Báo cáo Sáng kiến Phát triển năng lực giao tiếp , năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua sử dụng phương pháp đóng vai và khai thác kênh hình trong dạy học môn Giáo dục công dân (GDCD) ở cấp THCS
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Sáng kiến Phát triển năng lực giao tiếp , năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua sử dụng phương pháp đóng vai và khai thác kênh hình trong dạy học môn Giáo dục công dân (GDCD) ở cấp THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
bao_cao_sang_kien_phat_trien_nang_luc_giao_tiep_nang_luc_gia.docx
Nội dung text: Báo cáo Sáng kiến Phát triển năng lực giao tiếp , năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua sử dụng phương pháp đóng vai và khai thác kênh hình trong dạy học môn Giáo dục công dân (GDCD) ở cấp THCS
- BÁO CÁO SÁNG KIẾN Hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến I. Tên sáng kiến: “Phát triển năng lực giao tiếp , năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua sử dụng phương pháp đóng vai và khai thác kênh hình trong dạy học môn Giáo dục công dân (GDCD) ở cấp THCS” II. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xác định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”. Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội khẳng định: “Tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà trí, đức, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”. Điều này cho thấy việc hình thành và phát triển năng lực cho học sinh (HS) được xem là một trong những yếu tố cơ bản nhất của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay của đất nước ta. Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực người học nhằm tạo ra những con người được phát triển hài hòa về thể chất lẫn tinh thần, có những phẩm chất tốt đẹp và những năng lực chung làm nền tảng cho sự phát triển tiềm năng của mỗi cá nhân. Mục tiêu là quan tâm đến việc học sinh học cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó phải chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành phẩm chất và năng lực cho học sinh. Tuy nhiên, hiện nay việc dạy và học theo định hướng phát triển năng lực còn gặp nhiều bất cập, dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức lý thuyết, phần lớn học sinh phổ thông còn thụ động trong việc học tập, khả năng hợp tác, sáng tạo và năng lực vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tình huống mà thực 1
- tiễn cuộc sống đặt ra còn hạn chế. Để hình thành và phát triển được năng lực và phẩm chất cho người học, mỗi một môn học có vai trò đóng góp không nhỏ, trong đó môn giáo dục công dân (GDCD) là một trong những môn dẫn đầu, luôn giữ vai trò quan trọng, trực tiếp trong việc giáo dục học sinh ý thức và hành vi công dân, phát triển năng lực và phẩm chất con người. Thực tế trên đòi hỏi người giáo viên (GV) GDCD trong nhà trường phổ thông nói chung và chúng tôi nói riêng cần phải tăng cường đổi mới, đặc biệt quan tâm và thực sự nhuần nhuyễn trong việc sử dụng phương pháp, hình thức và kỹ thuật trong dạy học. Lựa chọn phương pháp và kỹ thuật, hình thức dạy học phù hợp, mềm hóa kiến thức, sinh động tiết dạy, từ đó góp phần phát triển năng lực giao tiếp và giải quyết vấn đề (GQVĐ) cho học sinh là một trong những yêu cầu thường xuyên trong các giờ học GDCD tại trường trung học cơ sở. Chính vì vậy, chúng tôi mạnh dạn trình bày một số kinh nghiệm của bản thân đã thực hiện trong thời gian qua với đề tài “Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh sinh thông qua sử dụng phương pháp đóng vai và khai thác kênh hình trong dạy học môn Giáo dục công dân cấp THCS”. III. Mô tả giải pháp kỹ thuật III.