Bài giảng Tin học Lớp 6 - Tiết 39, Bài 40: Soạn thảo văn bản đơn giản

ppt 17 trang phanha23b 25/03/2022 3130
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tin học Lớp 6 - Tiết 39, Bài 40: Soạn thảo văn bản đơn giản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_tin_hoc_lop_6_tiet_39_bai_40_soan_thao_van_ban_don.ppt

Nội dung text: Bài giảng Tin học Lớp 6 - Tiết 39, Bài 40: Soạn thảo văn bản đơn giản

  1. Tin häc líp 6 Tiết 39 Soạn thảo văn bản đơn giản
  2. Bài 14. Soạn thảo văn bản đơn giản. 1. Các thành phần của văn bản  Khi soạn thảo văn bản trên máy tính ta cần phân biệt: kí tự, dòng, đoạn, trang. a.Kí tự: Kí tự là con chữ, con số, kí hiệu Kí tự là thành phần cơ bản của văn bản. Kí tự được nhập vào từ bàn phím. b.Dòng: Là tập các kí tự nằm trên cùng một đường ngang từ lề trái sang lề phải. Dòng có thể có nhiều câu, nhiều từ. c. Đoạn: Là tập hợp nhiều câu có liên quan với nhau và hoàn chỉnh về mặt ngữ nghĩa. Trong word để kết thúc một đoạn ta ấn “ENTER”. d. Trang: Là phần văn bản trên một trang in.
  3. Bài 14. Soạn thảo văn bản đơn giản. 1. Các thành phần của văn bản Một dòng Biển đẹp Buổi sớm nắng sáng, Những cánh buồm Một nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực Một kí tự lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. đoạn Một Rồi một ngày mưa rào. Mưa dăng dăng câu bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu: Xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc
  4. Bài 14. Soạn thảo văn bản đơn giản. 2. Con trỏ soạn thảo - Con trỏ soạn thảo là một vạch thẳng đứng nhấp nháy trên màn hình soạn thảo. - Con trỏ soạn thảo cho biết vị trí của kí tự tiếp theo được gõ vào từ bàn phím. - Khi gõ văn bản con trỏ soạn thảo sẽ đi từ bên trái sang bên phải màn hình. - Để di chuyển con trỏ soạn thảo tới ví trí cần thiết, em chỉ cần nháy chuôt tại vị trí đó. Ngoài ra em còn có thể dùng các phím mũi tên ( lên, xuống, sang trái, sang phải, home, end) để di chuyển con trỏ soạn thảo tới vị trí mong muốn. Chú ý: Cần phân biệt con trỏ soạn thảo với con trỏ chuột
  5. Bài 14. Soạn thảo văn bản đơn giản. 3. Qui tắc gõ văn bản trong word.  Các dấu: . , : ; ! ? phải đặt sát vào từ đứng trước nó. Ví dụ: - Các cháu chơi có vui không? Những lời non nớt vang lên: - Thưa Bác, vui lắm ạ! Ví dụ: Ví dụ: Bác lại hỏi : Bác lại hỏi: - Các cháu có ăn no không? - Các cháu có ăn no không? - No ạ ! - No ạ! Gõ sai Gõ đúng
  6. Bài 14. Soạn thảo văn bản đơn giản. 3. Qui tắc gõ văn bản trong word.  Các dấu mở: ( { [ ‘ “ < phải được đặt sát vào bên trái kí tự đầu tiên của từ tiếp theo.  Các dấu đóng: ) } ] ’ ’’ phải được đặt sát vào bên phải kí tự cuối cùng của từ ngay trước nó. Ví dụ: Trích đoạn trong tác phẩm “ Tắt đèn ” của Ngô Tất Tố. - “ Công dân nước CHXHCN Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam ” ( Điều 49 ). Gõ sai Ví dụ: Trích đoạn trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. - “Công dân nước CHXHCN Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam” (Điều 49). Gõ đúng
