Bài giảng Vật lí Lớp 7 - Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn - Trường THCS Xuân Mai A

ppt 32 trang buihaixuan21 2130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 7 - Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn - Trường THCS Xuân Mai A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_vat_li_lop_7_bai_15_chong_o_nhiem_tieng_on_truong.ppt

Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 7 - Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn - Trường THCS Xuân Mai A

  1. TRƯỜNG THCS XUÂN MAI A TỔ :TỰ NHIÊN GIÁO ÁN DỰ THI
  2. KIỂM TRA BÀI CŨ Câu hỏi: Tiếng vang là gì? Những vật như thế nào thì phản xạ âm tốt? Những vật như thế nào thì phản xạ âm kém? Lấy ví dụ minh họa? Đáp án: - Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp phát ra ít nhất là 1/15 giây. -Những vật cứng, có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém). Ví dụ: mặt gương, mặt đá hoa, tấm kim loại - Những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém. Ví dụ: miếng xốp, cao su xốp, ghế đệm mút
  3. Em thích nghe âm thanh nào nhất trong những âm thanh sau đây? 1/ Tiếng nhạc du dương 2/ Tiếng ồn trong nhà máy 3/ Tiếng xe cộ ngoài đường giờ cao điểm 4/ Tiếng ồn từ một công trường xây dựng Như vậy tiếng động lớn và kéo dài trong các nhà máy, ở các thành phố công nghiệp, gây các tác hại rất xấu tới thần kinh của con người. Cần phải làm thế nào để hạn chế bớt những tiếng ồn ?
  4. MỤC TIÊU BÀI HỌC Kiến thức: Giúp học sinh: - Nhận biết được tác hại của của ô nhiễm tiếng ồn đối với cuộc sống và sức khỏe con người. - Nhận biết được các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. - Nhận biết được vật liệu chống ồn và vai trò của nó đối với việc giảm tiếng ồn. Kĩ năng : - Học sinh tìm ra các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn gia đình mình, ở khu dân cư, ở trường, ở lớp học. - Biết sử dụng các vật liệu cách âm trong cuộc sống. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ, cải tạo môi trường, đặc biệt là trong việc chống ô nhiễm tiếng ồn. - Tích cực tham gia, vận động những người xung quanh cùng tham gia giữ gìn, cải tạo môi trường, chống lại những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm tiếng ồn.
  5. Tiết 16 – Bài 15: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN I. Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn. C1: Hình nào trong các hình 15.1, 15.2, 15.3 thể hiện tiếng ồn tới mức ô nhiễm tiếng ồn? Vì sao em biết ? Máy khoan bê Họp chợ ồn Tiếng tông liên tục ào ở gần lớp hoạt động cạnh sấm sét học nơi làm việc
  6. Tiết 16 - Bài 15: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN Tiếng sấm sét tuy to nhưng không kéo dài nên không ảnh hưởng đến sức khỏe con người Sấm, sét → Không xem là ô nhiễm tiếng ồn.
  7. Tiết 16: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN Tiếng ồn máy khoan to và kéo dài gây ảnh hưởng đến việc gọi điện thoại và gây điếc tai người thợ khoan. → Ô nhiễm tiếng ồn H15.2 Máy khoan bêtông liên tục hoạt động cạnh nơi làm việc
  8. Tiết 16 - Bài 15: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN Tiếng họp chợ ồn to, kéo dài gây ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh. H15.3 Tiếng họp chợ → Ô nhiễm ồn ào ở gần tiếng ồn. lớp học. 9
  9. Tiết 16 - Bài 15: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn vàto làmkéo dài ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và sinh của hoạt con người.
  10. Tiết 16 - Bài 15: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN C2: Trường hợp nào sau đây có ô nhiễm tiếng ồn? A.Tiếng hét rất to sát tai. B. Làm việc cạnh máy xay xát thóc , gạo, ngô C. Nhà ở cạnh chợ. D. Bệnh viện, trạm xá ở cạnh chợ.
  11. Tiết 16 - Bài 15: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN Tác hại của ô nhiễm tiếng ồn : + Về sinh lí, nó gây ra mệt mỏi toàn thân, nhức đầu, choáng váng, ăn không ngon, gầy yếu. Ngoài ra người ta còn thấy tiếng ồn quá lớn làm suy giảm thính lực. + Về tâm lí, nó gây ra khó chịu, lo lắng, bực bội, dễ cáu gắt, sợ hãi ám ảnh, mất tập trung, dễ nhầm lẫn, thiếu chính xác.
  12. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
