Bài giảng Vật lí Lớp 7 - Tiết 3, Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng

ppt 29 trang buihaixuan21 6290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 7 - Tiết 3, Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_vat_li_lop_7_tiet_3_bai_3_ung_dung_dinh_luat_truye.ppt

Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 7 - Tiết 3, Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ Câu 1. Hãy phát biểu nội dung của định luật truyền thẳng của ánh sáng ? Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. Câu 2.Đường truyền của tia sáng được biểu diễn như thế nào ? Đường truyền của tia sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng.
  2. Ban ngày trời nắng, không có mây, ta nhìn thấy bóng của cột điện in rõ trên mặt đất. Khi có mây mỏng che khuất Mặt Trời thì bóng đó bị nhòe đi. Vì sao có hiện tượng đó?
  3. TIẾT 3. ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG I. Bóng tối – Bóng nửa tối : 1-Thí nghiệm 1: Bố trí thí nghiệm như hình 3.1 SGK Đặt mộ nguồn sáng nhỏ(bóng đèn pin) trước một màn chắn. Trong khoảng từ bóng đèn đến màn chắn, đặt một miếng bìa. Quan sát vùng sáng, vùng tối trên màn chắn.
  4. C1: Hãy chỉ ra trên màn chắn vùng sáng, vùng tối. Giải thích vì sao các vùng đó lại tối hoặc sáng? Vùng sáng có màu trắng: vì nó nhận được ánh sáng từ bóng đèn pin truyền tới. Vùng sáng Vùng tối Có vùng tối trên màn chắn vì ánh sáng từ ngọn đèn chiếu tới màn chắn đã bị miếng bìa chắn lại. Mở đèn Hình 3.1
  5. I. Bóng tối – Bóng nửa tối : 1-Thí nghiệm 1: Nhận Xét Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng không nhận được ánh sáng từ tớinguồn sáng truyền gọi là bóng tối Thí nghiệm 2: Bố trí thí nghiệm như hình 3.2.
  6. Vùng bóng nửa tối -> Vì vùng này chỉ nhận một phần ánh sáng từ ngọn đèn 2 điện truyền tới. Vùng được chiếu sáng đầy đủ 3 1 Vùng bóng tối Mở đèn Hình 3.2
  7. I. Bóng tối – Bóng nửa tối : Thí nghiệm 1: Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới gọi là bóng tối Thí nghiệm 2: * Nhận xét: Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới gọi là bóng nửa tối 2. Kết luận: - Bóng tối nằm ở phía sau vật cản không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới . - Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới .
  8. Đây là những hiện tượng tự nhiên gì? Nhật thực Nguyệt thực
  9. I. Bóng tối – Bóng nửa tối : II. Nhật thực-Nguyệt thực : Em hãy nêu Quỹ đạo Mặt Trời,Mặt Trăng và Trái Đất ?
  10. Tiết 3-Bài 3: ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG I. Bóng tối – Bóng nửa tối : II. Nhật thực-Nguyệt thực : 1.Nhật thực
  11. Hiện tượng nhật thực Nhật thực toàn phần Nhật thực một phần
  12. I. Bóng tối – Bóng nửa tối : II. Nhật thực-Nguyệt thực : 1.Nhật thực - Nhật thực xảy ra vào ban ngày - Khi đó Mặt Trời, Mặt Trăng,Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng. - Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất. - Vùng tối (hay bóng nửa tối) trên Trái Đất cho ta thấy hiện tượng Nhật thực toàn phần (hoặc 1 phần)
  13. Tiết 3-Bài 3: ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG I. Bóng tối – Bóng nửa tối : II. Nhật thực-Nguyệt thực : 1.Nhật thực C3: Giải thích vì sao đứng ở nơi có nhật thực toàn phần ta lại không nhìn thấy Mặt Trời và thấy trời tối lại?  Trả lời: Vì lúc này ta đang đứng trong vùng bóng tối của Mặt Trăng, ánh sáng từ Mặt Trời chiếu tới khu vực có nhật thực toàn phần đã bị Mặt Trăng che khuất hoàn toàn, tại đó ta thấy trời tối lại.
