Bài giảng Vật lí Khối 7 - Bài 27: Thực hành Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp

pptx 10 trang buihaixuan21 2970
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vật lí Khối 7 - Bài 27: Thực hành Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_vat_li_khoi_7_bai_27_thuc_hanh_do_cuong_do_dong_di.pptx

Nội dung text: Bài giảng Vật lí Khối 7 - Bài 27: Thực hành Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp

  1. Báo cáo thực hành Vật Lý 7 Bài 27: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp
  2. • Họ và tên: Lớp: • 1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: • a. Đo cường độ dòng điện bằng ampe kế • Đơn vị của cường độ dòng điện là ampe, kí hiệu là A. • Mắc nối tiếp ampe kế vào đoạn mạch sao cho chốt (+) của ampe kế được mắc về phía cực dươngcủa nguồn điện. • b. Đo hiệu điện thế bằng vôn kế. • Đơn vị của hiệu điện thế là vôn, kí hiệu là V. • Mắc hai chốt của vôn kế trực tiếp vào hai điểm của mạch để đo hiệu điện thế giữa hai điểm đó, sao cho chốt (+) của nó được nối về phía cực dương của nguồn điện.
  3. • 2. Đo cường độ của dòng điện đối với đoạn mạch nối tiếp. • a) Vẽ sơ đồ cho mạch điện hình 27.1a vào khung dưới đây: • b) Kết quả đo: Vị trí của Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí 3 ampe kế Cường độ dòng I1 = 0,12AI2 I1 = 0,12AI2 I3 = 0,12A điện • c) Nhận xét : • Trong đoạn mạch nối tiếp, dòng điện có cường độ bằng nhau tại các vị trí khác nhau của mạch: I1 = I2 = I3
  4. • 3. Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp • a) Vẽ sơ đồ mạch điện tương tự hình 27.2 vào khung dưới đây, trong đó vôn kế được mắc để đo hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ2. • b) Kết quả đo: Vị trí mắc vôn kế Hiệu điện thế Hai điểm 1 và 2 U12 = 1,2V Hai điểm 2 và 3 U23 = 1,8 Hai điểm 1 và 2 U13 = 3,0V • c) Nhận xét : • Đối với đoạn mạch gồm hai đàn mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn: U13 = U12 + U23 •
  5. Trả lời câu C1: • * Nhận biết cách mắc nối tiếp các thiết bị điện: hai thiết bị mắc nối tiếp kế cận nhau chỉ có một điểm chung và liên tục giữa hai cực của nguồn điện (hay pin). • * Do vậy: • + Trong mạch điện 27.l a ta thấy: Dây dẫn 1 nối tiếp cực + của pin với ampe kế (1), nối tiếp với bóng đèn 1 rồi nối tiếp dây dẫn điện (2), nối tiếp với bóng đèn (2), nối tiếp với dây dẫn điện (3), nối tiếp với cái ngắt điện K, cuối cùng là nối tiếp vào cực (-) của pin. • (Mạch điện hở vì cái ngắt điện K ở vị trí ngắt mạch, lúc này số chỉ của ampe kế là 0, đèn không sáng).
  6. Trả lời câu C2: • → Khi đóng cái ngắt điện (công tắc) K các đèn sáng và ampe kế chỉ khác 0. • → Đọc và ghi số chỉ ampe kế ở vị trí 1 vào bảng báo cáo, và lần lượt ghi kết quả thực hành khi ampe kế ở vị trí 2, 3 theo yêu cầu của bài.
  7. Trả lời câu C3: • Nhận xét: Trong đoạn mạch nối tiếp, dòng điện có cường độ bằng nhau tại các vị trí khác nhau của mạch I1 = I2 = I3
  8. Trả lời câu C4: • Nhận xét: Đối với đoạn mạch, gồm hai đèn mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hai hiệu điện thế trên mỗi đèn. • U13 = U12 + U23
  9. Cảm ơn mọi người đã tham gia tiết học này