Báo cáo Sáng kiến Sử dụng tài liệu lịch sử trong dạy học nội dung: " Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam" nhằm tạo hứng thú, tích cực học tập của học sinh lớp 9 trường THCS Phong Huy Lĩnh

docx 17 trang Minh Lan 14/04/2025 350
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Sáng kiến Sử dụng tài liệu lịch sử trong dạy học nội dung: " Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam" nhằm tạo hứng thú, tích cực học tập của học sinh lớp 9 trường THCS Phong Huy Lĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbao_cao_sang_kien_su_dung_tai_lieu_lich_su_trong_day_hoc_noi.docx

Nội dung text: Báo cáo Sáng kiến Sử dụng tài liệu lịch sử trong dạy học nội dung: " Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam" nhằm tạo hứng thú, tích cực học tập của học sinh lớp 9 trường THCS Phong Huy Lĩnh

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------- ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN HIỆU QUẢ ÁP DỤNG, PHẠM VI ẢNH HƯỞNG SÁNG KIẾN Kính gửi: - UBND huyện Đông Hưng - Hội đồng đánh giá, công nhận hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến cấp cơ sở - Tôi ghi tên dưới đây: Họ và tên: Bùi Thị Thảo - tác giả sáng kiến Sử dụng tài liệu lịch sử trong dạy học nội dung: " Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam" nhằm tạo hứng thú, tích cực học tập của học sinh lớp 9 trường THCS Phong Huy Lĩnh Năm sinh: 1990 Nơi thường trú: Đông Kinh – Đông Hưng – Thái Bình Trình độ chuyên môn: Đại học sp Lịch sử Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: THCS Phong Huy Lĩnh Điện thoại: 0389953812 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% - Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Không - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục - Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9 năm 2023 đến tháng 5 năm 2024 - Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị : Trường THCS Phong Huy Lĩnh Địa chỉ: Xã Đông Quan - Huyện Đông Hưng - Tỉnh Thái Bình Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong hồ sơ là trung thực, đánh giá đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đông Quan, ngày 15 tháng 05 năm 2024 Tác giả 1
  2. NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG SKKN ĐCS VN Đảng Cộng sản Việt Nam ĐCS ĐD Đảng Cộng sản Đông Dương GV Gíao viên HS Học sinh LSDT Lịch sử dân tộc NXB Nhà xuất bản PPDH Phương pháp dạy học SGK Sách giáo khoa THCS Trung học cơ sở TLLS Tài liệu lịch sử TLTK Tài liệu tham khảo 2
  3. BÁO CÁO SÁNG KIẾN Hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến I. Tên sáng kiến: Sử dụng tài liệu lịch sử trong dạy học nội dung: " Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam" nhằm tạo hứng thú, tích cực học tập của học sinh lớp 9 trường THCS Phong Huy Lĩnh” II. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến: Trong xu thế hội nhập thế giới hiện nay, việc giữ gìn bản sắc văn hóa, giáo dục truyền thống tốt đẹp cuả dân tộc cho thế hệ trẻ được chú trọng. Khi bàn về công tác giáo dục, Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã nêu rõ sự cần thiết phải “ lựa chọn những nội dung có tính cơ bản, hiện đại. Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức và nhân văn, lịch sử dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc; ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước..”