Đề kiểm tra cuối học kì 2 năm học 2022-2023 môn Tin Học Lớp 7 - Trường THCS Trọng Quan (Có đáp án)

pdf 6 trang Minh Lan 15/04/2025 50
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 2 năm học 2022-2023 môn Tin Học Lớp 7 - Trường THCS Trọng Quan (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_nam_hoc_2022_2023_mon_tin_hoc_lop.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 2 năm học 2022-2023 môn Tin Học Lớp 7 - Trường THCS Trọng Quan (Có đáp án)

  1. Trường THCS Trọng Quan Thứ 7, 20/05/2023 | 14:22 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKII tin 7 PGD&ĐT HUYỆN ĐÔNG HƯNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKII TRƯỜNG THCS TRỌNG QUAN MÔN TIN HỌC 7 NĂM HỌC: 2022 – 2023 ĐỀ SỐ 1 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Trong PowerPoint, nhận ra được cách nào sau đây không là cách chèn hình ảnh vào trang chiếu? A. Select Insert / Pictures. B. Chọn Insert/Online Pictures. C. Sử dụng lệnh Copy và Paste. D. Chọn Design, sau đó chọn mẫu trong Themes. Câu 2: Chỉ ra được để tạo được bài trình chiếu hiệu quả em nên làm gì? A. Sử dụng mẫu bố trí hợp lí, bố cục trang chiếu rõ ràng. B. Trình bày nội dung đơn giản, ngắn gọn. C. Sử dụng hiệu ứng động chọn lọc và hợp lí. D. Tất cả các điều trên. Câu 3: Nêu được hiệu ứng động là gì? A. Hiệu ứng động là cách thức và thời điểm xuất hiện của các trang chiếu và các đối tượng trên trang chiếu khi trình chiếu. B. Hiệu ứng động là giúp cho bài trình chiếu trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. C. Hiệu ứng động thu hút sự chú ý của người xem và tạo hiệu
  2. quả tốt tỏng việc truyền đạt thông tin. D. Hiệu ứng động là được sử dụng một cách chọn lọc giúp tăng hiệu quả cho nội dung và tạo ấn tượng cho người xem. Câu 4: Diễn tả được hoạt động của thuật toán tìm kiếm tuần tự. A. Tìm trên danh sách đã sắp xếp, bắt đầu từ đầu danh sách, chừng nào chưa tìm thấy hoặc chưa tìm hết thì còn tìm tiếp B. Tìm trên danh sách đã sắp xếp, bắt đầu từ giữa danh sách, chừng nào chưa tìm thấy hoặc chưa tìm hết thì còn tìm tiếp. C. Tìm trên danh sách bất kì, bắt đầu từ giữa danh sách, chừng nào thấy hoặc chưa tìm hết thì còn tìm tiếp. D. Tìm trên danh sách bất kì, bắt đầu từ đầu danh sách, chừng nào chưa tìm thấy hoặc chưa tìm hết thì còn tìm tiếp. Câu 5: Phân tích được thuật toán tìm kiếm tuần tự cần bao nhiêu bước để tìm thấy số 7 trong danh sách [1, 4, 8, 7, 10, 28]? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 6: Thực hiện thuật toán tìm kiếm tuần tự để tìm số 10 trong danh sách [2, 6, 8, 4, 10, 12]. Hiểu được đầu ra của thuật toán là? A. Thông báo “Không tìm thấy”. B. Thông báo “Tìm thấy”. C. Thông báo “Tìm thấy”, giá trị cần tìm tại vị trí thứ 5 của danh sách. D. Thông báo “Tìm thấy”, giá trị cần tìm tại vị trí thứ 6 của danh sách. Câu 7: Nêu được điều gì xảy ra khi thuật toán tìm kiếm nhị phần không tìm thấy giá trị cần tìm trong danh sách A. Tiếp tục tìm kiếm và không bao giờ kết thúc B. Thông báo Tìm thấy và tiến tiếp xem còn phần tử nào khác nữa không. C. Thông báo Tìm thấy và kết thúc D. Thông báo "Không tìm thấy và kết thúc Câu 8: Chọn câu diễn tả đúng hoạt động của thuật toán tìm kiếm nhị phân A. Tìm trên danh sách đã sắp xếp, bắt đầu từ đầu danh sách,
