Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông (Tiết 2) - Trường THCS Lê Quý Đôn
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông (Tiết 2) - Trường THCS Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_lop_6_bai_14_thuc_hien_trat_tu_an.doc
Nội dung text: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông (Tiết 2) - Trường THCS Lê Quý Đôn
- 1 / 4 Trường THCS Lê Quý Đôn Ngày soạn : 1/02/2012 Tuần 25 - Tiết 25 Bài 14 THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ( Tiết 2) I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức : ➢ Nêu được nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông. ➢ Nêu được những quy định của pháp luật đối với người đi bộ, đi xe đạp, quy định đối với trẻ em. ➢ Nhận biết được tín hiệu đèn giao thông và một số biển báo thông dụng trên đường. ➢ Hiểu được ý nghĩa của việc thực hiện trật tự, an toàn giao thông. 2.Về kĩ năng : ➢ Phân biệt được hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông. ➢ Biết thực hiện đúng quy định về trật tự, an toàn giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện tốt. 3.Về thái độ : ➢ Tôn trọng những quy định về trật tự an toàn giao thông. ➢ Đồng tình, ủng hộ các hành vi thực hiện đúng và phê phán những hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông. II . CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI ➢ Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về trật tự, an toàn giao thông. ➢ Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi thực hiện đúng và chưa đúng pháp luật về giao thông. ➢ Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề trong các tình huống liên quan đến an toàn giao thông. III . CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : 1. Chuẩn bị của GV: Chuẩn bị giáo án, bài giảng điện tử. 2. Chuẩn bị của HS: Xem phần thông tin, sự kiện bài 14; trả lời câu hỏi phần gợi ý; ôn bài 13. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1.Ổn định : 2.Kiểm tra bài cũ: 1.Công dân là gì? Công dân là người dân của một nước, mang quốc tịch nước đó. (SGK) 2.Căn cứ để xác định công dân của một nước? Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân đó. (SGK) 3.Thế nào là công dân nước CHXHCN Việt Nam? Công dân nước CHXHCN Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. (SGK) 4.Mối quan hệ giữa công dân và Nhà nước? Công dân Việt Nam có quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước CHXHCN Việt Nam ; được Nhà nước CHXHCN Việt Nam bảo vệ và bảo đảm việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. (SGK) 5.Nêu một số quyền, nghĩa vụ công dân, các quyền và bổn phận củ trẻ em mà em biết. -Một số quyền công dân: quyền học tập, quyền nghiên cứu khoa học – kĩ thuật, quyền hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe, quyền tự do đi lại cư trú, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. . .
- 2 / 4 -Một số nghĩa vụ đối với nhà nước: nghĩa vụ học tập, nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc, làm nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tôn trọng bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng, nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật, nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích. -Các quyền của trẻ em: +Quyền sống còn: quyền cố hữu được sống, đăng ký khai sinh sau khi sinh . . . +Quyền được bảo vệ: bảo vệ sức khỏe, bảo vệ phẩm giá, +Quyền phát triển: được học hành, tham gia các hoạt động xã hội . . . +Quyền tham gia: trẻ em có quyền tự do bày tỏ ý kiến . . . -Bổn phận của trẻ em: +Trẻ em hiểu sự quan tâm, biết ơn cha mẹ, thầy giáo, cô giáo, những người đã chăm sóc, dạy dỗ, giúp đỡ mình. +Đền đáp lại công ơn đó bằng cách thực hiện tốt bổn phận của mình: cố gắng học tập , nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành công dân có ích cho đất nước; thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ công dân. 6.Theo em, học sinh cần rèn luyện những gì để trở thành công dân có ích cho đất nước. - Rèn luyện trong học tập, trau dồi, nắm chắc kiến thức. - Rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành người học sinh ngoan. 3.Bài mới: Hoạt động GV - HS Nội dung Hoạt động 1: Ôn kiến thức tiết 1 I.Tìm hiểu chung: Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng tư duy II.Nội dung bài học: phê phán, đánh giá những hành vi thực hiện đúng và chưa đúng pháp luật về giao thông. Cách tiến hành: ➢ GV hệ thống lại thông qua các câu hỏi: 1.Hệ thống báo hiệu giao thông gồm 1.Hệ thống báo hiệu giao thông gồm những gì? những gì? -Hiệu lệnh của người điều khiển. -Tín hiệu đèn giao thông, biển báo, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, hàng rào chắn.