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến Để thực hiện đổi mới trong giáo dục, các trường trung học cơ sở (THCS) đã cố gắng đổi mới phương pháp dạy học (PPDH). Qua khảo sát thực tế cho thấy phong trào đổi mới PPDH bước đầu đã thu được nhiều kết quả khả quan. Bên cạnh những giáo viên nghiêm túc, tâm huyết với nghề, năng động, mạnh dạn tìm tòi, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực thì cũng còn một bộ phận không nhỏ giáo viên chưa chịu cải tiến phương pháp dạy học: phương pháp chủ đạo trong dạy học vẫn là diễn giảng, thuyết trình; vẫn còn hiện tượng “đọc - chép” trong các giờ dạy; giáo viên vẫn ôm đồm kiến thức, làm việc quá nhiều mà chưa tạo điều kiện, chưa hướng dẫn và khích lệ học sinh làm việc, hay nói cách khác, học sinh vẫn hoàn toàn thụ động trong quá trình tiếp nhận kiến thức. Môn GDCD là môn học có nhiều cơ hội để phát triển năng lực cho học sinh thông qua các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, thông qua các hoạt 2
- động học tập tích cực. Tất cả các giáo viên đều có ý thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh, quá trình thiết kế bài học, quá trình thực hiện tất cả các giáo viên đều đã sử dụng các phương pháp, kĩ thuật, hoạt động dạy học tích cực để hướng đến mục tiêu này. Việc phát triển năng lực giao tiếp và giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua một số phương pháp dạy học tích cực hầu hết đã được giáo viên có ý thức thực hiện, có những hiểu biết cơ bản và khẳng định đây là cách thức, hoạt động giáo dục mang lại nhiều hiệu quả. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện hiệu quả đạt được là chưa cao như mục tiêu đã đề ra. Cách thức tổ chức các phương pháp, kĩ thuật, hoạt động dạy học tích cực còn tồn tại nhiều hạn chế. Một số giáo viên đều thừa nhận trong quá trình thực hiện họ đều đang rất lúng túng, cách tổ chức còn mang tính hình thức, những năng lực cần hình thành cho học sinh sau mỗi bài học chưa thu được kết quả rõ ràng. Vậy nên, chúng tôi rất quan tâm chú trọng đến việc phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh thông qua các phương pháp dạy học tích cực. * Đối tượng, khách thể khảo sát Khách thể nghiên cứu Số lượng Học sinh 518 Cán bộ giáo viên 32 Chúng tôi tiến hành điều tra thông qua một số phiếu khảo sát (phụ lục 2) cho các đối tượng sau: 518 học sinh và 32 giáo viên và thu được kết quả cụ thể như sau: Bảng 1. Kết quả phiếu điều tra tính cần thiết trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Các câu hỏi khảo sát a. Rất cần thiết b.Cần thiết c. Không cần thiết Thầy (cô) có cho rằng dạy học theo định hướng 68,0% 32,0% 0,0% phát triển năng lực cho học sinh là rất cần thiết 3
- hay không? Theo thầy (cô) năng lực giao tiếp có cần thiết đối 88,0% 12,0% 0% với học sinh THPT hay không? Bảng 2. Kết quả phiếu điều tra xác định các khó khăn khi áp dụng PPDH tích cực trong việc hình thành và phát triển năng lực cho HS. Các khó khăn khi sử dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm Tỉ lệ phát huy năng lực cho học sinh Với học sinh a. Trình độ chưa cao, không đồng đều 26,0% b. Không hứng thú với môn học 37,0% c. Chưa làm quen với hướng tiếp cận này 8,0% d. Chưa tích cực hoạt động 29,0% Với cán bộ giáo a. Chưa có kinh nghiệm, phương pháp 64,0% viên b. Chưa có tài liệu hướng dẫn 36,0% Nội dung a. Chưa gắn với thực tiễn 24,0% chương trình b. Nặng về kiến thức 24,0% c. Không gây hứng thú cho học sinh 25,0% d. Thời gian học còn ít 8,0 % Bảng 3. Kết quả điều tra xác định vai trò của phương pháp đóng vai và khai thác kênh hình trong dạy học. Theo thầy (cô) phương pháp dạy Rất hiệu quả Hiệu quả Không hiệu học đóng vai có mang lại hiệu quả quả trong dạy học nhằm phát huy năng lực giao tiếp cho học sinh? Tỉ lệ % 64,0% 34,0% 2,0% * Kết quả phiếu điều tra việc áp dụng các PPDH tích cực. - Đa số giáo viên cho rằng định hướng phát triển năng lực cho học sinh là rất cần thiết (68%). 4
