Báo cáo SKKN Biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ lớp Mẫu giáo ghép 3-4 tuổi - Tô Thị Thân

pptx 20 trang baigiangchuan 30/11/2023 2790
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo SKKN Biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ lớp Mẫu giáo ghép 3-4 tuổi - Tô Thị Thân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbao_cao_skkn_bien_phap_giao_duc_ve_sinh_ca_nhan_cho_tre_lop.pptx

Nội dung text: Báo cáo SKKN Biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ lớp Mẫu giáo ghép 3-4 tuổi - Tô Thị Thân

  1. Biện pháp Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ lớp mẫu giáo ghép 3 -4 tuổi Họ và tên: Tô Thị Thân Chức vụ: Giáo viên Đơn vị : Trường Mầm non Yên Phong
  2. 1. Mục đích yêu cầu Con người sức khỏe là vốn quí nhất, có sức khỏe là có thể làm được tất cả mọi công việc . Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để có một sức khỏe tốt, ngoài những yếu tố về dinh dưỡng, thể dục thể thao, tinh thần thoải mái , môi trường sống trong sạch thì việc vệ sinh hàng ngày đóng một vai trò vô cùng quan trọng Nhưng đối với trẻ mầm non ở lứa tuổi này trẻ con yếu, chậm vì vậy việc giáo dục ý thức vệ sinh cá nhân cho trẻ là hoàn toàn phụ thuộc vào cô giáo nhằm giúp trẻ khỏe mạnh và có thói quen vệ sinh hàng ngày cho trẻ mầm non là hết sức cần thiết, vệ sinh cho trẻ là phòng tránh được bệnh tật, tăng cường sức khỏe hình thành những kỹ năng sống cơ bản đầu tiên, nhờ có sức khỏe mà giúp trẻ phát triển về đức, trí, thể, mĩ. Biện pháp thực hiên sẽ giúp cho các em Thứ nhất: Trẻ hiểu Thứ 3: Trẻ có nề nếp Thứ 2: Hình thành được tầm quan trong thực hành các kĩ các kĩ năng vệ sinh của việc vệ sinh cá năng vệ sinh cá nhân cá nhân cho trẻ nhân mọi lúc mọi nơi
  3. Căn cứ thông tư số28 /2016-TT-BGD&ĐT ngày31 tháng 12 năm 2016 sửa Cơ sở đổi bổ sung ban hành về chương trình giáo dục mầm non của bộ Giáo dục lí luận và đào tạo quy định rõ gồm có hai phần là nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục. 2. Lí do - Được sự quan tâm, ủng hộ giúp đỡ của Ban giám hiệu và các đồng nghiệp lựa trong trường và sự giúp đỡ của một phần không nhỏ các bậc phụ huynh. - Nhà trường đã trang bị đầy đủ các đồ dùng cá nhân như khăn mặt cho chọn từng cháu, có bình nước, có đủ cốc uống nước, xà phòng, có vòi máng nước rửa tay cho trẻ, tranh tuyên truyền về vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân. biện - Đa số cháu đi học cả ngày, ăn tại trường nên tạo điều kiện thuận lợi cho phá việc giáo dục những kỹ năng vệ sinh và hành vi văn minh p Cơ sở - Phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc vệ sinh cá nhân cho trẻ - Công tác tuyên tuyền đến các bậc phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn do thực phụ huynh đi làm ăn xa ít được ở nhà chăm sóc trẻ tiễn - Tranh ảnh tuyên truyền về vệ sinh còn ít . - Phương tiện đồ dùng cá nhân còn sơ sài.
  4. 3. Nội dung biện pháp thực hiện 3. 1: Cung cấp kiến 3. 3 :Tạo thức và rèn 3. 4: Tăng 3. 2: Giáo cho trẻ thói luyện kĩ cường sự dục vệ sinh quen vệ sinh năng thực phối hợp lồng vào các sạch sẽ ở hành thao giữa gia hoạt động mọi lúc, mọi tác chăm đình , nhà giáo dục nơi , mọi sóc vệ sinh trường hoạt động: cá nhân cho trẻ.
