Bài giảng Vật lí Lớp 7 - Tiết 17+18: Sự nhiễm điện do cọ xát. Hai loại điện tích

ppt 23 trang buihaixuan21 3570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 7 - Tiết 17+18: Sự nhiễm điện do cọ xát. Hai loại điện tích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_vat_li_lop_7_tiet_1718_su_nhiem_dien_do_co_xat_hai.ppt

Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 7 - Tiết 17+18: Sự nhiễm điện do cọ xát. Hai loại điện tích

  1. Vào những ngày hanh khô khi cởi áo len hoặc dạ em đã từng thấy hiện tượng gì? Để trả lời được câu hỏi đó, chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay.
  2. I.SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT 1. VẬT NHIỄM ĐIỆN: a/ Thí nghiệm 1: Bước 1: - Đưa một đầu thước nhựa(hoặc đầu bút bi) lại gần các vụn giấy viết, vụn ni lông hay một quả cầu bằng nhựa xốp nhỏ được treo bằng một sợi chỉ mảnh như hình 17.1a và 17.1b. Quan sát hiện tượng xảy ra. - Kết quả: không có hiện tượng gì xảy ra. Bước 2: - Dùng miếng vải khô( hoặc mảnh len, dạ ) cọ xát vào thước nhựa rồi lần lượt làm như trên. - Kết quả: đầu thước nhựa hút được các vụn giấy viết, vụn ni lông, quả cầu nhựa xốp nhỏ. *Làm thí nghiệm tương tự: các em có thể thay thước nhựa lần lượt bằng các vật khác như: thanh thủy tinh, mảnh ni lông, mảnh phim nhựa, lại gần các vụn giấy viết, vụn ni lông, quả cầu nhựa xốp thì ta thu được bảng kết quả dưới đây:
  3. Bảng kết quả thí nghiệm: Các vật Quả cầu Vật bị cọ xát Vụn giấy viết Vụn giấy nilông nhựa xốp Thước nhựa Hút Hút Hút Thanh thủy tinh Hút Hút Hút Mảnh nilông Hút Hút Hút Mảnh phim nhựa Hút Hút Hút
  4. Thí nghiệm minh họa – Các em quan sát Vải khô
  5. Thí nghiệm minh họa – Các em quan sát Vải khô
  6. Qua thí nghiệm 1 ta rút ra kết luận 1: Kết luận 1: Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác.
  7. I.SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT 1. VẬT NHIỄM ĐIỆN: a/ Thí nghiệm 1: b/ Thí nghiệm 2: - Dụng cụ làm thí nghiệm: 1 mảnh phim nhựa, 1 mảnh tôn phẳng, 1 bút thử điện, 1 mảnh len. - Cách tiến hành thí nghiệm: + Bước 1: Đặt mảnh tôn phẳng lên trên mảnh phim nhựa chưa được cọ xát, chạm bút thử điện vào mảnh tôn phẳng như hình 17.2 SGK. Quan sát hiện tượng xảy ra với đèn bút thử điện. . Kết quả: đèn bút thử điện không sáng. + Bước 2: Dùng mảnh len cọ xát mảnh phim nhựa nhiều lần, sau đó cũng bố thí nghiệm như hình 17.2 SGK. Quan sát hiện tượng xảy ra với đèn bút thử điện. . Kết quả: đèn bút thử điện sáng. * Làm thí nghiệm như trên: nhưng thay mảnh phim nhựa bằng thước nhựa dẹt, ta cũng quan sát được đèn của bút thử điện sáng.
  8. Thí nghiệm minh họa – Các em quan sát Mảnh phim nhựa Tấm tôn phẳng
  9. Sau đó dùng mảnh len co xát mảnh phim nhựa nhiều lần và hãy quan sát kĩ bóng đèn của bút thử điện khi chạm vào tôn ???
  10. Mảnh phim nhựa Tấm tôn phẳng Hình 17.2
  11. Qua thí nghiệm 2, ta rút ra kết luận 2: Kết luận 2 Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện.
  12. I.VẬT NHIỄM ĐIỆN: - Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác hoặc có khả năng làm sáng bóng đèn của bút thử điện. - Các vật sau khi bị cọ xát có tính chất như trên thì các vật đó gọi là các vật nhiễm điện hay các vật mang điện tích. - Có thể làm cho một vật bị nhiễm điện (hay vật mang điện tích) bằng cách cọ xát.
  13. Một vật bị nhiễm điện (mang điện tích) có khả năng hút các vật khác. Nếu hai vật đều bị nhiễm điện đặt gần nhau thì chúng hút hay đẩy nhau? Chúng ta cùng qua phần Hai loại điện tích – Bài 18 để trả lời câu hỏi đó.
  14. II. HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH: 1.Thí nghiệm 1: - Bước 1: Kẹp hai mảnh ni lông vào thân bút chì rồi nhấc lên, hình 18.1 SGK. Quan sát xem chúng có hút hay đẩy nhau không? + Kết quả: 2 mảnh ni lông không hút hay đẩy nhau. - Bước 2: Trải hai mảnh nilông xuống mặt bàn, dùng miếng len cọ xát chúng nhiều lần. Cầm thân bút chì nhấc lên, hình 18.2 SGK. Quan sát xem chúng hút nhau hay đẩy nhau. + Kết quả: 2 mảnh ni lông đẩy nhau. - Bước 3: Dùng mảnh vải khô cọ xát hai thanh nhựa sẫm màu giống nhau. Đặt một trong hai thanh này lên trục nhọn để nó có thể quay dễ dàng. Đưa các đầu đã cọ xát lại gần nhau, hình 18.3 SGK. Quan sát xem chúng hút hay đẩy nhau. - + Kết quả: 2 thanh nhựa sẫm màu đẩy nhau
