Bài giảng Vật lí Lớp 7 - Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát - Sơn Thái An

pptx 18 trang buihaixuan21 2310
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 7 - Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát - Sơn Thái An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_vat_li_lop_7_bai_17_su_nhiem_dien_do_co_xat_son_th.pptx

Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 7 - Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát - Sơn Thái An

  1. Chủ đề: Cấu tạo chất. (tích hợp 2 bài: 17 và 18 SGKVL7 theo tinh thần giảm tải nội dung của Bộ GD&ĐT vì dịch COVID-19) Người soạn: Sơn Thái An thaian79ah2@gmail.com
  2. Nội dung chủ đề gồm các nội dung Phần 1. Khởi động Phần 2. Hình thành kiến thức Phần 3. Luyện tập và vận dụng Phần 4. Tự học mở rộng kiến thức:
  3. HS học từ nội dung Phần 1. Khởi động Phần 2. Hình thành kiến thức Phần 3. Luyện tập và vận dụng Phần 4. Tự học mở rộng kiến thức
  4. Phần 1. Khởi động 1. Xem Clip TN và nhận xét. HS đăng nhập vào: Và Tại sao bong bóng bay hút được lon coca nhẹ? Tóc lại dựng đứng khi cọ xát?
  5. Phần 2. Hình thành kiến thức I. Vật nhiễm điện Xem 2 clip TN (HS truy cập vào: Và - Các vật bị cọ xát có khả năng hút các vật khác hoặc có thể làm sáng bóng đèn của bút thử điện. Các vật đó gọi là các vật nhiễm điện hay các vật mang điện tích.
  6. Phần 2. Hình thành kiến thức II. Hai loại điện tích Xem 2 clip TN (HS truy cập vào: Và
  7. Kết luận : Có hai loại điện tích. Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau  Quy ước: điện tích của thanh thủy tinh cọ xát vào lụa là điện tích dương (+), điện tích của thanh nhựa sẫm màu cọ xát vào vải khô là điện tích âm (-).
  8. Phần 3. Luyện tập và vận dụng Câu 1. Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt dính nhiều bụi vì: A. Cánh quạt bị ẩm nên hút nhiều bụi B. Bụi có chất keo nên bám vào cánh quạt C. Một số chất nhờn trong không khí đọng lại ở cánh quạt và hút nhiều bụi. D. Cánh quạt cọ xát với không khí, bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi. Chọn D Đáp án
  9. Câu 2. Trong các kết luận sau, kết luận nào sai? A. Các vật đều có khả năng nhiễm điện. B. Trái Đất hút được các vật nên nó luôn luôn bị nhiễm điện. C. Nhiều vật sau khi cọ xát trở thành vật nhiễm điện. D. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát. Đáp án Chọn B
  10. Câu 3. Hai mãnh pôliêtilen nhiễm điện cùng loại đưa lại gần nhau thì A. đẩy nhau B. hút nhau C. không có hiện tượng gì D. vừa đẩy, vừa hút. Đáp án Chọn A
  11. Câu 4. Thanh thủy tinh tích điện dương khi cọ xát vào lụa, mãnh pôliêtilen tích điện âm khi cọ xát vào len. Đưa mãnh lụa và mãnh len lại gần nhau thì A. không hút, không đẩy nhau. B. hút lẫn nhau C. đẩy nhau D. vừa đẩy, vừa hút nhau. Đáp án Chọn B
  12. Câu 5. Tại sao các xe chở xăng dầu thường có một đoạn dây xích thả xuống đường? Đáp án Khi xe chạy, do thành xe ma sát với không khí, bánh xe ma sát với mặt đường nên xe được tích điện. Điều này rất nguy hiểm đối với các loại xe chở xăng dầu. Vì vậy, người ta thả sợi xích xuống mắt đường để các điện tích truyền xuống đường, xe không bị nhiễm điện nữa.
  13. Câu 6. Biết rằng lúc đầu cả tóc và lược đều chưa bị nhiễm điện, nhưng sau khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện và cho rằng thước nhựa nhiễm điện âm. a) Hỏi sau khi chải, tóc bị nhiễm điện loại gì? b) Vì sao có những lần sau khi chải tóc thấy có một vài sợi tóc dựng đứng thẳng lên? Đáp án a. Tóc nhiễm điện dương. Khi đó êléctrôn dịch chuyển từ tóc sang thước nhựa (lược nhựa nhận thêm êléctrôn nên nhiễm điện âm, còn tóc mất bớt êlectrôn nên nhiễm điện dương – HS xem them nội dung phần tự học) b. Vì những sợi tóc đó nhiễm điện cùng loại, chúng đẩy nhau
  14. Phần 4. Tự học mở rộng kiến thức Sơ lược cấu tạo nguyên tử (xem SGK VL7 trang 51)
  15. Xem thêm: ydA
  16. GHI NHỚ - Các vật bị cọ xát có khả năng hút các vật khác hoặc có thể làm sang bóng đèn của bút thử điện. Các vật đó gọi là các vật nhiễm điện hay các vật mang điện tích. - Có hai loại điện tích. Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau - Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các êléctrôn mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân. - Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êléctrôn, nhiễm điện dương nếu mất bớt êléctrôn.
  17. HD. Trả lời lại các câu hỏi trong SGK bài 17 và 18. Học phần ghi nhớ Xem trước các bài 19,20, 21 chuẩn bị học tiếp chủ đề 2