  5. 3. 1: Cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng thực hành thao tác chăm sóc vệ sinh cá nhân cho trẻ. - Tầm quan trọng của biện pháp: Việc rèn các thói quen vệ sinh hàng ngày cho trẻ cần được thực hiện theo đúng quy trình nhất định để tạo cho trẻ có nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân sạch sẽ. - Áp dụng: Tôi hướng dẫn trẻ các thao tác rửa tay, rửa mặt, nhiều lần yêu cầu trẻ thao tác nhiều lần và về nhà phải tự biết rửa nhờ vậy trẻ lớp tôi có được thói quen và cách rửa tay, rửa mặt đúng thao tác vệ sinh trẻ biết rửa tay rửa mặt khi bẩn, biết tự sửa sang lại quần, áo, đầu tóc gọn gàng hơn nhiều Đầu năm học tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc rèn kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ.Vì vậy tôi đã lập kế hoạch phải rèn cho trẻ có kỹ năng vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên. - Hàng ngày tôi luôn trò chuyện, động viên, nhắc nhở trẻ luôn phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ thì sức khỏe tốt. Tôi thường đưa ra cho trẻ những câu hỏi để trẻ tự suy nghĩ trả lời. VD: Trước khi ăn các con phải làm gì?. Tại sao lại phải rửa tay?. Sau khi đi vệ sinh phải làm gì?. Vì sao?. Khi trời nóng bức mồ hôi ra nhiều, chiều tối chúng mình phải làm gì?. Tại sao lại phải làm việc đó?. Để không bị sâu răng thì chúng ta phải như thế nào? Nên đánh răng vào lúc nào trong ngày ?. - Hướng dẫn trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định
  6. 3. 1: Cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng thực hành thao tác chăm sóc vệ sinh cá nhân cho trẻ. - Kết quả: Sau một thời gian kiên trì rèn nếp vệ sinh cá nhân trẻ lớp tôi có nếp vệ sinh rất tốt, cô không phải nhắc trẻ tự vệ sinh khi cần thiết. Vì vậy trẻ rất sạch sẽ, gọn gàng từ lúc đến trường cho đến khi ra về.
  7. 3. 2: Giáo dục vệ sinh lồng vào các hoạt động giáo dục - Tầm quan trọng của biện pháp: Do đặc điểm tâm lý của trẻ là chóng nhớ nhưng rất mau quên,bên cạnh đó còn phải hình thành cho trẻ nhớ lâu và nhớ chính xác. Do vậy đòi hỏi người giáo viên không những phải thực hiện đầy đủ vệ sinh cho trẻ trong chương trình mà còn phải biết kết hợp dạy trẻ các hoạt động khác. - Áp dụng: Ngoaì các hoạt động vệ sinh chính ra, khi dạy các hoạt động khác tôi cũng kết hợp lồng ghép để trẻ nhớ lâu Ví dụ: Qua hoạt động có chủ đích : Khám phá khoa học “Tìm hiểu về cơ thể bé” tôi lồng ghép giáo duc về sinh qua câu chuyện “Tại ai”. Cụ thể như sau, cứ đầu tuần tôi đều đưa ra tiêu chuẩn bé ngoan ,sau đó tôi trò chuyện về ngày nghỉ, căn cứ vào kế hoạch tôi đã lựa chọn những bài thơ, câu truyện có nội dung phù hợp để dạy cho trẻ đọc. Lúc đầu rất khó khăn do lớp có nhiều trẻ tiếp thu chậm, lúng túng trong khi thực hiện khi thì rửa lòng bàn tay trước khi thì rửa mu bàn tay, khi thì cổ tay. Ban đầu tôi cho trẻ học đọc các bước rửa tay theo cô sau đó mô phỏng lại cách rửa trên tay khi trẻ tương đôí nhớ, tôi mới cho trẻ thực hiện dưới vòi nước.