  15. Bảng kết quả thí nghiệm 1. Hiện tượng xảy ra khi Nhận xột về sự nhiễm điện Bước Tiến hành TN đặt gần nhau của hai vật Không có hiện tượng gì Cả hai mảnh nilông Hai mảnh nilông 1 xảy ra (không hút, không không bị nhiễm điện chưa được cọ xát đẩy) Hai mảnh nilông 2 Chúng đẩy nhau Nhiễm điện giống nhau đã được cọ xát (mang điện tích cùng loại) Hai thước nhựa Chúng đẩy nhau Nhiễm điện giống nhau 3 giống nhau đã được cọ xát (mang điện tích cùng loại) Nhận xét: Hai vật giống nhau, được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại và khi được đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau.
  16. II. HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH: 2.Thí nghiệm 2: a/Dụng cụ làm thí nghiệm: 1 thanh nhựa sẫm màu, 1 thanh thủy tinh, 1 mảnh vải khô, 1 mảnh lụa, một trục quay. b/Cách tiến hành thí nghiệm: Hình 18.3 SGK - Bước 1: Dùng mảnh vải khô cọ xát thanh nhựa sẫm màu nhiều lần, sau đó đặt thanh nhựa sẫm màu lên trục quay. - Bước 2: Đưa đầu thanh thủy tinh đã được cọ xát bằng mảnh lụa lại gần đầu đã được cọ xát của thanh nhựa sẫm màu. Quan sát xem chúng đẩy nhau hay hút nhau. - Kết quả: thanh nhựa sẫm màu và thanh thủy tinh hút nhau. Nhận xét: Thanh nhựa sẫm màu và thanh thủy tinh sau khi cọ xát thì chúng hút nhau do chúng mang điện tích khác loại.
  17. *Quy ước: - Điện tích của thuỷ tinh khi cọ xát vào lụa là điện tích dương (+). - Điện tích của thanh nhựa sẫm màu khi cọ xát vào vải khô là điện tích âm (-). *Kết luận: Có hai loại điện tích là điện tích dương (+) và điện tích âm (-). Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau.
  18. III. VẬN DỤNG: C1/ trang 51 SGK: Đặt thanh nhựa sẫm màu lên trục quay sau khi đã được cọ xát bằng mảnh vải khô. Đưa mảnh vải này lại gần đầu thanh nhựa được cọ xát thì chúng hút nhau. Biết rằng mảnh vải cũng bị nhiễm điện, hỏi mảnh vải mang điện tích dương hay điện tích âm? Tại sao? Trả lời: Mảnh vải mang điện tích dương vì 2 vật mang điện tích khác loại sẽ hút nhau, thanh nhựa sẫm màu cọ xát vào vải khô mang điện tích âm (-) nên mảnh vải sẽ mang điện tích dương (+).
  19. III. VẬN DỤNG: C1/ trang 49 SGK: Giải thích tại sao vào những ngày thời tiết khô ráo, đặc biệt là những ngày hanh khô, khi ta chải đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra? Trả lời: Khi ta chải đầu bằng lược nhựa, lược nhựa và tóc cọ xát vào nhau. Cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện. Vì vật bị nhiễm điện có khả năng hút được các vật khác nên tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra.
  20. Một số ứng dụng thực tế Dùng một tờ giấy để gần màn hình của tivi hoặc máy vi tính, tờ giấy bị hút vào. Do màn hình khi sử dụng đã bị nhiễm điện. Vì vậy khi làm việc lâu dài ở gần màn hình thì có hại cho sức khỏe . Ta cần lưu ý: + Khi sử dụng máy tính phải để mắt cách màn hình ít nhất 50cm. + Không làm việc liên tục quá lâu trên máy tính + Dùng kính chắn màn hình (glass filter).
  21. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ *Bài vừa học: - Học thuộc phần ghi nhớ bài 17, 18. - Đọc “ Sơ lược về cấu tạo của nguyên tử” trang 51 SGK. - Đọc “ Có thể em chưa biết” bài 17, 18 - Giải các bài tập: + Bài 17: 17.1, 17.2, 17.5, 17.6, 17.7, 17.8 + Bài 18: 18.1, 18.2, 18.3, 18.5,18.6,18.8 trong sách bài tập và trả lời câu hỏi ở phần mở bài. *Bài vừa học: Đọc trước bài 19: Dòng điện – Nguồn điện và bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện – Dòng điện trong kim loại. Tìm hiểu các vấn đề sau: + Tìm hiểu sự tương tự giữa dòng điện và dòng nước. Mỗi nguồn điện có mấy cực, đó là những cực nào? + Thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện? Dòng điện trong kim loại là gì?