- - Đa phần giáo viên thấy rằng năng lực giao tiếp rất cần cho học sinh trong học tập cùng như trong cuộc sống (88%). - Tìm hiểu một số khó khăn khi sử dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy năng lực cho học sinh thấy rằng: về phía học sinh đa số không hứng thú với môn học (37%); nhiều giáo viên chưa có kinh nghiệm và phương pháp (64%), nội dung chưa gắn với thực tiễn (27%) và không gây hứng thu với học sinh (25%). - Đa số giáo viên cho rằng phương pháp đóng vai rất có hiệu quả trong phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh (64%). Nhận xét: Từ các số liệu nghiên cứu, ta thấy rằng phần đa giáo viên đã chú trọng hơn trong việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy các năng lực, phẩm chất của người học. Tuy nhiên vì còn chưa có kinh nghiệm và nguồn tài liệu học hỏi còn ít bên cạnh đó sách giáo khoa hiện hành cũng chưa phù hợp cho phương pháp dạy học tích cực được ứng dụng, vì thế việc dạy học còn nhiều hạn chế. Do đó các đề tài sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu ứng dụng sư phạm là một nguồn tài liệu học hỏi quý báu cho các giáo viên, không chỉ ứng dụng cho nội môn mà liên môn cũng rất quan trọng. Việc đúc rút kinh nghiệm và chia sẻ kinh nghiệm cho đồng nghiệp nên được động viên khuyến khích. III.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến *Giải pháp 1. Phát triển năng lực giao tiếp và giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua sử dụng phương pháp đóng vai (PPĐV) trong dạy học môn GDCD cấp THCS Phương pháp đóng vai có những vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD ở trường THCS, tạo hứng thú học tập cho học sinh, nâng cao chất lượng dạy học. Phương pháp đóng vai làm phong phú thêm phương pháp dạy học cho giáo viên, góp phần tích cực vào xu thế đổi mới phương pháp dạy học GDCD ở trường THCS. Phương pháp dạy học là một trong những yếu tố quan trọng và ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Một phương pháp dạy học khoa học, phù hợp sẽ tạo điều kiện để GV và HS phát huy hết khả năng của mình trong việc truyền đạt lĩnh hội kiến thức và phát triển tư 5
- duy, làm thay đổi vai trò của GV, đồng thời tạo nên sự hứng thú, say mê và sáng tạo của HS. Phương pháp đóng vai có khả năng kích thích tư duy sáng tạo của người học (sáng tạo trong giải quyết tình huống, sáng tạo trong xây dựng kịch bản, thể hiện hình tượng nhân vật ). Do vậy phương pháp đóng vai có thể kết hợp với phương pháp thuyết trình để làm cho bài học sinh động, hạn chế nhược điểm và phát huy những ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống. Phương pháp đóng vai giúp học sinh nhận thức sâu sắc hơn nội dung đang học, phát triển trí tuệ và phẩm chất nhân cách cho HS. Ngoài việc cung cấp kiến thức sát với nội dung bài học, đóng vai giúp phát triển khả năng tư duy, sáng tạo của người học, kích thích người học đưa ra nhiều ý tưởng mới cho bài học. Phương pháp đóng vai giúp phát triển kĩ năng thực hành cho học sinh, gắn lí luận với thực tiễn, nhất là đóng vai tình huống. Thông qua đó học sinh thể hiện kĩ năng và phương pháp ứng xử của mình, là cơ hội thể hiện thái độ và tính cách trước đám đông. Phương pháp đóng vai có tác dụng to lớn trong tạo hứng thú và động cơ học tập cho học sinh. Với chủ trương đổi mới phương pháp dạy học là học sinh tích cực chủ động tìm kiếm kiến thức, vì vậy mục tiêu giáo dục sẽ thay đổi theo các bước: Thái độ - Hứng thú - Kĩ năng - Tri thức. Phương pháp đóng vai mang lại hứng thú học tập cho học sinh rèn luyện được năng lực giao tiếp vì trong quá trình đóng vai, học sinh được trao đổi giao lưu với thầy cô, bạn bè, được thể hiện năng khiếu, thể hiện mình trước đám đông hòa mình vào không khí lớp học sôi nổi, thoải mái, thân thiện, hấp dẫn. Hứng thú là nguyên nhân hình thành động cơ học tập cho HS. Phương pháp đóng vai có tác dụng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giải quyết tình huống, kĩ năng thuyết trình. Thông qua đóng vai HS thể hiện nhận thức, thái độ trong tình huống cụ thể và phải có cách ứng xử phù hợp với tình huống đó. Qua các vai diễn, HS bộc lộ khả năng giao tiếp, tự giải quyết vấn đề và xử lí các tình huống trong cuộc sống. HS sẽ tự tin khi đứng trước đám đông và thấy mình cần cố gắng hơn nữa để vai diễn của mình nhận được sự khen ngợi từ mọi người. 6
