Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Trần Hoàng Phúc

pptx 9 trang phanha23b 21/03/2022 6880
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Trần Hoàng Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxde_cuong_on_tap_hoc_ki_2_mon_giao_duc_cong_dan_lop_6_tran_ho.pptx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Trần Hoàng Phúc

  1. Câu 1: Nêu nội dung 4 nhóm quyền cơ bản của trẻ em ĐÁP ÁN: ✓ Nhóm quyền sống còn: là quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe. ✓ Nhóm quyền bảo vệ: quyền nhằm bảo vệ trẻ khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bóc lột và xâm hại. ✓ Nhóm quyền phát triển: quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển toàn diện như được học tập, vui chơi, tham gia hoạt động văn hóa ✓ Nhóm quyền tham gia: được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình.
  2. Câu 2: Em hãy kể các loại biển báo giao thông và ý nghĩa của từng loại biển báo. Nêu những việc em đã thực hiện tốt để góp phần giữ gìn trật tự ATGT? ĐÁP ÁN: ➢ Biển báo cấm: Hình tròn, nền trắng có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều cấm. ➢ Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác đều,nền màu vàng có viền vẽ màu đen thể hiện điều nguy hiểm cần đề phòng. ➢ Biển báo lệnh: Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng nhằm báo điều phải thi hành.
  3. Câu 3: Đối với mỗi người việc học tập quan trong như thế nào? Trách nhiệm của nhà nước đối với vấn đề học tập nhu thế nào? ĐÁP ÁN: ❑ Tầm quan trọng của học tập ❖ Việc học tập đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. ❖ Có học tập chúng ta mới có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. ❑ Trách nhiệm của nhà nước ❖ Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. ❖ Tạo điều kiện để ai cũng được học hành. ❖ Mở mang hệ thống trường lớp. ❖ Miễn học phí cho học sinh Tiểu học. ❖ Giúp đỡ trẻ em khó khăn.
  4. Câu 4: Em hãy nêu quyền và nghĩa vụ học tập của công dân? ĐÁP ÁN: Quyền học tập • Học không hạn chế. • Có thể học bất cứ ngành nghề nào mình yêu thích. • Có thể học bằng nhiều hình thức và học suốt đời. Nghĩa vụ học tập • Bắt buộc hoàn thành chương trình tiểu học. • Gia đình tạo điều kiện cho con em mình hoàn thành nghĩa vụ học tập .
  5. Câu 5: Thế nào là công dân ? Quốc tịch là gì ? Nêu mối quan hệ giữa công dân và Nhà nước ? ĐÁP ÁN: o Công dân là người dân của một nước. o Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và công dân nước đó. Công dân nước CHXHCN Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. o Mối quan hệ giữa công dân và nhà nước là: Công dân Việt Nam có quyền và nghĩa vụ đối với nước CHXHCN Việt Nam, nhà nước CHXHCN Việt Nam bảo vệ và đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
  6. Câu 6: An mải chơi quên mất hai bài tập phải nộp cho cô sáng nay. Đã đến giờ học, trời lại mưa, bài lại chưa làm xong Ngại quá ! An làm nũng với mẹ: “Mẹ ơi ! Con nhức đầu lắm. Mẹ xin phép cô cho con nghỉ học đi !” a.Em có nhận xét gì về việc thực hiện nghĩa vụ học tập của An ? b.Em có lời khuyên gì cho An trong trường hợp trên? ĐÁP ÁN: a. An đã không thực hiện tốt nghĩa vụ học tập của mình, thể hiện qua việc An đã không hoàn thành nhiệm vụ cô đề ra. Ngoài ra An còn thiếu trung thực khi nói dối mẹ để không đi học. b. An nên nói thật với mẹ và đến lớp xin lỗi cô. Quan trọng hơn là An phải sửa chữa và luôn nhớ hoàn thành nhiệm vụ cô đã giao.
  7. Câu 7: Mai là học sinh lớp 6. Hằng ngày, Mai phải đi bộ từ nhà đến trường. Con đường này thường vắng vẻ và thỉnh thoảng em gặp một nhóm con trai lớn hơn em. Nhóm này thường trêu chọc, giật tóc và đụng chạm vào người Mai. Cách ứng xử nào đúng và giải thích vì sao? a. Hà mắng và còn cãi nhau với đám con trai. b. Hà sợ hãi không dám đi học nữa. c. Hà không có phản ứng gì và không dám nói cho bố mẹ biết vì sợ bố mẹ không cho đi học nữa. d. Hà tỏ thái độ phản đối nhóm con trai và báo cho cha mẹ, thầy cô giáo biết. ĐÁP ÁN: Cách ứng xử D là đúng nhất. Đó là cách tự bảo vệ mình khỏi bị xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm và giúp ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật của nhóm con trai.