  7. Phát hiện lỗi sai trong ví dụ sau: Ví dụ: Đây rồi ! Giọng cô phát thanh viên trong trẻo : “Vừa qua , xã Hoa Ban đã tổ chức lễ kĩ niệm sinh nhật Bác và phát động trồng 1000 gốc thông phủ kín đồi trọc . ” Lỗi sai Ví dụ: Đây rồi! Giọng cô phát thanh viên trong trẻo: “Vừa qua, xã Hoa Ban đã tổ chức lễ kĩ niệm sinh nhật Bác và phát động trồng 1000 gốc thông phủ kín đồi trọc.” Gõ đúng
  8. Bài 14. Soạn thảo văn bản đơn giản. 3. Qui tắc gõ văn bản trong word.  Giữa các từ được phân biệt với nhau bởi 1 cách trống (gõ 1 phím Spacebar).  Mỗi đoạn văn bản được kết thúc bởi 1 phím Enter. Ví dụ: “ Ngày nay khisoạn thảo văn bản,chúng ta thường sử dụng máy tính ”. Sửa: “Ngày nay khi soạn thảo văn bản, chúng ta thường sử dụng máy tính”.
  9. Bài 14. Soạn thảo văn bản đơn giản. 3. Qui tắc gõ văn bản trong word. a, Các dấu câu ( . , ; : ! ? ) phải được đặt sát vào từ đứng trước nó, tiếp theo là một dấu cách nếu sau đó vẫn còn nội dung. b, Các dấu mở ngoặc, mở nháy ( [ { ( ) } ] phải đặt vào sát bên phải kí tự cuối cùng của từ ngay trước đó c, Giữa các từ chỉ dùng một kí tự trống (phím spacebar) - Để kết thúc một đoạn văn bản ta ấn một lần phím ENTER.
  10. Bài 14. Soạn thảo văn bản đơn giản. 4. Gõ văn bản chữ Việt - Để gõ được chữ việt trong word cần có phần mền hỗ trợ gõ (vietkey, unikey) Chữ cần gõ Cách gõ Dấu cần gõ Cách gõ ă aw huyền (\) f â aa sắc (/) s đ dd nặng (.) j ê ee hỏi (?) r ô oo ngã ( ~) x ơ ow ư uw Chú ý: Để gõ chữ việt phải bật chế độ gõ chữ việt của phần mềm hỗ trợ.
  11. Em phải như thế nào để hiện từ sau lên màn hình word? Gõ theo kiểu Telex Từ cần hiện Cách gõ Quê hương là chùm Quee huwowng laf chufm khế ngọt khees ngojt
  12. LUYỆN TẬP
  13. Bài tập Bài 1: Chọn câu đúng sai. a. Khi soạn thảo văn bản trên máy tính, em phải SAI trình bày văn bản ngay khi gõ nội dung văn bản. b. Khi gõ nội dung văn bản, máy tính tự động ĐÚNG xuống dòng dưới khi con trỏ soạn thảo đã tới lề phải. c. Khi soạn thảo nội dung văn bản, em có thể sửa ĐÚNG lỗi trong văn bản bất kì lúc nào em thấy cần thiết. d. Em chỉ có thể trình bày nội dung của văn bản SAI bằng một vài phông chữ nhất định.
  14. Bài tập Bài 2: Hãy cho biết máy tính sẽ xác định câu dưới đây gồm những từ nào? “Ngày nay khisoạn thảo văn bản,chúng ta thường sử dụng máytính”. Word xác định câu trên gồm những từ: “Ngày”, “nay”, “khisoạn”, “thảo”, “văn” “bản,chúng”, “ta”, “thường”, “sử”, “dụng”, “máytính”.
  15. Bài tập Bài 3: Em đang soạn thảo 1 văn bản đã được lưu trước đó. Em gõ thêm 1 số nội dung và bất ngờ nguồn điện bị mất. Khi có điện và mở lại văn bản đó, nội dung em vừa thêm vào có trong văn bản không? Vì sao? Không. Vì khi ta thêm nội dung vào nhưng ta chưa Save bài lại, nên khi mất điện thì nội dung đó sẽ bị mất. Vì thế khi có điện và ta mở văn bản đó ra thì nội dung ta vừa thêm vào sẽ không có trong văn bản.
  16. Ghi nhớ Để gõ chữ TV, em sử dụng: + Các thành phần cơ bản của văn bản + Giữa các từ chỉ nên gõ 1 kí tự trống và giữa các đoạn văn chỉ nên gõ 1 phím Enter + Có thể gõ văn bản bằng chữ Việt bằng cách sử dụng kiểu gõ Telex và sử dụng một trong hai bảng mã: Vni Windows hoặc Unicode.
  17. Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo và các em học sinh!!!