày nhát thế? - Ông Hòn Rấm chê chú bé Đất nhát. - Chứ sao? - Ông Hòn Rấm khẳng định đất có thể nung trong lửa. 3. Trong Nhà văn hóa, em và bạn say sưa trao đổi với nhau về bộ phim đang xem. Bỗng có người bên cạnh bảo: “ Các cháu có thể nói nhỏ hơn không?” Em hiểu câu hỏi ấy có ý nghĩa gì? Câu hỏi Ý nghĩa - Các cháu có thể nói nhỏ hơn - Câu hỏi dùng để nêunêu yêuyêu cầu,cầu mongmong không? muốnmuốn
  4. I. Nhận xét: Câu hỏi Mục đích, ý nghĩa - Sao chú mày nhát thế? - Ông Hòn Rấm chê chú bé Đất nhát. - Chứ sao? - Ông Hòn Rấm khẳng định đất có thể nung trong lửa. - Các cháu có thể nói nhỏ hơn - Câu hỏi dùng để nêu yêu cầu, không? mong muốn.muốn. - Mẹ khen em bé giỏi. - Hoa phủ định ý kiến của Lan. Lan Em bévà tậpHoa đi cùngđược xemvài bước, một mẹbộ phim.phấn khởi Lan nói:bảo -phimPhim Sao con đóđó mẹhaymà giỏi haynhưng thế? à? Hoa lại bảo: - Phim đó mà hay à?
  5. Thứ năm ngày 23 tháng 11 năm 2017 Luyện từ và câu Dùng câu hỏi vào mục đích khác II. Ghi nhớ: Nhiều khi, ta có thể dùng câu hỏi để thể hiện: 1. Thái độ khen, chê. 2. Sự khẳng định, phủ định. 3. Yêu cầu, mong muốn
  6. Thứ năm ngày 23 tháng 11 năm 2017 Luyện từ và câu Dùng câu hỏi vào mục đích khác III. Luyện tập Bài 1: Các câu hỏi sau được dùng làm gì? a) Dỗ mãi mà em bé vẫn khóc, mẹ bảo: “Có nín đi không? Các chị ấy cười cho đây này.” b) Ánh mắt các bạn nhìn tôi như trách móc: “Vì sao cậu lại làm phiền lòng cô như vậy ?” c) Chị tôi cười: “Em vẽ thế này mà bảo là con ngựa à ?” d) Bà cụ hỏi một người đang đứng vơ vẩn trước bến xe: “Chú có thể xem giúp tôi mấy giờ có xe đi miền Đông không?”
  7. Thứ năm ngày 23 tháng 11 năm 2017 Luyện từ và câu Dùng câu hỏi vào mục đích khác III. Luyện tập: Bài 1: Các câu hỏi sau được dùng làm gì? Mẹ yêuyêu cầucầu em bé nín a) Có nín đi không? khóc. b) Vì sao cậu lại làm phiền lòng cô như Thể hiện ý chêchê tráchtrách vậy? c) Em vẽ thế này mà bảo là con ngựa à? Chị chêchê em vẽ không giống con ngựa. d) Chú có thể xem giúp tôi mấy giờ có xe Bà cụ nhờ cậy giúpgiúp đỡđỡ đi Miền Đông không?
  8. Bài 2: Đặt câu phù hợp với các tình huống cho sau đây: a) Trong giờ sinh hoạt đầu tuần của toàn trường, em đang chăm chú nghe cô hiệu trưởng nói thì một bạn ngồi cạnh hỏi chuyện em. Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nói với bạn: chờ xong giờ sinh hoạt sẽ nói chuyện. Bạn có thể chờ hết giờ sinh hoạt, chúng mình cùng nói chuyện được không? b) Đến nhà một bạn cùng lớp, em thấy nhà rất sạch sẽ, đồ đạc sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Hãy dùng hình thức câu hỏi để khen bạn. Sao nhà bạn sạch sẽ, ngăn nắp thế? c) Trong giờ kiểm tra em làm sai một bài tập, mãi đến khi về nhà em mới nghĩ ra. Em có thể tự trách mình bằng câu hỏi như thế nào? Bài toán không khó sao mình làm chưa đúng vậy nhỉ? d) Em và các bạn trao đổi về các trò chơi. Bạn Linh bảo: “Đá cầu là thích nhất.” Bạn Nam lại nói: “Chơi bi thích hơn.” Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nêu ý kiến của mình: chơi diều cũng thú vị. Chơi diều cũng thú vị chứ?
  9. Thứ năm ngày 23 tháng 11 năm 2017 Luyện từ và câu Dùng câu hỏi vào mục đích khác Bài 3: Hãy nêu một vài tình huống có thể dùng câu hỏi để: a) Tỏ thái độ khen, chê. Tổ 2 b) Khẳng định, phủ định. Tổ 3 c) Thể hiện yêu cầu, mong muốn.
  10. Ô CỬA BÍ MẬT
  11. Một tràng pháo tay 1 2 3 4
  12. Kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe.
  13. Câu hỏi sau được dùng để làm gì: Câu 1: Một bạn trong lớp thường xuyên quên dụng cụ học tập. Em nói: “ Sao bạn hay quên thế?” A. Tỏ thái độ chê. B. Khẳng định, phủ định. C. Thể hiện yêu cầu, mong muốn
  14. Câu hỏi sau được dùng để làm gì: Câu 2: Câu 2: Một bạn thích học hát. Em nói với bạn: “ Học vẽ cũng hay chứ?” A. Tỏ thái độ khen, chê. B. Khẳng định. C. Thể hiện yêu cầu, mong muốn
  15. Câu hỏi sau được dùng để làm gì: Câu 3: Tôi đang học bài, bé Lan đến ôm cổ tôi.Tôi bảo: “Em ra ngoài cho chị học bài được không?” A. Tỏ thái độ khen, chê. B. Thể hiện yêu cầu, mong muốn. C. Khẳng định, phủ đinh.
  16. Câu 4: Câu hỏi nào sau đây được dùng với mục đích khác: A. Con học bài chưa? B. Quyển sách mình để ở đâu rồi nhỉ? C. Sao cháu của bà học giỏi thế?