Chuyên đề Một số biện pháp nâng cao chất lượng bài thực hành trang trí ứng dụng cho HS lớp 9 trường THCS Thanh Tương

ppt 10 trang phanha23b 23/03/2022 5950
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Một số biện pháp nâng cao chất lượng bài thực hành trang trí ứng dụng cho HS lớp 9 trường THCS Thanh Tương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptchuyen_de_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_bai_thuc_hanh.ppt

Nội dung text: Chuyên đề Một số biện pháp nâng cao chất lượng bài thực hành trang trí ứng dụng cho HS lớp 9 trường THCS Thanh Tương

  1. CHUYÊN ĐỀ
  2. Tên chuyên đề: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng bài thực hành trang trí ứng dụng cho HS lớp 9 trường THCS Thanh Tương”
  3. Mặt hạn chế: Nhà trường thiếu đồ dùng phục vụ cho môn học, chưa có phòng học Mĩ thuật riêng nên giờ học Mĩ thuật phải học tập trung trên lớp, đây là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em rất nhiều, chưa phát huy được vai trò tối ưu của đặc thù môn học, cũng như khai thác, sử dụng các thiết bị và đồ dùng dạy học trong dạy học Mỹ thuật. Nhiều học sinh coi môn mĩ thuật là môn học phụ, chưa có ý thức chuẩn bị đồ dùng học tập, lười suy nghĩ, chép theo hình mẫu có sẵn.
  4. Thực trạng ban đầu: - Qua quá trình giảng dạy các tiết trang trí ứng dụng tôi nhận thấy: - Không khí lớp học trầm, các em chưa sôi nổi. - Học sinh ít được làm việc nhóm, khả năng phối hợp giữa các thành viên trong nhóm kém. - Tất cả các bài vẽ đều đi theo quy trình là vẽ hình trước vẽ màu sau. - Sản phẩm được tạo ra chưa phong phú về kiểu dáng và chưa đặc biệt về màu sắc, đặc biệt nhiều học sinh lười suy nghĩ chép sẵn hình trong sách giáo khoa. Liên kết
  5. Biện pháp: Phân môn vẽ trang trí trong trường THCS được chia là 2 loại: Trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng theo cấp độ tăng dần từ dễ đến khó (Từ lớp 6 đến lớp 9). Tuy nhiên các bài học mới dừng lại ở mức học sinh hoàn thành bài. Để khơi dậy cho học sinh khả năng làm việc theo nhóm, năng động, sáng tạo trong giờ học trang trí ứng dụng, đòi hỏi người giáo viên cần phải thực sự say mê giảng dạy, sáng tạo và tạo cho học sinh sự lôi cuốn, đam mê trong giờ học mỹ thuật.
  6. Giáo viên phải biết cách khơi gợi óc sáng tạo, truyền cảm hứng cho học sinh bằng cách trong các bài dạy giáo viên có thể hướng dẫn trực tiếp, hoặc cho học sinh xem tranh ảnh, video hướng dẫn làm đồ vật ứng dụng dựa trên kiến thức bài học để học sinh thấy hứng thú và nghĩ rằng mình cũng có thể làm được và thậm chí có thể làm tốt hơn, hay hơn. Vì vậy tôi mạnh dạn hướng dẫn học sinh làm bài thực hành trang trí ứng dụng từ các đồ phế liệu sẵn có như: giấy màu, giấy báo, hộp sữa, bao tải, túi nilon .với mong muốn học sinh có thể tạo ra sản phẩm mang tính ứng dụng cao, rèn luyện cho học sinh ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.
  7. * Quy trình thực hiện tiết dạy cụ thể: - Ví dụ: Tiết 15+16 – Bài 15: Tạo dáng và trang trí thời trang. Để giờ dạy vẽ trang trí đạt kết quả cao thì việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho tiết học sau là rất quan trọng và cần thiết. - Sau khi kết thúc tiết học trước, giáo viên dặn dò, chia nhóm, yêu cầu các nhóm chuẩn bị đồ dùng để làm bài thực hành. - Đồ dùng chuẩn bị gồm: + Các loại giấy màu, bìa cứng, giấy báo, túi nilon, bao tải . + Keo dán, băng dính, kim chỉ, kéo .
  8. + Tiết thực hiện làm bài thực hành + Bước 1: Kiểm tra đồ dùng, sự chuẩn bị của các nhóm + Bước 2: GV giới thiệu tranh ảnh trang phục được làm từ các đồ phế liệu để tạo hứng thú cho học sinh. + Bước 3: Học sinh làm việc theo nhóm - Để giờ thực hành đạt kết quả cao giáo viên phải bố trí chỗ ngồi của các nhóm để học sinh phát huy tối đa khả năng hoạt động nhóm, giáo viên có thể đi lại quan sát, hỗ trợ các nhóm hoạt động một cách dễ dàng. - Giáo viên hướng dẫn, khuyến khích, động viên học sinh làm bài theo ý tưởng sáng tạo của nhóm. + Bước 4: Thuyết trình về sản phẩm. - Cử đại diện thuyết minh ý tưởng thiết kế. - Các nhóm còn lại nhận xét, đánh giá bài của nhóm khác. + Bước 5: Giáo viên nhận xét chung giờ thực hành. - Phát động học sinh làm các sản phẩm trang trí ứng dụng từ các đồ tái chế để trưng bày sản phẩm vào giờ học sau.
  9. Dự kiến kết quả đạt được - Lớp học sôi nổi hơn, học sinh phát triển các kỹ năng thẩm mĩ. Học sinh hứng thú hơn với môn học. - Sản phẩm mà các em học sinh tạo ra phong phú hơn về kiểu dáng độc đáo hơn về màu sắc mang đậm đặc trưng riêng, cá tính riêng của các em. - Học sinh tích cực tìm tòi, sáng tạo, linh hoạt, có ý thức tự tạo cho mình một sản phẩm độc đáo để sử dụng (làm lấy bìa lịch để treo, làm mặt nạ, làm bìa sách, trang trí thời khoá biểu hoặc vẽ trên đĩa treo tường ) - Thúc đẩy khả năng tập trung của học sinh, tạo học sinh các cơ hội học tập cùng nhau. Học sinh hoạt động nhóm nhiều và hiệu quả hơn. Thông qua đó tạo được tinh thần đoàn kết, tác phong làm việc theo nhóm tốt hơn - Tạo ra một diễn đàn để học sinh thảo luận và giải quyết vấn đề. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn học sinh là trung tâm.
  10. Thông qua thực hành giúp cho tư duy các em phát triển. Việc giảng dạy Mĩ thuật nhằm phát hiện năng khiếu, nuôi dưỡng nhân tài để chuẩn bị cho các em sau này trưởng thành sẽ giúp ích cho xã hội. Ngoài ra còn tạo điều kiện cho các em học tốt các môn học khác. Đồng thời rèn luyện đức tính cần cù, chịu khó, cẩn thận. Giáo dục cho học sinh biết yêu mến, trân trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống Mĩ thuật của dân tộc, biết giữ gìn và bảo vệ môi trường.