- Đóng vai là phương pháp tổ chức cho người học thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp dạy học nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà HS quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy. * Phương pháp đóng vai có nhiều ưu điểm: + HS được rèn luyện, thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn, rèn luyện được năng lực giao tiếp, hợp tác và giải quyết vấn đề. + Gây hứng thú và chú ý cho HS + Tạo điều kiện làm phát triển óc sáng tạo của HS. + Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của HS theo hướng tích cực. +Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn. Quy trình dạy học đóng vai trực tiếp diễn ra trong cùng một tiết học. Trong quy trình này, việc lựa chọn nội dung kiến thức, định hình kịch bản, lời thoại, phân vai chuẩn bị, diễn xuất, cho đến thảo luận đóng góp ý kiến, nhận xét, kết luận, rút ra bài học nhận thức, kĩ năng đều diễn ra trong cùng một tiết học. Quy trình này gồm 5 bước: + Bước 1: GV căn cứ vào nội dung kiến thức của bài, giới thiệu tình huống. Chia nhóm và giao tình huống đóng vai cho từng nhóm, quy định rõ thời gian chuẩn bị kịch bản và thời gian thể hiện kịch bản của từng nhóm. + Bước 2: Các nhóm thảo luận, xác định mục tiêu, xây dựng kịch bản và phân vai, thành viên nhóm chuẩn bị nhanh việc thể hiện các vai được phân công và phối hợp với các vai diễn khác trong nhóm để hình thành kịch bản. + Bước 3: Các nhóm thể hiện kịch bản (có thể sáng tạo linh hoạt cả về lời thoại và cách thức, hình thức thể hiện) + Bước 4: GV cùng các thành viên còn lại của lớp cùng quan sát, thảo luận, đánh giá về các vai diễn và đưa ra các câu hỏi phản biện, thảo luận hướng vào nội dung kiến thức liên quan mà việc đóng vai thể hiện hoặc truyền tải, 7
- không quá chú trọng vào năng lực thể hiện các vai diễn. Trong bước này, GV và HS khác có thể phỏng vấn, đặt các câu hỏi cho các vai diễn. + Bước 5: Kết luận và rút ra bài học nhận thức, kĩ năng. Trên cơ sở đánh giá nội dung, ý nghĩa và năng lực thể hiện kịch bản, HS tự rút ra các bài học nhận thức và ứng dụng kĩ năng dưới sự điều hành và vai trò “hướng đạo” của GV. Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy.Trong các phương pháp dạy học tích cực, đóng vai là phương pháp phù hợp với đặc trưng dạy học của môn GDCD, đặc biệt là dạy học phần pháp luật và đạo đức. Đây là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành để trình bày những suy nghĩ, cảm nhận và ứng xử theo một vai giả định. Từ đó giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách đứng từ chỗ đứng, góc nhìn của người trong cuộc, tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được từ vai của mình.Với phương pháp đóng vai học sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong thực tiễn. Đồng thời gây hứng thú và chú ý cho học sinh, tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh, khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo đức và chính trị xã hội. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng phương pháp này GVcần lưu ý về tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề bài học, phù hợp với lứa tuổi, trình độ HS và điều kiện, hoàn cảnh lớp học, không nên quá dài và phức tạp, vượt quá thời gian cho phép, tình huống phải có nhiều cách giải quyết, cần để mở để HS tự tìm cách giải quyết, cách ứng xử phù hợp, không cho trước “kịch bản”, lời thoại. Mỗi tình huống có thể phân công một hoặc nhiều nhóm cùng đóng vai, cần quy định rõ thời gian thảo luận và đóng vai của các nhóm. Trong khi HS thảo luận và chuẩn bị đóng vai, GV nên đi đến từng nhóm lắng nghe và gợi ý, giúp đỡ HS khi cần thiết, nên khích lệ cả học sinh nhút nhát cùng tham gia. 8