  8. 3. 2: Giáo dục vệ sinh lồng vào các hoạt động giáo dục Những lúc đó tôi thường cho trẻ đọc bài thơ “ Rửa tay” Đồng thời tôi kết hợp vẽ các qui trình rửa tay. Rửa tay “Miếng xà phòng nho nhỏ. Em xát lên bàn tay. Nước mát đây trong vắt. Em rửa đôi bàn tay. Khăn mặt đây thơm phức Em lau khô bàn tay. Đôi bàn tay be bé. Nay rửa sạch xinh xinh. Tất cả lớp chúng mình Cùng giơ tay vỗ vỗ. “ Chính vì trẻ được đọc thơ xong giúp trẻ nhớ lâu các thao tác và thành thạo, khi trẻ rửa mặt xong tôi ngâm khăn vào xà phòng và giặt phơi khô để ngày hôm sau trẻ thực hiện. Do trẻ được thực hiện thường xuyên nên trẻ nhớ được ký hiệu riêng khăn của mình. Với chủ đề Gia đình trong giờ âm nhạc, kết hợp vừa dạy hát vừa giáo dục vệ sinh cho trẻ. Ví dụ: Qua bài hát “Chiếc khăn tay” nhạc và lời : Văn Tấn. Tôi giáo dục :” Chiếc khăn mẹ may cho bạn, bạn rất yêu quý
  9. 3. 2: Giáo dục vệ sinh lồng vào các hoạt động giáo dục - Kết qủa: Trẻ không chỉ nhớ được bài thơ câu chuyện mà qua những bài học đó trẻ có ýthức hơn trong việc vệ sinh cá nhân.
  10. 3. 3 :Tạo cho trẻ thói quen vệ sinh sạch sẽ ở mọi lúc, mọi nơi , mọi hoạt động: - Tầm quan trọng của biện pháp: Đặc thù của trẻ MN là “Học mà chơi, chơi mà học”.Để tạo cho trẻ một thói quen luôn giữ gìn vệ sinh môi trường lớp cũng như vệ sinh các nhân sạch sẽ ,tôi luôn nhắc nhở động viên trẻ ở mọi lúc mọi nơi như hoạt động ngoài trời hay lồng ghép vào các tiết dạy để trẻ có được thói quen biết giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ ở trường cũng như ở nhà . - Áp dụng: Qua các giờ sinh hoạt chiều, nêu gương cuối ngày, tôi thường xuyên chú trọng và đưa tiêu chí thi đua: “Học giỏi, chăm ngoan, vâng lời cô, yêu thương bạn và giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ ”. Được các bạn trong lớp bầu chọn và nhất trí thì sẽ được cắm cờ. Tôi đã tạo môi trường vệ sinh trong lớp như: Vẽ những hình ảnh về chăm sóc - giáo dục vệ sinh, quy trình rửa tay, rửa mặt, đánh răng vui ngộ nghĩnh ở khu vực trẻ làm vệ sinh cá nhân. Tôi luôn giáo dục trẻ thông qua các hoạt động:
  11. 3. 3 :Tạo cho trẻ thói quen vệ sinh sạch sẽ ở mọi lúc, mọi nơi , mọi hoạt động: VD: Qua hoạt động lễ hội nhắc trẻ xếp gọn gàng đồ dùng cá nhân khi tham gia hoạt động không vứt rác bừa bãi, không ăn quà vặt trong hàng,biết cất gọn ghế sau hoạt động VD: Trong giờ thể dục sáng cô có thể dạy trẻ tập với bài thể dục Rửa tay để trẻ vừa được phát triển thể chất và nhớ được 6 bước rửa tay . VD: Trong giờ ngủ trẻ biết rửa tay, mặt mũi và đi vệ sinh trước khi đi ngủ, sau khi ngủ dậy trẻ biết cất gọn gối đúng nơi quy định
  12. 3. 3 :Tạo cho trẻ thói quen vệ sinh sạch sẽ ở mọi lúc, mọi nơi , mọi hoạt động: - Kết quả: Với việc rèn cho trẻ thói quen vệ sinh ở mọi lúc, mọi nơi tôi thấy trong các hoạt động trẻ lớp tôi đã có ýthức giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ như : Nhìn thấy lá rụng tự nhặt bỏ vào thùng rác, nhìn thấy vỏ hộp sửa của các em nhà trẻ vứt chạy ra nhặt bỏ vào thùng rác không cần cô phải nhắc nhở.