  14. Khi đứng ở vị trị bóng tối Khi nào mới quan sát hay bóng nửa tối ta mới được hiện tượng Nhật quan sát được hiện tượng thực một phần ? Nhật thực toàn phần.Vì sao em khẳng định như  Đứng ở chỗvậy? bóng tối. Vì  Khi đứng ở chỗ bóng nửa tối đứng ở vi trí bóng tối ta ta nhìn thấy một phần mặt trời ta không nhìn thấy Mặt Trời ta gọi là có nhật thực 1 phần. gọi là có Nhật thực toàn phần. Nhật thực toàn phần Nhật thực một phần
  15. I. Bóng tối – Bóng nửa tối : II. Nhật thực-Nguyệt thực : 1.Nhật thực 2.Nguyệt thực:
  16. Ở vùng bóng tối này xảy ra hiện tượng Nguyệt Thực Các hình dạng của Mặt Trăng khi diễn ra Nguyệt thực
  17. I. Bóng tối – Bóng nửa tối : II. Nhật thực-Nguyệt thực : 1.Nhật thực 2.Nguyệt thực: - Nguyệt thực xảy ra ban đêm. - Khi đó, Mặt Trời,Trái Đất, Mặt Trăng cùng nằm trên một đường thẳng. - Mặt Trăng bị trái đất che khuất không được mặt trời chiếu sáng.
  18. C4: Hãy chỉ ra trên hình, Mặt Trăng ở vị trí nào thì người đứng ở điểm A trên Trái Đất thấy trăng sáng, thấy có Nguyệt thực? 3 2 A 1 Mặt trăng ở vị trí 2 và 3 thì người đứng ở điểm A sẽ thấy trăng sáng.  Mặt trăng ở vị trí 1 thì thấy người đứng ở điểm A sẽ thấy Nguyệt thực.
  19. III. Vận dụng: C5: Ở thí nghiệm 2, di chuyển miếng bìa từ từ lại gần màn chắn. Quan sát xem bóng tối và bóng nửa tối thay đổi như thế nào?  Trả lời: Bóng tối và bóng nửa tối thu bị hẹp dần lại. Khi tấm bìa gần màn chắn thì bóng nửa tối biến mất, chỉ còn bóng tối. Mở đèn Hình 3.2
  20. III. Vận dụng: C6: Ban đêm khi dùng một quyển vở che kín một bóng đèn dây tóc đang sáng, trên bàn sẽ tối, có khi không thể đọc sách được. Nhưng nếu dùng quyển vở che đèn ống thì ta vẫn đọc được. Giải thích vì sao lại có sự khác nhau đó?  Trả lời: Vì kích thước nguồn sáng của đèn ống lớn, nên khi ta che thì ánh sáng từ đèn vẫn còn tạo ra ít nhất là bóng nửa tối, nên ta vẫn đọc sách được. Còn đèn dây tóc có kích thước nguồn sáng nhỏ, không tạo ra bóng nửa tối được mà chỉ tạo ra bóng tối nên ta không thể đọc sách được.
  21. Bài 1. Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nhật thực? A. Ban đêm, khi Mặt Trời bị nửa kia của Trái Đất che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được nơi ta đứng. B. Ban đêm, khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng. C. Ban ngày, khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống mặt đất nơi ta đứng. D. Ban ngày, khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng .
  22. Bài 2. Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nguyệt thực? A. Ban đêm, khi nơi ta đứng không nhận được ánh sáng Mặt Trời. B. Ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất. C. Khi Mặt Trời che khuất Mặt Trăng, không cho ánh sáng Mặt Trăng tới Trái Đất. D. Khi Mặt trăng che khuất Mặt Trời, ta chỉ nhìn thấy phía sau Mặt Trăng tối đen.
  23. Bài 3. Vào một ngày trời nắng, cùng một lúc người ta quan sát thấy một cái cọc cao 1m để thẳng đứng có một cái bóng trên mắt đất dài 0,8m và một cái cột đèn có bóng dài 5m. Hãy dùng hình vẽ theo tỉ lệ 1cm ứng với 1m để xác định chiều cao của cột đền. Biết rằng các tia sáng Mặt Trời đều song song? 0,8m
  24. Hướng dẫn về nhà • Học thuộc nội dung chính của bài và phần ghi nhớ. • Làm bài tập:3.3; 3.5; 3.7; 3.8; 3.9; 3.12 SBT • Xem trước nội dung bài 4, chuẩn bị theo nhóm(1 đèn pin, 1 đĩa CD); cá nhân: thước đo góc, bút chì.