(SGK) 2.Các loại biển báo thông dụng? 2.Các loại biển báo thông dụng: -Biển báo cấm: hình tròn, nền màu trắng có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều cấm. -Biển báo nguy hiểm: hình tam giác đều, nền màu vàng có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều nguy hiểm cần đề phòng. -Biển hiệu lệnh: hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng nhằm báo điều phải thi hành.(SGK) 3.Một số quy định về đi đường? 3.Một số quy định về đi đường: a.Người đi bộ: -Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường. Trường hợp không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường. -Nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường thì người đi bộ phải tuân thủ đúng. b.Người đi xe đạp: Người đi xe đạp không đi xe dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng; không đi vào phần đường dành cho người đi bộ hoạc
- 3 / 4 phương tiện khác; không sử xe kéo; đẩy xe khác; không mang vác và chở vật cồng kềnh; không buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh. c.Trẻ em dưới 16 tuổi không được lái xe gắn máy, đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được lái xe có dung tích xi lanh dưới 50cm3. d.Quy định về an toàn đườg sắt: -Không thả trâu, bò, gia súc hoạc chơi đùa trên đường sắt. -Không thò đầu, chân tay ra ngoài khi tàu đang chạy. -Không ném đất đá và các vật gây nguy hiểm lên tàu và từ trên tàu xuống.(SGK) 4.Những kiểu đèn tín hiệu giao 4. thông? Ý nghĩa của đèn tín hiệu giao Có các kiểu đèn sau: thông? -Đèn đỏ; -Đèn vàng; -Đèn xanh. Ý nghĩa của đèn giao thông: -Đèn đỏ là cấm đi. -Đèn vàng là báo hiệu sự thay đổi tín hiệu. Khi đèn vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp. -Đèn xanh: được phép đi. -Tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng cần chú ý. 5.Ý nghĩa của các loại biển báo 101, 5. 102, 110a, 222, 227, 231, 301b, 304, -Biển báo 101 là biển báo đặc biệt - đường cấm. 305 (SGK trang 36,37)? -Biển báo 102:biển báo đặc biệt– cấm đi ngược chiều. -Biển báo 110a: cấm xe đạp -Biển báo 222: đường trơn -Biển báo 227:công trường -Biển báo 231: thú rừng vượt qua đường. -Biển báo 301b: các loại xe chỉ được rẻ phải. -Biển báo 304: đường dành cho xe thô sơ. -Biển báo 305: đường dành cho người đi bộ. 6.Ý nghĩa của việc thực hiện trật tự 6. an toàn giao thông? -Bảo đảm an toàn giao thông cho mình và cho mọi người, tránh tai Kết luận: nạn đáng tiết xảy ra, gây hậu quả đau lòng cho bản thân và mọi người. -Bảo đảm cho giao thông được thông suốt, tránh ùn tắc, gây khó khăn trong giao thông, ảnh hưởng đến mọi hoạt động của xã hội. III. Luyện tập: Hoạt động 2: Làm bài tập theo a/ nhóm -Chăn, dắt thả trâu bò trên đường sắt:vi phạm quy định về an toàn ➢ Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng đường sắt. đưa ra quyết định và giải quyết vấn -Đi xe đạp hàng ba dàn hàng ngang vi phạm quy định về đi đường đề trong các tình huống liên quan đến của người đi xe đạp. an toàn giao thông. b/ Cách tiến hành: -Biển báo 305, 423b: cho phép người đi bộ được đi. ➢ GV cho HS bốc thăm làm bài -Biển báo 304: cho phép người đi xe đạp được đi. tập a,b,c theo nhóm c/ - HS làm bài tập theo nhóm. -Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và - Đại diện các nhóm trình bày. khu đông dân cư từ 22 giờ đền 5 giờ chỉ được báo hiệu bằng đèn. - GV nhận xét. -Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía Kết luận:
- 4 / 4 trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải. -Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt -Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải: +Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẻ trái. +Khi xe điện đang chạy giữa đường. +Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được. -Cấm vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây: +Không đảm bảo các điều kiện quy định tại khoản 2 điều này. +Trên cầu có một làn xe. +Dưới gầm cầu vượt, đường vòng, đầu dốc và các vị trí khác có tầm nhìn hạn chế. +Nơi đường giao nhau, đường bộ giao cắt đường sắt. +Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt. +Nơi đường giao nhau, đường bộ giao cắt đường sắt. +Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt. +Nơi đường giao nhau, đường bộ giao cắt đường sắt. +Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt. +Xe ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ. 4. Củng cố bài: - Thực hành 15 tình huống về ATGT (Từ Slide 30 đến Slide 34). 5. Hướng dẫn về nhà: (Slide 35) - Ôn lại bài 14. - Làm các bài tập trong SGK. - Đọc trước bài 15. V. Rút kinh nghiệm Duyệt