Đề kiểm tra giữa học kì II năm học 2022-2023 môn Ngữ Văn Lớp 9 - Trường THCS Quang Dương (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II năm học 2022-2023 môn Ngữ Văn Lớp 9 - Trường THCS Quang Dương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
de_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_nam_hoc_2022_2023_mon_ngu_van_lop.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II năm học 2022-2023 môn Ngữ Văn Lớp 9 - Trường THCS Quang Dương (Có đáp án)
- PHÒNG GD & ĐT ĐÔNG HƯNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II TRƯỜNG THCS QUANG DƯƠNG MÔN NGỮ VĂN 9 Nội dung Mức độ cần đạt Tổng số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao I. Đọc -Hiểu Phương - Phép liên kết Ngữ liệu: thức biểu - Sự hình thành Ngoài SGK đạt lòng nhân ái. - Thông điệp Số câu 1 3 4 Tổng Số 0.5 2.5 3 điểm Tỉ lệ 5% 25% 30% II.Tạo lập văn - Vận dụng viết bản đoạn văn nghị Câu 1: Đoạn luận 200 chữ về văn nghị luận lòng nhân ái. 200 chữ Số câu 1 1 Số điểm 2.0 2 Tỉ lệ 20% 20% Câu 2. Nghị - Vận dụng viết luận văn học: bài văn nghị Nghị luận về luận về tác một tác phẩm phẩm văn học. thơ Số câu 1 1 Tổng Số 5 5 diểm Tỉ lệ 50% 50 Số câu 1 3 2 6 Tổng Số 0.5 2.5 7 10 điểm Tỉ lệ 5% 25% 70% 100%
- PHÒNG GD&ĐT ĐÔNG HƯNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS QUANG DƯƠNG NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: NGỮ VĂN 9 (Thời gian: 120 phút) PHẦN I: ĐỌC –HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “ Lòng nhân ái không phải tự sinh ra con người đã có. Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất hàng đầu, là văn hóa của mỗi một con người. Lòng nhân ái có được là do sự góp công của mỗi gia đình và nhà trường tạo lập cho các em thông qua các hoạt động trải nghiệm rèn luyện, học tập, sẻ chia, “đau với nỗi đau của người khác” Và lòng nhân ái của các em Trường Quốc Tế Global đã được hình thành như thế... Lòng nhân ái là một phần quan trọng trong mục tiêu giáo dục toàn diện của trường GIS và thực tế, lòng nhân ái rất cần trong đời sống, đó là nét văn hóa, là cốt cách của mỗi con người. Các hoạt động từ thiện đã và đang diễn ra tại Trường Quốc tế Global đã góp phần giúp các em học sinh xây dựng tính cộng đồng, tinh thần trách nhiệm, sẻ chia với mọi người và giúp người khi khó khăn hoạn nạn, phát triển toàn diện tri thức và đạo đức để trở thành những công dân ưu tú, có ích cho xã hội, gìn giữ được bản sắc văn hóa Việt Nam.” (Trích Dạy trẻ lòng nhân ái ở trường quốc tế Global - Theo Dân trí - ngày 14/2/2015) Câu 1 (0.5 điểm): Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là gì? Câu 2 (0.5 điểm): Chỉ ra phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất. Câu 3 (1.0 điểm): Lòng nhân ái của các em Trường Quốc Tế Global được hình thành như thế nào? Câu 4 (1.0 điểm): Đoạn trích trên gửi đến chúng ta thông điệp gì? PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung đoạn trích phần Đọc-hiểu, em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về lòng nhân ái. Câu 2 (5.0 điểm): Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân (Theo Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 2) HẾT
- HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Phần Câu Nội dung cần đạt Điểm 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0.5 2 Phép liên kết: Phép lặp “ Lòng nhân ái”, phép nối “ và” 0.5 3 Lòng nhân ái của các em Trường Quốc tế Global đã được hình thành 1.0 là: Do sự góp công của mỗi gia đình và nhà trường tạo lập cho các em thông qua các hoạt động trải nghiệm rèn luyện, học tập, sẻ chia, I. “đau với nỗi đau của người khác” ĐỌC 4 - Thông điệp của đoạn trích là: Hãy đùm bọc, sẻ chia, cảm thông trước 1.0 HIỂU những khó khăn của con người trong cuộc sống, a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn. 0.25 b. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn. Có thể viết đoạn văn theo định hướng sau: 1. Giải thích: Lòng nhân ái là gì? 0.25 - Là thứ tình cảm thiêng liêng, là sự tôn trọng, yêu thương, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau giữa con người và con người . 2. Biểu hiện của lòng nhân ái: + Quan tâm đến những người xung quanh. 0.25 + Chia sẻ, cảm thông với những nỗi đau của người khác. 1 3. Bàn bạc, mở rộng vấn đề - Tại sao chúng ta phải có lòng nhân ái? 0.5 + Bởi vì nó thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta. + Khi thể hiện tình yêu thương, nó mang đến cho chúng ta suy nghĩ, dư âm ngọt ngào và bình yên trong tâm hồn. + Là thước đo để đánh giá phẩm chất, đạo đức một con người. + Lòng nhân ái có khả năng giúp đỡ con người qua cơn khốn khó, mang đến cho họ suối nguồn của tình thương con người. II. + Lòng nhân ái còn giúp cho những con người đang lầm đường lỡ TẠO bước quay lại với con đường chân chính. LẬP + Yêu thương thật sự đem lại hạnh phúc cho mọi người không chỉ VĂN riêng ta mà là cả nhân loại. BẢN -Dẫn chứng: Nêu ra những con người thể hiện sự yêu thương trong xã hội mà người học biết (thông qua sách báo, truyền hình, ). 4. Phản đề - Phê phán những con người chỉ biết bản thân mình, có hành động coi thường, khinh rẻ những người có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn. Nhưng cũng cần chú ý có những người lợi dụng lòng nhân ái của mọi người. 5. Bài học nhận thức và hành động. - Lòng nhân ái là phẩm chất đạo đức cần thiết của con người. 0.25 - Cần mở rộng tấm lòng của mình ra xung quanh cuộc sống để thấy rằng xung quanh ta còn có rất nhiều người cần giúp đỡ. c. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới 0.25 mẻ về vấn đề nghị luận.
- d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt 0.25 câu. a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận. Có đầy đủ bố cục 3 0.25 phần: MB,TB,KB. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. 0.25 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp, sắp xếp 4.0 các luận điểm theo một trình tự hợp lí, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: 1. Giới thiệu tác giả,tác phẩm 0.5 + Viễn Phương (1928 - 2005) là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. + Bài thơ Viếng lăng Bác được sáng tác năm 1976 khi Viễn 2 Phương được vinh dự cùng đoàn đại biểu miền Nam ra thủ đô Hà Nội viếng lăng Bác sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất và lăng Bác vừa được hoàn thành. => Hai khổ thơ đầu đã bộc lộ cảm xúc của nhà thơ khi ở ngoài lăng. 2. Cảm nhận về hai khổ thơ đầu Khổ 1: Cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác 3.0 * “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” => Lời tự giới thiệu như lời tâm tình nhẹ nhàng. 1.5 + Cách xưng hô “con - Bác” thân thương, gần gũi, diễn tả tâm trạng xúc động của người con ra thăm cha sau bao nhiêu năm xa cách. + “Con” ở đây cũng là cả miền Nam, là tất cả tấm lòng của đồng bào Nam Bộ đang hướng về Bác, hướng về vị cha già kính yêu của dân tộc với một niềm xúc động lớn lao. + Nhà thơ sử dụng từ “thăm” thay cho từ “viếng” một cách tinh tế -> Cách nói giảm, nói tránh nhằm làm giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát. => Bác đã mãi mãi ra đi nhưng hình ảnh của Người vẫn còn mãi trong trái tim nhân dân miền Nam, trong lòng dân tộc. * Cảnh quan quanh lăng Bác: "...Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng." + Hình ảnh hàng tre • -Trong màn sương trắng, hình ảnh gây ấn tượng nhất đối với tác giả là hàng tre. • -Từ “hàng tre” được điệp lại hai lần trong khổ thơ gợi lên vẻ đẹp đẽ vô cùng của nó. • Phép nhân hóa trong dòng thơ: “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” giúp hình ảnh hàng tre hiện lên càng thêm đẹp đẽ vô cùng. => Hình ảnh hàng tre là hình ảnh thực hết sức thân thuộc và gần gũi của làng quê, đất nước Việt Nam, bên cạnh đó còn là một biểu tượng con người, dân tộc Việt Nam kiên trung bất khuất. + Thành ngữ “bão táp mưa sa” nhằm chỉ những khó khăn thử thách
- của lịch sử dân tộc tộc. + Dáng “đứng thẳng hàng” là tinh thần đoàn kết đấu tranh, chiến đấu anh hùng, không bao giờ khuất phục của một dân tộc tuy nhỏ bé nhưng vô cùng mạnh mẽ. => Niềm xúc động và tự hào về đất nước, dân tộc, con người Nam Bộ, những cảm xúc chân thành, thiêng liêng của nhà thơ và cũng là của nhân dân đối với Bác kính yêu. Khổ 2: Cảm xúc của nhà thơ trước dòng người vào lăng * Hình ảnh vĩ đại khi bước đến gần lăng Bác: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ + Cụm từ chỉ thời gian “ngày ngày” được lặp lại như muốn diễn tả hiện thực đang vận chuyển của thiên nhiên, vạn vật mà sự vận chuyển của mặt trời là một điển hình. + Hình ảnh "mặt trời" •“mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực : mặt trời thiên tạo, là 1.5 nguồn sáng của vũ trụ, gợi ra sự kì vĩ, sự bất tử, vĩnh hằng. Mặt trời là nguồn cội của sự sống và ánh sáng. •“mặt trời trong lăng” là một ẩn dụ sáng tạo và độc đáo : hình ảnh của Bác Hồ vĩ đại. Giống như “mặt trời”, Bác Hồ cũng là nguồn ánh sáng, nguồn sức mạnh của dân tộc ta. *Hình ảnh dòng người đang tuần tự tiến vào thăm lăng Bác: Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân. +Điệp từ “ Ngày ngày” được nhắc đi nhắc lại chỉ sự di chuyển của dòng người ngày này qua ngày khác vẫn đều đặn vào lăng viếng Bác. + Tác giả đã liên tưởng đó là “tràng hoa” được kết từ dòng người đang tuần tự, trang nghiêm bước vào viếng lăng, như đang dâng hương hoa lòng thơm ngát lên Bác kính yêu. + Hình ảnh “Bảy mươi chín mùa xuân” là hình ảnh hoán dụ để chỉ số tuổi của Bác- 79 mùa xuân Bác dành cho non sông đất nước Việt Nam. Từ đó nhắc nhở chúng ta về sự hi sinh của Người. => Sự tôn kính, lòng biết ơn sâu sắc và nỗi tiếc thương vô hạn của muôn dân đối với Bác. 3. Đánh giá + Nghệ thuật: Đoạn thơ được sử dụng kết hợp hình ảnh thực với hình ảnh sáng tạo, đẹp đẽ cùng các phép tu từ như ẩn dụ, hoán dụ vừa quen thuộc, vừa gần gũi, vừa sâu sắc, có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm, tạo nên niềm đồng cảm sâu sắc trong lòng người đọc. + Nội dung: Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ nói riêng và mọi người nói chung khi đến thăm lăng 0.5 Bác. d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, thể hiện được những suy nghĩ riêng 0.25 về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt 0.25
- * Lưu ý: Giáo viên cần linh hoạt trong quá trình chấm bài của học sinh. Trân trọng những bài làm theo cách riêng nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu cơ bản. HẾT
- PHÊ DUYỆT HIỆU TRƯỞNG TỔ TRƯỞNG KHXH GIÁO VIÊN BỘ MÔN Phạm Thị Dung Nguyễn Thị Nhài Phạm Thị Hường