  3. chừng nào chưa tìm thấy hoặc chưa tìm hết thì còn tìm tiếp. B. Tiến trên danh sách đã sắp xếp, bắt đầu từ giữa danh sách, chừng nào chưa tìm thấy hoặc chưa tìm hết thì còn tìm tiếp. C. Tìm trên danh sách bất kì, bắt đầu từ giữa danh sách, chừng nào chưa tìm thấy hoặc chưa tím hết thì còn tìm tiếp. D. Tiến trên danh sách bất kì, bắt đầu từ đầu danh sách, chứng nào chưa tìm thấy hoặc chưa tim hết thì còn tìm tiếp. Câu 9: Phân tích được thuật toán tìm kiếm nhị phân cần thực hiện bao nhiêu bước lặp để thông báo không tìm thấy số 15 trong danh sách [3, 5, 7, 11, 12, 25]? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 10: Dùng thuật toán sắp xếp nổi bọt để sắp xếp một dãy số tăng dần. Mỗi vòng lặp sẽ duyệt các phần tử từ cuối danh sách đến đầu danh sách. Kết thúc vòng lặp thứ nhất, phần tử đầu tiên sẽ có giá trị: A. Nhỏ nhất trong dãy số. B. Lớn nhất trong dãy số. C. Không thay đổi. D. Bằng giá trị của phần tử liền trước. Câu 11: Thuật toán sắp xếp nổi chọn xét từng vị trí phần tử từ: A. Đầu đến cuối B. Cuối đến đầu C. Giữa đến đầu D. Giữa đến cuối Câu 12: Chỉ ra phương án sai. Ý nghĩa của việc chia bài toán thành bài toán nhỏ hơn là: A. Giúp công việc đơn giản hơn. B. Giúp công việc dễ giải quyết hơn. C. Làm cho công việc trở nên phức tạp hơn. D. Giúp bài toán trở nên dễ hiểu hơn. Câu 13: Cho dãy số: 15, 1, 31, 9, 78, 42. Nếu sử dụng thuật toán sắp xếp nổi bọt để sắp xếp dãy trên tăng dần thì sau bao nhiêu lượt đổi chỗ thì thuật toán kết thúc?
  4. A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 14: Cho dãy số sau: 15, 20, 10, 18. Bạn Minh sử dụng thuật toán sắp xếp nổi bọt để sắp xếp dãy số tăng dần. Mỗi vòng lặp sẽ duyệt từ phần tử cuối đến phần tử đầu tiên. Em hãy chọn phương án mô tả đúng dãy số sắp xếp sau mỗi vòng lặp. A. 15, 20, 10, 18 → 10, 15, 18, 20 → 10, 15, 18, 20 B. 15, 20, 10, 18 → 10, 20, 15, 18 → 10, 15, 20, 18 → 10, 15, 18, 20. C. 15, 20, 10, 18 → 15, 10, 20, 18 → 10, 15, 18, 20. D. 15, 20, 10, 18 → 10, 15, 20, 18 → 10, 15, 18, 20 II. PHẦN TỰ LUẬN – THỰC HÀNH Câu 15: Cho danh sách học sinh sau đây: Em hãy tạo bảng liệt kê các bước thực hiện thuật toán tìm kiếm tuần tự để tìm học sinh sinh vào tháng Một. Câu 16: Thực hành tạo bài trình chiếu gồm 3 trang chiếu với nội dung sau: (1đ) Trang 1: Dự án trường học xanh Trang 2: Chèn hình ảnh (có thể ảnh bất kì) Trang 3: Nhập nội dung như hình
  5. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKII MÔN TIN HỌC 7 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu12345678910 11 12 13 14 Đáp DDAACCDBCAAC CB án *Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0.5 điểm II. PHẦN TỰ LUẬN - THỰC HÀNH Câu Nội dung hỏi Câu Lần lặp Họ và tên HS Có đúng HS Có đúng là đã hết 15 sinh vào tháng 1 danh sách không? (1 1 Nguyễn Ngọc Kim Sai Sai điểm) An 2 Trần Hồng Anh Sai Sai 3 Lê Trần Quốc Bảo Sai Sai 4 Trần Lê Quốc BảoĐúng Sai 5 Phạm Khánh Bình SaiĐúng Câu * Yêu cầu: Lưu bài với tên và lớp của mình tong ổ D, thư mục khối 7 16 (vd: bai thi-nguyenminh-7a1) (0,5đ) (2đ) Định dạng phông chữ, cỡ chữ, màu chữ đẹp, phù hợp (0,5đ) Đủ trang nội dung (0,5đ) Tạo các hiệu ứng và trình chiếu bài(0,5đ) Tác giả:Trường THCS Trọng Quan