. Lịch sử là một trong những môn học có ưu thế với việc giáo dục tư tưởng đạo đức cho thế hệ trẻ. Giáo dục lịch sử ở trường phổ thông giúp học sinh nắm được bức tranh lịch sử quá khứ của dân tộc, thế giới khiến các em thêm yêu mến quê hương, đất nước mình. Trân trọng những thành quả của cha ông, từ đó hình thành lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, định hướng tốt cho tương lai, tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Vì vậy lịch sử phải góp phần mình vào việc đào tạo thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu của đất nước. Môn lịch sử có ưu thế đặc trưng là tính quá khứ. Vì vậy, muốn tìm hiểu lịch sử phải thông qua nhiều nguồn tài liệu khác nhau để khôi phục bức tranh quá khứ gần nhất với nó vốn có, trong đó không thể thiếu tài liệu lịch sử.TLLS là một bằng chứng chân thực về lịch sử, nó minh họa, giải thích, soi sáng hàng loạt các sự kiện, hiện tượng lịch sử dân tộc. Đó chính là cơ sở để hình thành, bổ sung, củng cố tri thức và niềm tin cho HS. Mặt khác, trong dạy học lịch sử, việc tái tạo một một cách khách quan, chân xác các sự kiện lịch sử trở thành yêu cầu cấp thiết. Công việc này được tiến hành trên nhiều nguồn tài liệu, trong đó không thể thiếu được tài liệu lịch sử. 3
  4. Xuất phát từ thực tiễn tại trường THCS Phong Huy Lĩnh, có thể khẳng định rằng việc sử dụng TLLS trong dạy học THCS là hết sức cần thiết, có ý nghĩa lớn nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Bởi vì, sử dụng tài liệu lịch sử trong dạy học giúp học sinh có cơ hội tiếp cận với những nguồn tài liệu đáng tin cậy, giàu tính thuyết phục. Qua đó góp phần nhận thức đầy đủ, đúng đắn về quan điểm, đường lối cách mạng của Đảng, về sự phát triển của lịch sử dân tộc qua mỗi thời kì đấu tranh cách mạng. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng việc sử dụng TLLS trong dạy học ở trường PT hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. GV chưa thực sự quan tâm, ít đầu tư thời gian, công sức để sưu tầm, lựa chọn tài liệu cần thiết để sử dụng Nếu có sử dụng cũng chỉ dừng ở mức độ minh họa, làm rõ thêm các sự kiện chứ chưa xem đây là nguồn kiến thức cần phải có trong mỗi bài giảng. Vì vậy, việc sử dụng chưa nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn lịch sử. Nguyên nhân của tình hình đó có nhiều; song chủ yếu là do GV chưa xem việc sử dụng TLLS trong dạy học là cần thiết, còn lúng túng trong xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, thời lượng và mức độ vận dụng vào việc dạy học từng bài cụ thể. Vì vậy, khi sử dụng TLLS sẽ khó tận dụng được sự phong phú, đa dạng của TLLS. Vấn đề đặt ra là phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các nội dung dạy học. Đây là một yêu cầu cần chú ý trong dạy học LSDT hiện nay.Trong những năm gần đây, ngành GDVN đang tiến hành đổi mới PPDH ở trường phổ thông nhưng chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục đề ra. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng yếu kém của giáo dục nói chung, giáo dục lịch sử nói riêng là do “ chậm đổi mới về cơ cấu, hệ thống, mục tiêu, nội dung và phương pháp”. Vì vậy, sử dụng TLLS hợp lý sẽ góp phần đổi mới nội dung và PPDH lịch sử hiện nay. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: Sử dụng tài liệu lịch sử trong dạy học nội dung: " Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam" nhằm tạo hứng thú, tích cực học tập của học sinh lớp 9 trường THCS Phong Huy Lĩnh (chương trình chuẩn) nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường THCS và xác định nguyên tắc, biện pháp sư phạm trong nghiên cứu và giảng dạy lịch sử hiện nay. III. Mô tả giải pháp kỹ thuật 4
  5. III.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến GIẢI PHÁP 1: Sử dụng Tài liệu lịch sử tổ chức cho học sinh nghiên cứu kiến thức mới. Sự ra đời của ĐCSVN giữ một vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. Nội dung chương trình, SGK đòi hỏi GV khi giảng dạy phải sử dụng nhiều loại TLTK, trong đó không thể thiếu TLLS, nhằm làm cho giờ học thêm sinh động và phong phú hơn. Đặc biệt trong thời gian gần đây, các giờ học lịch sử còn nhàm chán, chưa tạo hứng thú cho học sinh. Khai thác tốt nội dung của bài học này có tác dụng to lớn trong việc giáo dục đạo đức, tạo tiền đề cho HS hiểu được chủ trương đường lối của Đảng trong các giai đoạn sau. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử cho HS hiện nay. Nghiên cứu kiến thức mới là yếu tố chủ yếu của quá trình dạy học ở trường PT. Nội dung của nó là những kiến thức cơ bản, mà HS cần nắm vững để hiểu rõ LSDT hay lịch sử thế giới trong một giai đoạn nhất định, trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Nó được xây dựng trên cơ sở kết hợp việc trình bày của GV với hỏi và trả lời giữa GV với HS, giữa các HS với nhau và những hoạt động độc lập của HS khi tiếp nhận các nguồn kiến thức. Công việc này có tác dụng tích cực hóa việc lĩnh hội tái tạo, cũng như hoạt động sáng tạo của HS, thông qua việc đặt ra và giải quyết bài tập nhận thức. Ví dụ: Khi daỵ học Bài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ra đời SGK chia thành III mục kiến thức, tương đối cơ bản tập trung ở mục I nhiều hơn nên cần dành nhiều thời gian hơn. Dạy học bài này, GV có thể thiết kế và khai thác được nhiều hình ảnh lịch sử. Kiến thức cần đạt Hoạt động dạy - học của thầy, trò I. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930). ( HS tự nghiên cứu ở nhà) 1. Hội nghị thành lập ĐCSVN Hoạt động 1 a. Hoàn cảnh GV: Giới thiệu về hoàn cảnh nước ta năm 1929 - Cuối năm 1929, nước ta có 3 tổ và tính cấp thiết phải thống nhất các tổ chức chức cộng sản ra đời, nhưng lại cộng sản 5
  6. hoạt động riêng rẽ, gây ảnh Từ tháng 10/1929 Hội đồng Ban bí thư Bộ hưởng đến phong trào. Phương Đông thuộc Ban chấp hành QTCS đã - NAQ nhận chỉ thị của Quốc tế họp bàn, thảo luận tình hình Đông Dương và đi cộng sản, trở về Cửu Long ( tới khẳng định : “ Việc thành lập Đảng cộng Hương Cảng) để thống nhất các sản Đông Dương càng trở nên cấp thiết do tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Hội những mâu thuẫn giữa Đông Dương và xứ nghị diễn ra ngày 6/1/1930, do thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc Pháp . câu NAQ chủ trì. trích này khẳng định yêu cầu thành lập Đảng cộng sản ở Việt Nam. Tiếp đó, học sinh có thể đọc thêm bức “ Thư của QTCS gửi các nhóm cộng sản ở ĐD về vấn đề thành lập Đảng cộng sản Đông Dương” (27/10/1929). Thư đã phê phan gay gắt hiện tượng chia rẽ, bè phái trong các tổ chức cộng sản ở nơi này và nhấn mạnh: “ b. Nội dung Đảng cộng sản Đông Dương phải được thành - NAQ phê phán những quan lập bằng cách tập hợp tất cả những phần tử thật điểm sai lầm của các tổ chức cộng sự là cộng sản của tất cả các nhóm cộng sản” sản. [1998, ĐCSVN.tr 614] - Hội nghị đã thảo luận và nhất trí Vai trò của NAQ trong việc thống nhất các tổ thống nhất các đảng cộng sản chức cộng sản. thành một đảng duy nhất lấy tên GV có thể tường thuật khung cảnh của Hội là ĐCSVN. nghị thành lập Đảng: Đó là những ngày cuối - Hội nghị thông qua Chính năm rất lạnh ở Hương Cảng, NAQ chủ trì hội cương, Sách lược vắn tắt của nghị, tham dự gồm có 2 đại biểu của Đông Đảng do NAQ khởi thảo. Cương Dương Cộng sản đảng, 2 đại biểu của An Nam lĩnh đã chỉ rõ: Cộng sản đảng( Đông Dương Cộng sản liên + Đường lối cách mạng: tiến hành đoạn ở trong nước không sang kịp, ngày tư sản dân quyền cách mạng và 24/2/1930 chính thức gia nhập ĐCSVN). Các 6
  7. thổ địa cách mạng, tiến tới xã hội đại biểu đã nhất trí các đề xuất của NAQ. cộng sản. HS theo dõi và ghi bài. + Nhiệm vụ chiến lược: Đánh đổ Hoạt động 2 đế quốc Pháp, bọn phong kiến và GV: trình bày các nội dung của Hội nghị thành tư sản phản động, xây dựng nước lập Đảng, sau đó yêu cầu HS trình bày nội dung Việt Nam độc lập, tự do lập chính và ý nghĩa Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã tìm quyền công nông, quân đội công hiểu ở nhà theo mẫu sau: nông, tịch thu ruộng đất của bọn 1. Nội dung đế quốc và bọn phản cách mạng - Đường lối chiến lược .. chia cho dân nghèo. - Nhiệm