  13. Tiết 16 - Bài 15: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN II. Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. Một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn (đặc biệt là tiếng ồn giao thông): 1. Treo biển báo “Cấm bóp còi” tại những nơi gần bệnh viện, trường học.
  14. Tiết 16 - Bài 15: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN 2. Xây dựng tường bêtông ngăn cách khu dân cư với đường cao tốc. Đường cao tốc
  15. Tiết 16 - Bài 15: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN 3. Trồng nhiều cây xanh để âm truyền đến gặp lá cây sẽ phản xạ theo các hướng khác nhau.
  16. Tiết 16 - Bài 15: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN 4. Làm trần nhà, tường nhà dày bằng xốp, làm tường phủ dạ nhung để ngăn bớt âm truyền qua.
  17. Tiết 16 - Bài 15: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN *Để chống ô nhiễm tiếng ồn ta dùng các biện pháp sau: 1/ Treo biển báo”cấm bóp còi” 2/ Xây dựng tường bêtông. 3/ Trồng nhiều cây xanh. 4/ Làm trần nhà, tường nhà dày bằng xốp, làm tường phủ dạ nhung.
  18. Tiết 16 - Bài 15: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN C3: Từ những thông tin về các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn giao thông nêu trên, hãy điền các biện pháp cụ thể làm giảm tiếng ồn vào chỗ trống trong bảng dưới đây: Cách làm giảm Biện pháp cụ thể tiếng ồn 1. Tác động vào Treo biển “cấm bóp còi”; yêu nguồn âm. cầu giảm âm phát ra; 2. Phân tán âm Trồng nhiều cây xanh, trên đường truyền Xây tường chắn; làm trần 3. Ngăn không cho nhà, tường phủ dạ; đóng âm truyền tới tai. cửa;
  19. Tiết 16 - Bài 15: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN C4 a) Hãy nêu tên một số vật liệu thường được dùng để ngăn chặn âm, làm cho âm truyền qua ít. Vật liệu ngăn chặn âm: gạch, bêtông, gỗ, b) Hãy nêu tên một số vật liệu phản xạ âm tốt được dùng để cách âm. Vật liệu phản xạ âm: kính, lá cây, Những vật liệu được dùng để làm giảm tiếng ồn truyền đến tai gọi là vật liệu cách âm.
  20. Biện pháp nào trong các biện pháp dưới đây có thể giảm tiếng ồn ? (hãy chọn câu trả lời đúng nhất). A. Giảm tần số dao động của vật phát âm. B. Giảm biên độ dao động của vật phát âm. C. Cả A, B đều đúng. D. Cả A, B đều sai.
  21. Tiết 16 - Bài 15: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN III. Vận dụng C5: Hãy đề ra những biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn có thể thực hiện được đối với hình vẽ 15.2;15.3 H 15.2. Máy khoan bê H 15.3.Họp chợ ồn ào tông liên tục cạnh nơi ở gần lớp học làm việc
  22. Tiết 16 - Bài 15: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN C5 Tiếng ồn máy khoan to, kéo dài gây ảnh hưởng đến việc gọi điện thoại và gây điếc tai người thợ khoan. * Một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn có thể thực hiện được: - Yêu cầu trong giờ làm việc tiếng ồn máy khoan phát ra không quá 80 dB; người thợ khoan phải dùng bông nút kín tai hoặc đeo đồ bịt bảo vệ tai lúc làm việc
  23. Tiết 16 - Bài 15: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN C5 Tiếng ồn to, kéo dài từ chợ gây ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh. * Một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn có thể thực hiện được: Ngăn cách giữa chợ và lớp học bằng cách đóng các cửa phòng học, treo rèm, xây tường chắn, trồng cây xung quanh; chuyển lớp học hoặc chợ đi nơi khác
  24. Tiết 16 - Bài 15: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN C6 : Hãy chỉ ra trường hợp gây ô nhiễm tiếng ồn tại nơi em sống và đề ra một vài biện pháp chống sự ô nhiễm tiếng ồn đó?
  25. Ống xả xe máy dùng để làm giảm độ to của âm do máy nổ của xe máy phát ra. Không khí ở miệng ống thoát hơi của máy nổ bị dao động mạnh nên âm phát ra rất to. Lắp ống xả xe máy vào âm sẽ giảm khi truyền qua các vách ngăn trong ống xả, ra đến miệng ống xả thì độ to của âm bị giảm đi đáng kể. Ống xả còn được gọi là bộ phận giảm thanh. 27
  26. -Trong các nhà hát, rèm treo tường chủ yếu được dùng để làm giảm tiếng vang, còn tường gạch chủ yếu được dùng để ngăn cách âm giữa các phòng. -Tác động lâu dài của tiếng ồn đối với con người sẽ gây ra bệnh mất ngủ, suy nhược thần kinh, cũng như làm trầm trọng thêm các bệnh về tim mạch và huyết áp cao. - Tiếng ồn còn là nguyên nhân làm giảm thính lực của con người, gây điếc tai. Làm tăng các bệnh thần kinh và cao huyết áp đối với những người lớn tuổi