  13. 3. 4: Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình , nhà trường - Tầm quan trọng của biện pháp: Để hoàn thành tốt công tác chăm sóc và giáo dục vệ sinh cho trẻ thì cần có sự phối hợp và hỗ trợ giữa gia đình và nhà trường. Thực hiện tốt sự phối hợp đó tôi đã mạnh dạn và chia sẽ suy nghĩ với phụ huynh về tầm quan trọng của việc chăm sóc giáo dục vệ sinh cho trẻ, để từ đó phụ huynh có nhận thức đúng đắn và xác định vai trò của mình trong việc chăm sóc giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ. Chính vì vậy tôi thường tuyên truyền đến phụ huynh bằng các hình thức sau: - Áp dụng: Đầu tiên là không cho trẻ mang quà đến lớp, nên đánh răng vào buổi tối trước khi đi ngủ, ăn cơm xong xúc miêng nước muối, cắt móng tay, thường xuyên trao đổi với các bậc phụ huynh để cùng thống nhất cách rửa tay, rửa mặt ở lớp cũng như ở nhà nên rửa tay bằng xà phòng, rửa tay dưới vòi nước sạch. Trao đổi gặp riêng với bậc phụ huynh nào có cháu thường xuyên ăn mặc chưa gọn gàng, mặt mũi nhem nhuốc như ở lớp tôi có cháu Trung, Châm,
  14. 3. 4: Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình , nhà trường Tôi đưa ra một vài minh chứng về tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh cá nhân đối với sức khoẻ của con người đặc biệt là với trẻ. Trẻ còn non nớt, sức đề kháng chưa cao. Tôi đưa một số hình ảnh về trẻ bị chân, tay, miệng và cho phụ huynh biết bệnh đó nguyên nhân chính là do vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ. Vì vậy nếu giữ vệ sinh sạch sẽ hàng ngày thì có thể tránh được 90% nguy cơ mắc bệnh. Tuyên truyền với các bậc phụ huynh cho trẻ đi khám bệnh theo đinh kỳ, tiêm đầy đủ cân đo hàng tháng để kịp thời phòng và điều trị như ở lớp tôi có cháu Trang, Quân, Bình bị sâu răng tôi gặp riêng các phụ huynh đó động viên trẻ cho trẻ đi khám răng và chữa sâu răng
  15. 3. 4: Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình , nhà trường - Kết quả: Từ việc kết hợp với các bậc phụ huynh tôi nhận thấy trẻ đã có nhiều thay đổi hơn trong việc vệ sinh hàng ngày. Đã biết ăn mặc sạch sẽ, quần áo gọn gàng đến lớp, biết giữ gìn vệ sinh ở lớp cũng như ở nhà, biết đánh răng, rửa mặt đúng cách. Biết đi vệ sinh đúng nơi qui định và không còn tình trạng trẻ đến lớp mà đầu tóc rối bù, mặt mũi nhem nhuốc nữa. - 100% phụ huynh được tuyên truyền và có kiến thức, kĩ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ. - Trong học kì qua tại trường và tại lớp chúng tôi phụ trách không xảy ra dịch bệnh liên quan đến vấn đề vệ sinh. - Qua khám sức khỏe của trẻ tỷ lệ trẻ mắc các bệnh về mắt, răng, miệng, da giảm rõ rệt.
  16. 3. Kết quả Qua một năm học áp dụng nội dung yêu cầu và các biện pháp rèn luyện thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ lớp ghép 3-4 tuổi, nhìn chung cuối năm học các cháu đã hình thành những thói quen vệ sinh một cách khả quan. Đa số các cháu đã thực hiện được những kỹ năng như: Tự rửa mặt, rửa tay, chải đầu, thay quần áo sử dụng thành thạo dụng cụ vệ sinh. Kết quả STT Nội dung đánh giá Tháng 8/2019 Tháng 12/2019 Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % 1 - Trẻ có thói quen rửa tay, rửa mặt hàng ngày 4/23 17% 20/23 86% 2 - Có thói quen đi vệ sinh đúng nơi quy định 6/23 26% 23/23 100% 3 - Trẻ có thói quen nề nếp rửa tay trước khi ăn 3/23 13% 20/23 86% và sau khi đi vệ sinh 4 - Trẻ biết rửa tay, mặt theo đúng quy trình 5/23 22% 18/23 78% 5 - Biết giữ gìn vệ sinh trường lớp 6/23 26% 20/23 86%
  17. 5. Đánh giá chung (Kết luận)
  18. Xin chân thành cảm ơn các đồng chí đã chú ý lắng nghe!