vụ cách mạng .. + Lực lượng cách mạng: công- - Lực lượng cách mạng......... nông, tiểu tư sản trí thức; phú - Lực lượng lãnh đạo . nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản - Mối quan hệ của cách mạng Việt Nam thì lợi dụng hoặc trung lập. đối với phong trào cách mạng thế +Lãnh đạo cách mạng là Đảng giới Cộng sản. - Ý nghĩa + Cách mạng Việt Nam có mối GV: Nhận xét, đưa ra thông tin phản hồi về quan hệ khăng khit với cách mạng nội dung những tài liệu lịch sử liên quan đến thế giới. phần tìm hiểu của các em. c. Ý nghĩa lịch sử của sự thành Về ý nghĩa lịch sử của Chính cương vắn tắt, lập Đảng. Sách lược vắn tắt, GV cần nhấn mạnh: Đó là - ĐCSVN ra đời là kết quả của cuộc Cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết sáng tạo, kết hợp dân tộc và vấn đề giai cấp, liệt của nhân dân ta. độc lập và tự do là cốt lõi của cương lĩnh. - Đảng ra đời là sự kết hợp giữa ba Hoạt động 3. yếu tố: chủ nghĩa Mác- Lênin, phong GV: hướng dẫn HS tìm hiểu về ý nghĩa sự ra trào công nhân và phong traò yêu đời của ĐCSVN, theo các ý trong SGK, nước. thông qua các câu hỏi gợi mở sau: 7
  8. - Đánh dấu bước ngoặt lớn của cách - Đảng ra đời trong bối cảnh cách mạng mạng Việt Nam, là sự chuẩn bị tất nước ta như thế nào? yếu có tính chất quyết định cho - Vì sao nói Đảng ra đời là kết quả sự sàng những thắng lợi sau này của cách lọc nghiêm khắc của lịch sử? mạng Việt Nam - Đảng ra đời sẽ ảnh hưởng đến cách mạng nước ta như thế nào? HS. Theo dõi bài giảng và trả lời câu hỏi. GV. Nhận xét và làm rõ thêm vai trò của giai cấp công nhân, bằng TLLS. : “ Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vĩ đại vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam, nó chứng tỏ giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức định lãnh đạo cách mạng” ( Hồ Chí Minh Tuyển tập 2 (1980), NXB Sự thật, HN, tr152). Việc sử dụng TLLS tổ chức cho HS nghiên cứu kiến thức mới là hết sức cần thiết. Đây là công việc đòi hỏi GV quan tâm để nâng cao hiệu quả bài học. GIẢI PHÁP 2: Sử dụng TLLS để tạo tình huống, nêu bài tập nhận thức. Tạo tình huống, nêu bài tập nhận thức là hoạt động quan trọng trong quá trình dạy học. Trong đó, GV gợi mở cho HS những câu hỏi đi sâu vào bản chất của sự kiện, hiện tượng nhằm giúp HS lĩnh hội những kiến thức căn bản, là cơ sở để đi từ “ biết” đến “hiểu” kiến thức. Từ đó giúp các em phát huy tính tích cực, chủ động trong tiếp nhận tri thức khoa học. Có thể tiến hành hệ thống bài tập nhận thức, nhằm phát triển tư duy HS trong học tập lịch sử nói chung và sử dụng TLLS trong dạy học “ Sự ra đời của ĐCSVN” nói riêng. Hiện nay, GV dạy lịch sử ở các trường THCS chưa có quan niệm đầy đủ về sự cần thiết của hệ thông bài tập nhận thức trong học tập bộ môn (thậm chí có người còn cho rằng không có bài tập trong học tập lịch sử). Đây là một quan niệm không đúng, vì “ hệ thống bài tập nhận thức đề cập đến những vấn đề mà học sinh cần nắm để không phục 8
  9. hình ảnh quá khứ và chủ yếu đi sâu vào nội dung bản chất sự kiện”. Để xây dựng bài tập nhận thức trong việc sử dụng TLLS khi dạy học về “ Sự ra đời của ĐCSVN” cần phải xác lập sự kiện quan trọng và câu hỏi độc lập suy nghĩ sáng tạo. Cụ thể là: GV gợi mở vấn đề: “Tại sao khi mới thành lập, Đảng ta lấy tên là ĐCSVN?” Câu hỏi đặt ra được trả lời trên cơ sở HS theo dõi SGK, dựa vào lời giải thích của NAQ: “ĐCS VN ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt của nhân dân Việt Nam, là sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử trên con đường đấu tranh trong mấy thập kỉ đầu của thế kỉ XX”. Để từ đó giúp HS nhận thức được rằng: NAQ đã vận dụng sáng tạo những nguyên lý, học thuyết Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ, nhất là làm rõ mối quan hệ giữa hai giai đoạn cách mạng ở Việt Nam; giải quyết mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ; sự cô lập, phân hóa kẻ thù chứ không máy móc, rập khuôn, giáo điều. Điều này thể hiện rõ trong những tài liệu mà Người soạn thảo và thông qua tại Hội nghị này. Bên cạnh đó có thể lý giải thêm vấn đề này thông qua TLLS (tài liệu của Hồ Chí Minh) : “ Cái từ Đông Dương rất rộng và theo nguyên lý của chủ nghĩa Lênin, vấn đề dân tộc là một vấn đề nghiêm túc, người ta không thể bắt các dân tộc gia nhập Đảng làm như thể trái với nguyên lý, chủ nghĩa Lênin. Còn cái từ An Nam thì hẹp, vì An Nam chỉ là miền Trung của nước Việt Nam mà thôi và nước ta có ba miền: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ. Từ đó từ Việt Nam hợp cả với ba miền mà không trái với chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc”. Việc sử dụng TLLS để tạo tình huống, nêu bài tập nhận thức là một công việc quan trọng, không thể thiếu trong hoạt động dạy học lịch sử. Nó góp phần nâng cao khả năng độc lập, tìm tòi, suy nghĩ để tìm ra những kiến thức mới. GIẢI PHÁP 3 Hướng dẫn học sinh sử dụng đối với phân tích, giải thích. Giải thích được sử dụng trong việc tìm hiểu bản chất, ý nghĩa của những hiện tượng phức tạp, những khái niệm, các quy luật, nhằm làm cho HS có quan điểm khoa học về sự phát triển của xã hội loài người, về những mối liên hệ nhân quả giữa các hiện tượng. Gỉai thích phù hợp với trình độ và yêu cầu học tập lịch sử ở trường THCS, góp phần vào phát triển tư duy lí luận của HS 9
  10. Việc sử dụng TLLS vào giải thích, phân tích nhằm làm sáng tỏ vấn đề, giúp các em có cái nhìn toàn diện, đúng đắn về một hiện tượng lịch sử nhất định. Khi dạy về ý nghĩa của sự ra đời của ĐCSVN, GV nêu nhận xét đầu tiên: ĐCSVN ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt ở Việt Nam, là kết quả sự lựa chọn nghiêm khắc của lịch sử. Tại sao lại như vậy? Lý giải điều này, trước tiên GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu những hạn chế cơ bản của phong trào đấu tranh ở nước ta trước khi Đảng ra đời. Với những gợi ý của GV, HS sẽ nhớ lại kiến thức. Hạn chế đó là: thiếu một đường lối cách mạng đúng đắn và một giai cấp lãnh đạo tiên tiến; phong trào thiếu sự liên kết trên phạm vi cả nước, dễ bị đàn áp. Từ đó GV khẳng định: ĐCSVN ra đời đã khắc phục những hạn chế của phong trào đấu tranh trong thời kì trước, là cơ sở cho mọi thắng lợi của cách mạng trong giai đoạn tới, và nêu ý nghĩa cụ thể của sự kiện trọng đại này. Đây là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, dẫu còn sơ lược song đã xác định rõ con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam. Đó là đường lối độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội,nó được coi như “ sợi chỉ đỏ” xuyên suốt tiến trình đấu tranh cách mạng kể khi Đảng ra đời, cho đến những giai đoạn phát triển sau này. Nhận thức đúng quan điểm đúng đắn này định hướng cho học sinh hiểu rõ ý nghiã, tác động của TLLS đối với sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Đồng thời các em có thêm cơ sở để nhận thức rằng, sự ra đời của ĐCSVN là một bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam; nó chấm dứt thời kì khủng hoảng kéo dài về giai cấp lãnh đạo cách mạng, là sự chuẩn bị tất yếu, có ý nghĩa quyết định đối với những thắng lợi cách mạng Việt Nam sau này. Về điều này, HS tìm thấy trong bài viết của Hồ Chí Minh khi Người khẳng định : “ Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vĩ đại vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam, nó chứng tỏ giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng”. GIẢI PHÁP 4 Sử dụng TLLS để cụ thể hóa kiến thức. TLLS có ưu thế để cụ thể hóa kiến thức, giúp HS nắm được nội dung cơ bản của vấn đề. Đó cũng là cơ sở khoa học giúp HS tin vào sự tồn tại là có thật của sự kiện lịch sử đã diễn ra mà các em không thể chứng kiến. 10