Bài thuyết trình Tác giả Ngô Tất Tố

pptx 19 trang Hải Phong 14/07/2023 3980
Bạn đang xem tài liệu "Bài thuyết trình Tác giả Ngô Tất Tố", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_thuyet_trinh_tac_gia_ngo_tat_to.pptx

Nội dung text: Bài thuyết trình Tác giả Ngô Tất Tố

  1. TÁC GIẢ NGÔ TẤT TỐ
  2. I. VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ VÀ CON NGƯỜI -Ngô Tất Tố sinh năm 1893,trong một gia đình nhà Nho nghèo tại Từ Sơn, Bắc Ninh, nay là Hà Nội. -Sau Cách mạng Tháng Tám, ông cùng với nhiều nhà thơ khác dùng ngòi bút phục vụ kháng chiến.
  3. Ngô Tất Tố là nhà văn có nhân cách lớn, đầy bản lĩnh và có tinh thần chiến đấu dũng cảm. • Có thể nói, Ngô Tất Tố đã hội tụ cái tâm, cái tài, cái nhân của một nhà văn hóa mang đậm chất của dân tộc. • Tác phẩm: Lều chõng, Tắt đèn.
  4. I.NHỮNG NHÂN TỐ TẠO NÊN SỰ THÀNH CÔNG CỦA TÁC PHẨM TẮT ĐÈN: 1. Bối cảnh ra đời của tác phẩm: • Năm 1937, vào năm này lụt lội xảy ra liên miên gây nên mất mùa đói kém, nhân dân lâm vào cảnh lầm than, bế tắc, đặc biệt là người nông dân. • Ông đã viết tác phẩm Tắt đèn. Và tác phẩm lần đầu được đăng trên báo Việt nữ.
  5. 2. Tiểu thuyết xuất hiện đúng thời điểm • Tiếng nói nghệ thuật của Ngô Tất Tố trong Tắt đèn đã hòa cùng với tiếng nói đòi cải cách dân chủ, đấu tranh đòi giải quyết vấn đề đời sống nhân dân của toàn xã hội.
  6. 3. Giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm • Ông chọn viết về nạn sưu thuế và câu chuyện gói gọn trong một vụ thuế để vạch trần hiện thực đầy đau khổ của nhân dân lao động cũng như bày tỏ tình cảm sâu sắc, bênh vực những người nông dân bần cùng bị áp bức bởi bọn cường hào địa chủ thời thực dân nửa phong kiến.
  7. 4. Nghệ thuật • Tắt đèn có cốt truyện rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, tình tiết mạch lạc, hầu như không có cảnh hay nhân vật nào thừa. • Tác phẩm được sự chọn lọc bởi Ngô Tất Tố nhiều tình tiết đặc sắc, biểu thị ý nghĩa điển hình của xã hội nên thu hút người đọc
  8. III. GIÁ TRỊ HIỆN THỰC VÀ NGHỆ THUẬT CỦA TIẾU THUYẾT TẮT ĐÈN: 3.1 Giá trị hiện thực: • Tiểu thuyết Tắt đèn tái hiện chân thực cảnh làng quê Việt Nam ( cảnh làng Đông Xá) • Tác giả đã tố cáo và lên án chế độ sưu thuế đã làm biết bao người phải bán vợ đợ con để trang trải '' món nợ Nhà nước'‘.
  9. • Có thể nói, Tắt đèn là một bức tranh xã hội chân thực, một bản án đanh thép vạch trần bộ mặt thối nát và kết tội chế độ thực dân nửa phong kiến đã áp bức bóc lột, đã bần cùng hóa nhân dân ta.
  10. 3.2 Giá trị nghệ thuật: • Tắt đèn có cốt truyện rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, tình tiết mạch lạc, hầu như không có cảnh hay nhân vật nào thừa, mà tất cả đều tập trung góp phần làm nổi bật chủ đề của tác phẩm. • Tính xung đột, tính bi kịch cuốn hút, hấp dẫn. • Khắc họa thành công các nhân vật chính qua các chi tiết miêu tả ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hành động,
  11. • Nhà tiểu thuyết đã chọn được những tình tiết đặc sắc • Ngôn ngữ từ tự sự đến ngôn ngữ nhân vật đều nhuần nhuyễn, đậm đà. Câu văn xuôi thanh thoát. • Tóm lại, tắt đèn là một thiên tiểu thuyết có luận đè xã hội hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng văn có thể gọi là kiệt tác. (theo Vũ Trọng Phụng).
  12. IV. PHÂN TÍCH NHÂN VẬT CHỊ DẬU: • Chị Dậu tiêu biểu cho số phận của người phụ nữ Việt Nam trước Cách Mạng. • Nhưng chính trong cảnh cực khổ, cùng đường, trong gian truân hoạn nạn, vẻ dẹp tâm hồn của chị Dậu lại càng ngời sáng. • Chi Dậu là người phụ nữ trung hâu, đảm đang, tháo vát, là cột cái của gia đình trong cơn hoạn nạn.
  13. • Chị Dậu là người phụ nữ giàu lòng tự trọng và rất có ý thức về nhân phẩm. • Chị Dậu là người tiềm tàng khả năng phản kháng ngoan cường dũng cảm. • Chị Dậu là nhân vật trung tâm, là linh hồn, là nơi kết tinh giá trị về tư tưởng và nghệ thuật của tiểu thuyết Tắt đèn. Với hình tượng chị Dậu, lần đầu tiên trong văn học Việt Nam có một điển hình nghệ thuật xuất sắc, vừa chân thực, vừa đẹp đẽ, toàn vẹn và giàu sức sống về người phụ nữ nông dân lao động.
  14. V. PHÂN TÍCH NHÂN VẬT NGHỊ QUẾ: • Nghị Quế là điển hình cho tầng lơp địa chủ giàu có mà độc ác ở nông thôn Việt Nam thời Pháp thuộc. • Nghị Quế là một địa chủ rất keo kiệt và bủn xỉn, • Nghị Quế mang bản chất bất nhân, tàn ác của một bộ phận địa chủ ở nông thôn trước Cách mạng.
  15. • Nghị Quế mang bản chất phản động về cả phương diện chính trị lẫn phương diện xã hội của mottj bộ phận địa chủ ở nông thôn trong xã hội cũ. • Hình tượng nhân vật Nghị Quế thể hiện rất rõ thái độ căm ghét, khinh bỉ sâu sắc của Ngô Tất Tố với bọn địa chủ giàu có mà bất nhân, tàn ác. Tạo nên sức mạnh nghệ thuật của hình tượng này là do nhà văn đã nắm vững bản chất nhân vật và miêu tả những chi tiết cụ thể, sinh động để làm nổi bật bản chất đó.