Bài giảng Tiếng việt Lớp 4 - Tập làm văn: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối

ppt 21 trang thanhhien97 5470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tiếng việt Lớp 4 - Tập làm văn: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_tieng_viet_lop_4_tap_lam_van_luyen_tap_mieu_ta_cac.ppt

Nội dung text: Bài giảng Tiếng việt Lớp 4 - Tập làm văn: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối

  1. 1.Khi quan sát cây cối, ta cần chú ý điều gì? Quan sát theo một trình tự hợp lí; sử dụng các giác quan khi quan sát.
  2. Thứ bẩy ngày 25 tháng 4 năm 2020
  3. Bài 1: Dưới đây là một số đoạn văn tả lá, thân và gốc một số loài cây. Theo em, cách tả của tác giả trong mỗi đoạn văn có gì đáng chú ý? a/ Tả lá cây : Lá bàng Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Năm nào tôi cũng chọn lấy mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết. Bạn có biết nó gợi lên chất liệu gì không? Chất sơn mài. Màu lục: Màu xanh sẫm pha vàng
  4. b/ Tả thân cây và gốc cây Cây sồi già Bên vệ đường, sừng sững một cây sồi. Đó là một cây sồi lớn, hai người ôm không xuể, có những cành có lẽ phải gãy từ lâu, vỏ cây nứt nẻ đầy vết sẹo. Với những cánh tay to xù xì không cân đối, với những ngón tay quều quào xoè rộng, nó như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười. Bấy giờ đã là đầu tháng sáu. Mới sau có một tháng, cây sồi già đã thay đổi hẳn, toả rộng thành vòm lá xum xuê xanh tốt thẫm màu, đang say sưa ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều. Không còn thấy những ngón tay co quắp, những vết sẹo và vẻ ngờ vực, buồn rầu trước kia. Xuyên qua lớp vỏ cứng già hàng thế kỉ, những khóm lá non xanh tươi đã đâm thẳng ra ngoài. Thật khó lòng tin được chính cây sồi già cằn cỗi kia đã sinh ra chùm lá non xanh mơn mởn ấy.
  5. Bài 1 : Cách tả của tác giả trong mỗi đoạn văn có gì đáng chú ý? (tác giả tả bộ phận nào của cây, tả theo trình tự nào, tìm hình ảnh so sánh và nhân hóa?) Cây sồi già Lá bàng Bên vệ đường, sừng sững một cây sồi. Đó là một cây sồi Có những cây mùa nào cũng đẹp lớn, hai người ôm không xuể, có những cành có lẽ phải như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới gãy từ lâu, vỏ cây nứt nẻ đầy vết sẹo. Với những cánh tay nảy trông như những ngọn lửa xanh. to xù xì không cân đối, với những ngón tay quều quào xoè Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng rộng, nó như một con quái vật già nua cau có và khinh xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là Bấy giờ đã là đầu tháng sáu. Mới sau có một tháng, cây mùa thu. Sang đến những ngày cuối sồi già đã thay đổi hẳn, toả rộng thành vòm lá xum xuê đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp xanh tốt thẫm màu, đang say sưa ngây ngất, khẽ đung riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đưa trong nắng chiều. Không còn thấy những ngón tay co đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không quắp, những vết sẹo và vẻ ngờ vực, buồn rầu trước kia. chán. Năm nào tôi cũng chọn lấy mấy Xuyên qua lớp vỏ cứng già hàng thế kỉ, những khóm lá lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, non xanh tươi đã đâm thẳng ra ngoài. Thật khó lòng tin bày lên bàn viết. Bạn có biết nó gợi lên được chính cây sồi già cằn cỗi kia đã sinh ra chùm lá non chất liệu gì không? Chất sơn mài. xanh mơn mởn ấy.
  6. Cây sồi già • Bên vệ đường, sừng sững một cây sồi. Đó là một cây sồi lớn, hai người ôm không xuể, có những cành có lẽ phải gãy từ lâu, vỏ cây nứt nẻ đầy vết sẹo. Với những cánh tay to xù xì không cân đối, với những ngón tay quều quào xoè rộng, nó như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười. • Bấy giờ đã là đầu tháng sáu. Mới sau có một tháng, cây sồi già đã thay đổi hẳn, toả rộng thành vòm lá xum xuê xanh tốt thẫm màu, đang say sưa ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều. Không còn thấy những ngón tay co quắp, những vết sẹo và vẻ ngờ vực, buồn rầu trước kia. Xuyên qua lớp vỏ cứng già hàng thế kỉ, những khóm lá non xanh tươi đã đâm thẳng ra ngoài. Thật khó lòng tin được chính cây sồi già cằn cỗi kia đã sinh ra chùm lá non xanh mơn mởn ấy.
  7. • Lá bàng • Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Năm nào tôi cũng chọn lấy mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết. Bạn có biết nó gợi lên chất liệu gì không? Chất sơn mài. •