- Phương pháp đóng vai có thể áp dụng qua các hoạt động ngoại khóa, hoặc trong kiểm tra đánh giá, tuy nhiên ở đề tài này chúng tôi chỉ trình bày cách thức sử dụng trong bài dạy nội khóa. Qua nghiên cứu và thực nghiệm trong các tiết dạy nội khóa, dựa vào mục đích sử dụng của giáo viên, chúng tôi sử dụng trong các hoạt động của một tiết học theo phát triển năng lực: Khởi động, hình thành kiến thức, luyện tập và vận dụng. * Giải pháp 2: Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học GDCD góp phần phát triển năng lực giao tiếp và giải quyết vấn đề cho học sinh Phương pháp đóng vai ở hoạt động khởi động bài học chủ yếu được tiến hành theo quy trình dạy học đóng vai có sự chuẩn bị trước ở nhà đã trình bày ở trên. Quy trình đóng vai này được bắt đầu từ cuối tiết học của buổi học lần trước cho đến khi kết thúc tiết học của buổi học lần sau hoặc cũng có thể tiến hành theo quy trình chuẩn bị và đóng vai trực tiếp diễn ra trong cùng một tiết học. Với mục tiêu nhằm tạo không khí hứng khởi và nêu vấn đề giáo viên cần lựa chọn tình huống phù hợp. Tình huống phải rất cụ thể; vai đóng càng cụ thể bao nhiêu càng tốt. Các dữ liệu không phải tùy tiện đặt ra mà cần suy nghĩ, cân nhắc để thể hiện rõ mục tiêu học tập; nêu lên được nhiều vấn đề, khía cạnh để học tập. Nếu tiến hành theo quy trình chuẩn bị và đóng vai trực tiếp diễn ra trong cùng một tiết học thì GV nên lựa chọn những tình huống đơn giản để HS có thể xây dựng kịch bản, phân vai, chuẩn bị và diễn một cách dễ dàng, nhanh chóng đảm bảo tiến độ của giờ học. - HS tiến hành đóng vai, GV và các HS khác quan sát. - Thảo luận sau khi đóng vai: Giáo viên có thể đặt ra một số câu hỏi, từ đó dẫn dắt học sinh xác định vấn đề sẽ tìm hiểu ở hoạt động hình thành kiến thức mới. *Ví dụ: Sử dụng PPĐV phần khởi động ở tiết 1 chủ đề tôn trọng sự thật (Bài 4- GDCD 6 Cánh diều) GV có thể đưa ra tình huống sau: Bình, Hưng và Minh cùng đi bọc. Trên đường đi Minh rẽ vào cửa hàng đồ chơi điện tử nên đến lớp muộn, nhưng Minh bảo với cô giáo là bị hỏng xe giữa đường. Nếu em là Bình và Hưng, em sẽ lựa chọn cách ứng xử như thế nào? Vì sao? 9
- *Phương pháp đóng vai được thực hiện theo quy trình chuẩn bị và đóng vai trong cùng tiết học. GV giao tình huống và yêu cầu các nhóm thảo luận và đóng vai thể hiện cách giải quyết của mình. Thời gian chuẩn bị là 2 phút, thời gian diễn 2 phút. Sau khi diễn giáo viên cho học sinh thảo luận và kết luận: Nếu em là Bình và Hưng, em sẽ lựa chọn cách ứng xử là khuyên Minh nên nói thật với cô giáo. Nếu Minh vẫn tiếp tục nói dối thì em trình bày trực tiếp với cô giáo. Nếu không thật sự chú ý lắng nghe, chúng ta sẽ truyền đạt sai thông tin. Vậy tôn trọng sự thật là gì? Biểu hiện của tôn trọng sự thật như thế nào cô và các em sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay. Ví dụ 2: Khởi động bằng phương pháp đóng vai khi dạy bài “Vi phạm pháp luật- trách nhiệm pháp lý” - GDCD 9. - GV đưa ra tình huống: Em và bạn đang vội đi học. Tới ngã tư thấy đèn đỏ nhưng vắng người, em sẽ xử sự như thế nào? Với tình huống này sẽ tiến hành đóng vai theo quy trình chuẩn bị và đóng vai trực tiếp trong cùng một tiết học. GV quy định thời gian chuẩn bị là 2 phút, thời gian diễn 2 phút. Các nhóm sẽ thảo luận xây dựng kich bản đóng vai đưa ra cách xử lý. GV sẽ căn cứ vào phần thể hiện của các nhóm để dẫn dắt học sinh vào nội dung kiến thức sẽ tìm hiểu hôm nay. Chẳng hạn như có nhóm sẽ thể hiện là bạn sẽ dừng lại khi thấy tín hiệu đèn đỏ. Khi đó GV sẽ dẫn dắt việc bạn dừng lại khi thấy đèn đỏ là các bạn đã thực hiện pháp luật. Vậy thực hiện pháp luật là gì bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu. Có thể nói rằng khi sử dụng phương pháp đóng vai trong thiết kế hoạt động khởi động đã làm bầu không khí trong lớp học luôn sôi nổi, hấp dẫn và thu hút người học, hiệu quả mang lại rất rõ rệt. Các em sẽ được trải nghiệm vào các nhân vật được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ của mình trước những vấn đề đặt ra. Khi hóa thân vào nhân vật giúp các em rèn luyện sự linh hoạt trong lời thoại, giao tiếp tốt với các bạn diễn và tự tin thể hiện trước cả lớp. Chính vì vậy với việc sử dụng phương pháp này khi tổ chức hoạt động khởi động chúng tôi đã có những thành công nhất định khi dạy các 10