Đề kiểm tra học kỳ II môn Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7 năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 4 trang Minh Lan 13/04/2025 220
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7 năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_nam_hoc_20.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7 năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7 (Thời gian làm bài 90 phút) Đề 1 I. TRẮC NGIỆM (4,0 điểm). Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau: Câu 1. Cơ quan chính thực hiện quá trình quang hợp ở thực vật là: A. Rễ cây. B. Thân cây. C. Hoa. D. Lá cây. Câu 2. Những yếu tố chủ yếu trong môi trường ảnh hưởng đến quang hợp của cây xanh là: A. Nước, ánh sáng, nhiệt độ. B. Nước, ánh sáng, khí cacbon dioxide, nhiệt độ. C. Nước, khí cacbon dioxide, nhiệt độ. D. Nước, ánh sáng, khí oxygen, nhiệt độ. Câu 3. Ở động vật đa bào, hệ cơ quan phụ trách việc vận chuyển các chất trong cơ thể là: A. Hệ tuần hoàn B. Hệ bài tiết C. Hệ hô hấp D.Hệ nội tiết Câu 4. Chiều đường sức từ của một thanh nam châm cho ta biết: A. Chiều chuyển động của thanh nam châm. B. Chiều của từ trường Trái Đất. C. Chiều từ cực từ nam sang cực từ bắc. D. Tên các cực từ của nam châm. Câu 5. Theo quy ước, cực từ của Trái đất ở gần cực Bắc địa lí của Trái đất là: A. Cực từ tây. B. Cực từ bắc. C. Cực từ đông D. Cực từ nam Câu 6. Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm: A. Oxygen, nước và năng lượng B. Nước, chất hữu cơ và năng lượng C. Cacbon dioxied , nước và năng lượng D. Nước, cacbon dioxied và chất hữu cơ Câu 7. Hai tế bào tạo thành khí khổng ở lá cây có hình dạng gì? A. Hình hạt đậu B. Hình yên ngựa C. Hình lõm 2 mặt D. Hình thoi Câu 8. Ở thực vật có hai loại mô phân sinh là: A. Mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên. B. Mô phân sinh cành và mô phân sinh rễ. C. Mô phân sinh lá và mô phân sinh thân. D. Mô phân sinh ngọn và mô phân sinh rễ. Câu 9. Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và muối khoáng chủ yếu qua: A. Miền chóp rễ. B. Miền sinh trưởng. C. Miền lông hút. D. Miền phát triển. Câu 10. Hoạt động có vai trò giúp sinh vật thích nghi với những sự thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển là: A. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng B. Cảm ứng C. Sinh trưởng và phát triển D. Sinh sản Câu 11. Hiện tượng nào dưới đây là tập tính bẩm sinh ở động vật? A. Trâu bò về chuồng khi nghe tiếng kẻng. B. Sáo học nói tiếng người. C. Ve sầu kêu vào ngày hè oi ả. D. Khỉ đi xe đạp. Câu 12. Phát triển ở sinh vật là: A. Quá trình tăng kích thước cơ thể do tăng số lượng tế bào. B. Quá trình biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan và hình thành chức năng mới ở các giai đoạn.. C. Những biến đổi của cơ thể sinh vật bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào. D. Những biến đổi của cơ thể làm cho sinh vật lớn lên. Câu 13. Quá trình nào sau đây là quá trình sinh trưởng của thực vật? A. Cơ thể thực vật tăng kích thước. B. Cơ thể thực vật tạo hạt. 1
  2. C. Cơ thể thực vật ra hoa. D. Cơ thể thực vật rụng lá. Câu 14. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản: A. Cần 2 cá thể. B. Không có sự kết hợp yếu tố đực và yếu tố cái. C. Chỉ cần yếu tố đực. D. Có sự kết hợp yếu tố đực và yếu tố cái. Câu 15. Ưu điểm của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính là: A. Sinh sản hữu tính có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái, tạo ra cá thể mới đa dạng, không có khả năng thích nghi với môi trường sống thay đổi. B. Sinh sản hữu tính không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái, tạo ra cá thể mới đa dạng, thích nghi kém với sự thay đổi của môi trường sống. C. Sinh sản hữu tính không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái, tạo ra cá thể mới đa dạng, có khả năng thích nghi với môi trường sống thay đổi. D. Sinh sản hữu tính có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái, tạo ra cá thể mới đa dạng, có khả năng thích nghi với môi trường sống thay đổi. Câu 16. Yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật là: A. Ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ, độ tuổi.. B. Di truyền, độ ẩm, nhiệt độ, độ tuổi. C. Di truyền, độ ẩm, độ tuổi, nhiệt độ. D. Ánh sáng, nước, nhiệt độ, chất dinh dưỡng. II. TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu 17 (0,5 điểm). Xác định các cực của thanh nam châm và vẽ đường sức từ quanh nam châm thẳng trong hình vẽ sau: Câu 18 (1,5 điểm). Kể tên các bộ phận của hoa đơn tính và hoa lưỡng tính, bộ phận nào giúp phân biệt hai loại hoa đó? Thế nào là thụ phấn, thụ tinh? Câu 19 (1,0 điểm). Nêu khái niệm và vai trò của cảm ứng đối với sinh vật? Hãy kể tên 3 hiện tượng cảm ứng ở thực vật mà em biết? Câu 20 (1,0 điểm). Điền kiến thức phù hợp vào bảng sau: Tên cây Mô tả sự sinh trưởng Mô tả sự phát triển 1. .............. 2. .............. 3. .............. 4. .............. Câu 21 (1,0 điểm). Vận dụng kiến thức về ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật, em hãy để xuất các biện pháp canh tác giúp cây trổng sinh trưởng tốt, cho năng suất cao theo mẫu sau: Yếu tố bên ngoài Biện pháp canh tác Nhiệt độ Ánh sáng Chất dinh dưỡng Nước Câu 22 (1,0 điểm). Kể tên các chất dinh dưỡng và tỉ lệ phần trăm tương ứng của chúng trong một chế độ dinh dưỡng hợp lí. Từ đó, em hãy xây dựng một bữa cơm của gia đình em đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí? 2
  3. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ I. TRẮC NGHIỆM: 4,0 điểm Mỗi câu đúng 0,25 điểm Câu 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. Đáp án D D D C D B A D Câu 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. Đáp án A B C B A B A D II. TỰ LUẬN: 6,0 điểm Câu Nội dung Điểm 17 Con đường thu nhận và tiêu hoá thức ăn trong ổng tiêu hoá ở người gồm ba giai đoạn: Giai đoạn 1: Thức ăn vào miệng và bắt đầu biến đồi trong 0,25 điểm ống tiêu hoá. Giai đoạn 2: Thức ăn được biến đổi trở thành các chất đơn 0,5 điểm giản dọc theo ống tiêu hoá (hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già) và được hấp thụ chủ yếu ở ruột non. Giai đoạn 3: Các chất cặn bã được thải ra ngoài dưới dạng 0,25 điểm phân qua hậu môn. 18 Chúng ta nên ăn đa dạng các loại thức ăn mà không nên chỉ ăn một loại thức ăn dù loại thức ăn đó rất bổ dưỡng vì: - Mỗi loại thức ăn chỉ chứa một số loại chất dinh dưỡng nhất định. 0,25 điểm - Cơ thể cần đầy đủ các loại chất dinh dưỡng để có thể sinh trưởng và phát triển bình thường. 0,25 điểm → Nếu chỉ ăn một loại thức ăn thì cơ thể sẽ có nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng dẫn đến cơ thể sẽ không thể sinh trưởng và phát triển bình thường, thậm chí có thể mắc bệnh tật. 0,5 điểm 19 - Cảm ứng là phản ứng của sinh vật đối với các kích thích đến từ môi trường. 0,5 điểm -Ví dụ: Con người nổi da gà khi trời lạnh, gà chạy đến khi nghe người gọi cho ăn, chó sủa khi gặp người lạ,cây hoa 0,5 điểm quỳnh nở hoa vào ban đêm,... 20 Nhiều loài thực vật không ngừng dài ra và to lên là do chúng 0,5 điểm có mô phân sinh. Mô phân sinh là nhóm tế bào chưa phân hoá nên duy trì được khả năng phân chia liên tục trong suốt đời sống của chúng (ngoại trừ thời kì nghỉ hoặc ngủ) 0,5 điểm 21 Để củ khoai tây sau khi thu hoạch không bị có màu xanh và không mọc mầm, nên: 0,5 điểm - Để khoai ở nơi khô thoáng, tránh ẩm ướt 0,25 điểm 3
  4. - Không để ánh sáng chiếu vào 0,25 điểm - Không nên để khoai trực tiếp trên nền đất. 22 Ví dụ: Khi chạy (hoặc lao động nặng), hệ vận động làm việc với cường độ lớn, khi đó các hệ cơ quan khác cũng tăng 0,5 điểm cường hoạt động để cung cấp đủ năng lượng và làm mát cơ thể, cụ thể: - Tim đập nhanh, nhịp tim tăng, nhịp thở nhanh và sâu, 0,25 điểm - Mồ hôi tiết nhiều, dạ dày và ruột co bóp nhiều 0,25 điểm 4