  8. 1.Tác giả miêu tả bộ phận nào của cây? a/ Tả lá bàng b/ Tả cây sồi già ( thân, cành, lá)
  9. 3.2.Tác Tìm nhữnggiả miêu hình tả ảnh theo so trìnhsánh và tự nhân nào? hóa trong các đoạn văn. a/Tả rất sinh động sự thay đổi màu sắc của lá bàng theo thời gian Hìnhbốn ảnh mùa: so sánhXuân-: Hạ- Thu- Đông. -Lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Lá bàng mùa đông đỏ như b/Tả sự thay đổi của cây sồi già từ mùa đông sang mùa xuân: đồng. Mùa đông cây sồi nứt nẻ, đầy sẹo. Sang mùa xuân, cây sồi toả rộng -Nóthành như mộtvòm con lá xumquái xuê,vật già bừng nua, dậycau cómột và sức khinh sống khỉnh bất đứng ngờ. giữa đám bạch dương tươi cười. Hình ảnh nhân hoá làm cho cây sồi già như có tâm hồn của người: Mùa đông, cây sồi già cau có, khinh khỉnh, vẻ ngờ vực, buồn rầu. Xuân đến, nó say sưa, ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều.
  10. 4. Những hình ảnh so sánh và nhân hóa có tác dụng gì? Những hình ảnh so sánh và nhân hóa có tác dụng:gợi tả một cách cụ thể, sinh động đặc điểm, vẻ đẹp riêng của cây, khiến chúng trở nên gần gũi, thân thuộc với con người.
  11. Đoạn văn “Cây sồi già” của Lép Tôn – xtôi - Tả sự thay đổi của cây sồi từ mùa đông sang mùa xuân - Sử dụng hình ảnh so sánh: nó như một con quái vật già nua, cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười - Hình ảnh nhân hóa làm cây sồi già như có tâm hồn của con người: Mùa đông, cây sồi già cau có, khinh khỉnh,, vẻ ngờ vực, buồn rầu. Xuân đến, nó say sưa, ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều
  12. Bài 2: Viết một đoạn văn tả lá, thân hay gốc của một cây mà em yêu thích.
  13. Sau đây là một số đoạn văn hay: 1.Những cây chuối trong vườn đã được mấy năm tuổi rồi. Những cây chuối mẹ, chuối con sống quây quần bên nhau. Nổi bật hơn cả là những cây chuối mẹ cao lớn. Thân cây mọc lên cao, thẳng và hơi vững. Lúc còn nhỏ, da nó nhẵn, mịn màng và mỗi khi áp má vào đó em thấy mát như da em bé. Thân chuối được làm thành từ rất nhiều bẹ. Từng bẹ lớn nhỏ bao bọc lẫn nhau. Nhưng đến khi đã lớn, những cái bẹ bên ngoài khô đi và dần dần thay một cái áo mới. 2. Lá của giống đa lông rất đặc biệt. Trên mặt lá, cuống lá thường bao phủ một lớp lông tơ mịn màng màu trắng. Lớp lông mềm mại này đã tạo nên cho chiếc lá bầu dục, màu xanh lam thêm một lớp bàng bạc lóng lánh. Nếu nhìn dưới ánh mặt trời, nó sẽ càng lấp lánh hơn, sáng bóng hơn. Những chiếc lá to hơn bàn tay đứa trẻ lên năm, xếp vòng quanh và đối nhau qua thân cây Trông nó tựa như những bàn tay trẻ thơ xòe ra hứng lấy tia nắng mặt trời.
  14. Những cây chuối trong vườn đã được mấy năm tuổi rồi. Những cây chuối mẹ, chuối con sống quây quần bên nhau. Nổi bật hơn cả là những cây chuối mẹ cao lớn. Thân cây mọc lên cao, thẳng và hơi vững. Lúc còn nhỏ, da nó nhẵn, mịn màng và mỗi khi áp má vào đó em thấy mát như da em bé. Thân chuối được làm thành từ rất nhiều bẹ. Từng bẹ lớn nhỏ bao bọc lẫn nhau. Nhưng đến khi đã lớn, những cái bẹ bên ngoài khô đi và dần dần thay một cái áo mới.
  15. Lá của giống đa lông rất đặc biệt. Trên mặt lá, cuống lá thường bao phủ một lớp lông tơ mịn màng màu trắng. Lớp lông mềm mại này đã tạo nên cho chiếc lá bầu dục, màu xanh lam thêm một lớp bàng bạc lóng lánh. Nếu nhìn dưới ánh mặt trời, nó sẽ càng lấp lánh hơn, sáng bóng hơn. Những chiếc lá to hơn bàn tay đứa trẻ lên năm, xếp vòng quanh và đối nhau qua thân cây Trông nó tựa như những bàn tay trẻ thơ xòe ra hứng lấy tia nắng mặt trời.
  16. Ghi nhớ 1. Khi quan sát cây cối, ta cần chú ý điều gì? Quan sát theo một trình tự hợp lí; sử dụng các giác quan khi quan sát. 2.Vận dụng biện pháp so sánh và nhân hóa khi viết văn miêu tả có tác dụng gì? Vận dụng biện pháp so sánh và nhân hóa khi viết văn miêu tả có tác dụng làm cho sự vật được miêu tả trở nên cụ thể, gần gũi, sinh động hơn và như thế bài văn sẽ hay hơn, hấp dẫn hơn.
  17. • Dặn dò: -Về nhà hoàn chỉnh lại bài văn tả một bộ phận của cây, viết vào vở. Đọc hai bài tham khảo: Bàng thay lá, Cây tre. - Quan sát một loài hoa hoặc một thứ quả mà em thích để chuẩn bị cho tiết học sau.
  18. CámCám ơnơn quýquý thầythầy côcô đãđã quanquan tâmtâm theotheo dõi,dõi, chúcchúc quýquý thầythầy côcô sứcsức khỏe,khỏe, chúcchúc cáccác emem họchọc tốttốt !!